Quản lý rừng cộng đồng tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá lâm nghiệp cộng đồng tại tỉnh sơn la và các hoạt động chủ yếu trong quản lý rừng cộng đồng tại bản lằn, xã mường do, huyện phù yên, tỉnh sơn la​ (Trang 65 - 81)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.2. Quản lý rừng cộng đồng tỉnh Sơn La

4.1.2.1 Quy hoạch phát triển lâm nghiệp tỉnh Sơn La

Trong những năm qua được sự đầu tư của Chính phủ, tỉnh Sơn La đã xây dựng nhiều Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng và đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần vào bảo vệ diện tích rừng hiện có, khoanh nuôi phục hồi rừng và trồng được hàng vạn ha rừng mới, tăng độ che của rừng từ 25,2% năm 2000 lên 45% năm 2010.

Thực hiện Chỉ thị số 38/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng, kết quả là cơ cấu các loại rừng đã thay đổi cơ bản: Vấn đề đặt ra là cơ cấu 3 loại rừng thay đổi thì nhiệm vụ, kế hoạch sản xuất cũng phải điều chỉnh cho phù hợp. Chính vì vậy tỉnh Sơn La rà soát, qui hoạch lại 3 loại rừng tiến hành lập quy hoạch và kế hoạch phát triển rừng giai đoạn 2007-2015 và định hướng đến năm 2020 .

Bảng : Diễn biến rừng và độ che phủ rừng giai đoạn (1995 -2006)

Đơn vị tính: Ha

TT Hạng mục Năm 1995 Năm 2006 Tăng (+),

giảm (-) Tổng đất lâm nghiệp 1.115.987 934.039 -181.948 1. Đất có rừng 220.136 594.435 + 374.299 - Rừng tự nhiên 201.310 563.890 + 362.580 - Rừng trồng 18.826 30.545 + 11.719 2. Đất chưa có rừng 895.851 339.604 - 556.247 3 Tỷ lệ che phủ của rừng (%) 15,7 42,08 + 26,3

4.1.2.2. Giao đất, giao rừng cho các chủ quản lý

Từ năm 2001 đến 2006 đã thực hiện giao đất lâm nghiệp, giao rừng trên địa bàn toàn tỉnh 198/201 xã, phường, thị trấn của 11 huyện, thị (trừ 3 thị trấn: Thuận Châu, Yên Châu, Phù Yên).

Tổng diện tích và đất qui hoạch lâm nghiệp đã giao là: 917.772,28 ha. Trong đó: + Đất có rừng tự nhiên: 578.712,54 ha

+ Rừng trồng: 22.629,52 ha

+ Đất chưa có rừng: 316.440,75 ha a. Phân theo 3 loại rừng:

+ Rừng và đất rừng đặc dụng: 63.789,51 ha + Rừng và đất rừng phòng hộ: 797.792,54 ha + Rừng và đất rừng sản xuất: 56.191,12 ha

b. Tổng diện tích rừng và đất rừng đã giao không thu tiền quyền sử dụng đất: 795.212,2 ha

c. Tổng diện tích rừng và đất rừng đã giao có thu tiền quyền sử dụng đất: Không có

d. Tổng số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp:

+ Giao cho hộ gia đình, cá nhân: 54.755 giấy CNQSD đất cho 84.755 hộ; diện tích 158.194,96 ha

+ Giao cho nhóm hộ: 34.819 giấy CNQSD đất cho 5.008 nhóm hộ, diện tích giao 67.516,47 ha

+ Giao cho tổ chức: 2.402 giấy CNQSD đất cho 2.001 tổ chức; diện tích giao 187.198,21 ha

+ Giao cho cộng đồng bản: 2.402 giấy CNQSD đất cho 2.402 bản; diện tích giao 442.713,94 ha

e. Đã hoàn thành thủ tục giao đất, nhưng chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

+ Số đơn vị: 20 tổ chức + Diện tích: 122.560,08 ha

Từ năm 2001 đến năm 2006 đã thực hiện giao rừng và đất lâm nghiệp là 917.772,28 ha cho các thành phần kinh tế trong đó đất có rừng tự nhiên là 578.712,54 ha; rừng trồng 22.629,52 ha; đất chưa có rừng 316.440,75 ha. Đã cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho 94.345 đối tương, trên tổng diện tích: 812.906 ha trong đó giao cho cá nhân hộ gia đình: 54.692 hộ với diện tích 157.736 ha chiếm tỷ trọng 19,5%; nhóm hộ: 5.009 nhóm, diện tích 68.652 ha chiếm tỷ trọng 8,5%; các tổ chức 2.018 đơn vị với diện tích 137.337 ha chiếm tỷ trọng 17%; 2.407 cộng đồng bản với diện tích 449.070 ha chiếm tỷ trọng 55%

Tuy đã cơ bản hoàn thành giao đất, giao rừng, song diện tích đã giao chưa cân đối giữa các thành phần kinh tế, tỷ trọng giao cho cộng đồng bản chiếm tỷ trọng lớn 55% trong khi các tổ chức kinh tế là hạt nhân, động lực quan trọng trong công tác bảo vệ và phát triển rừng mới chiếm tỷ trọng thấp 17%, đặc biệt là các lâm trường Quốc doanh và các Ban quản lý rừng phòng hộ. Như vậy công tác giao đất, giao rừng cần thiết phải rà soát, điều chỉnh lại trong thời gian tới nhằm quản lý, sử dụng có hiệu quả diện tích rừng đã giao.

4.2.2.2. Thực trạng quản lý rừng cộng đồng tại tỉnh Sơn La

1) Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rừng cộng đồng

Bằng điều tra phỏng vấn các đối tượng trực tiếp và gián tiếp tham gia quản lý bảo vệ rừng cộng đồng bao gồm.

- Phỏng vấn cán bộ huyện. - Phỏng vấn cán bộ xã và bản. - Phỏng vấn người dân.

Đề tài chia thành 4 nhóm yếu tố chủ yếu có ảnh hưởng đến công tác bảo vệ rừng cộng đồng đó là: Yếu tố Tự nhiên;Yếu tố Kinh tế - xã hội; Nhóm yếu tố Phong tục tập quán và nhóm yếu tố có ảnh hưởng khác

Bảng 4.1: Các yếu tố ảnh hưởng công tác quản lý rừng cộng đồng

Yếu tố Yếu tố thuận lợi Yếu tố hạn chế

Tự nhiên 43,7 56,3

Kinh tế - xã hội 51,3 48,7

Phong tục tập quán 82,3 17,7

Nhận xét, thảo luận

Kết quả từ bảng 4.1 chỉ ra rằng các yếu tố phong tục, tập quán là yếu tố nhiều thuận lợi nhất đối công tác quản lý bảo vệ rừng cộng đồng bởi vì mỗi dân tộc, cộng đồng đều có phong tục tập quán khác nhau trong đời sống sinh hoạt và kỹ thuật canh tác, sản xuất. Do vậy việc quản lý bảo vệ rừng cộng đồng dựa vào phong tục tập quán của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng đã có truyền thống từ rất lâu đời và có những khu rừng được truyền từ đời nay sang đời khác nên rừng được quản lý bảo vệ tốt hơn và nó cũng hoàn toàn phù hợp với thực tế hiện nay; yếu tố tự nhiên là yếu tố có nhiều bất lợi nhất với cộng đồng với công tác quản lý và bảo vệ rừng; Hiện nay hầu hết các khu rừng giao cho cộng đồng ở vùng sâu, vùng xã xôi hẻo lánh, việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn, nên yếu tố tự nhiên chủ yếu có ảnh hưởng bất lợi đến công tác quản lý bảo vệ phát triển rừng cộng đồng.

Về mặt knh tế xã hội Sơn La có nguồn nhân lực rồi rào nhưng trình độ lao động còn thấp, trong đó lực lựơng lao động trong lĩnh vực Nông, lâm nghiệp hầu như chưa qua đào tạo là một bất lợi đến phát triển nghề rừng.

Sơn La có 12 dân tộc sinh sống. Cuộc sống của họ gắn liền với nghề rừng vì thế họ đã tích lũy được những kinh nghiệm quý báu trong quá trình quản lý, bảo vệ rừng (...phân tích bảng ,,,,mục) Nhiều phong tục giữ rừng, bảo vệ rừng đã được duy trì từ đời nay qua đời khác và trở thành yếu tố tâm ninh, văn hóa gắn liền với đồng bào các dân tộc nơi đây (Rừng ma, rừng thiêng, rừng đầu nguồn nước)

Kết quả tính với nhận xét rút ra từ bảng 4.1 có nghĩa là yếu tố phong tục, tập quán là yếu tố có nhiều thuận lợi nhất đối với công tác quản lý bảo vệ rừng cộng đồng (vì có tổng hạng lượng cao nhất) . Tuy nhiên kết quả bản 02 cho thấy giá trị sig>0.005, điều đó có nghĩa là sự khác nhau chưa ró ràng giữa các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bảo vệ rừng. Điều này có thể dẫn đến một cách hiểu trái ngược nhau đối với nhận xét ở bảng 5.1 nhưng thực tế có sự khác nhau đó là do khoảng cách chênh lệch về mặt số liệu giữa các yếu tố điều tra không lớn nên khi đưa vào toán thống kê không thể hiện được sự sai khác. Tóm lại các yếu tố này trên thực tế đan xen nhau và ảnh hưởng tổng hợp đến công tác quản lý bảo vệ rừng cộng đồng.

Nhìn chung bên cạnh mặt thuận lợi Sơn La còn có nhiều yếu tố bất lợi ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý bảo vệ rừng. Là một tỉnh còn nghèo đời sống kinh tế của người dân dựa vào rừng còn gặp nhiều khó khăn. Để quản lý bảo vệ và phát triển rừng có hiệu quả cần thiết phải xóa bỏ các rào cản, khắc phục từng bước các khó khăn, nâng dần mức sống cho người dân, đó là cách tốt nhất để phát triển rừng bền vững.

Từ kết quả ở trên rút ra một số nhận xét sau:

Ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác quản lý, bảo vệ rừng cộng đồng không phải là những ảnh hưởng riêng lẻ mà nó ảnh hưởng một cách tổng hợp. Tùy từng điều kiện cụ thể mà yếu tố này hay yếu tố khác trở lên có lợi thế hơn.

2) Mối quan tâm của các bên liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng cộng đồng.

Thông qua điều tra phỏng vấn các đối tượng điều ta trực tiếp và gián tiếp đến công tác quản lý, bảo vệ rừng cộng đồng nhằm đánh giá mối quan tâm của các bên liên quan trong công tác bảo vệ rừng, kết quả trình bày ở bảng 4.2 và 4.3

Bảng 4.2. Mối quan tâm của các bên liên quan đến công tác quản lý rừng.

Các bên liên quan Rất quan

tâm Quan tâm vừa phải Ít quan tâm Không quan tâm

Người dân trong cộng đồng 72,7 23,2 4,1 0,0

Tổ Bảo vệ rừng 91,3 7,6 2,1 0,0 Các tổ chức đoàn thể 32,7 67,1 1,2 0,0 Lãnh đạo thôn bản 87,7 12,3 0,0 0,0 Chính quyền xã 86,3 13,7 0,0 0,0 Hạt kiểmlâm 68,2 31,8 0,0 0,0 Chủ rừng trên địa bàn 62,3 27,6 8,1 2,0 Cộng đồng thôn bản khác 9,3 67,7 17,0 6,0

Người khai thác, buôn bán lâm sản 7,3 39,7 33,0 20,0

Nhận xét và thảo luận.

Kết quả ở bảng 4.2 cho thấy, tổ bảo vệ rừng, lãnh đạo xã thôn là đối tượng thường xuyên quan tâm đến công tác bảo vệ rừng, tiếp đến là người dân trong cộng đồng có rừng; Ít quan tâm đến công tác quản lý bảo vệ rừng là những người buôn bán và khai thác lâm sản; Bảng 4.2 chỉ thấy rằng người dân trong cộng đồng nhận thấy trách nhiệm bảo vệ rừng cộng đồng. Tuy nhiên họ vẫn cho rằng trách nhiệm bảo vệ rừng cộng đồng là trách nhiệm của chính quyền và tổ bảo vệ rừng được họ bầu ra. Điều này thể hiện rõ hơn ở bảng 4.2 khi có đến 91,2% người dân trong thôn được hỏi cho rằng họ muốn cung cấp thông tin liên quan đến công tác bảo vệ rừng hơn là trực tiếp tham gia vào các tổ bảo vệ rừng. Nguyên nhân cơ bản là công tác bảo vệ rừng là một công việc phức tạp, mệt nhọc ( địa hình khó khăn cho đi lại, diện tích cần bảo vệ lớn). tiền chi trả cho công tác quản lý bảo vệ rừng quá thấp 20.000 - 30.000/ngày/ công và khó khăn hơn cả khi xảy ra sung đột, va trạm với nhừng người trong cùng cộng đồng khi làm nhiệm vụ bảo vệ rừng.

3) Nguyện vọng tham gia quản lý rừng cộng đồng của cộng đồng dân cư thôn

Bảng 4.3. Nguyện vọng tham gia quản lý bảo vệ rừng cộng đồng của cộng đồng dân cư thôn

Nguyện vọng tham gia quản lý bảo vệ rừng Không

Tham gia QLBVR cùng cộng đồng thôn/bản 83,2 16,8

Tham gia vào các tổ bảo vệ rừng 47,3 52,7

Cung cấp thông tin 91,2 8,8

Tự nhận khoán BVR 12,3 87,7

Kết quả cho thấy chưa thực sự có khác biệt lớn về mối quan tâm đến tài nguyên rừng của các dối tượng khác nhau. Những kết quả đó rút ra một số nhận xét sau:

Mối quan tâm đến công tác bảo vệ tài nguyên rừng của các đối tượng khác nhau chưa có khác biệt rõ rệt.

Tổ bảo vệ rừng và lãnh đạo địa phương có xu hướng thể hiện mối quan tâm đến công tác bảo vệ rừng ở địa phương mình nhiều hơn so với các đối tượng khác.

Người dân trong cộng đồng chưa thực sự tha thiết đến công tác bảo vệ rừng ở địa phương mình chưa có động lực hoặc động lực chưa mạnh đẻ lôi kéo người dân tham gia cùng với chính quyền và lực lượng bảo vệ rừng vào công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn.

4.2.2.3. Mức độ quan trọng của tài nguyên rừng đối với cộng đồng.

Kết quả đánh giá mức độ quan trọng của tài nguyên rừng đối với cộng đồng được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4: Mức độ quan trọng của tài nguyên rừng đối với cộng đồng

Sản phẩm Quan trọng Không quan trọng

Lúa nương 76,2 23,8

Chăn nuôi trâu, bò, dê 62,7 27,3

Cây trồng khác trên nương 47,2 52,8

Gỗ, tre nứa, động vật rừng 68,9 31,1

Củi đun và sản phẩm khác 78,2 21,8

Các nguồn thu khác 23,7 76,3

Kết quả cho thấy chưa có cơ sở chắc chắn để khẳng định sự sai khác đáng kể giữa các nguồn thu nhập của hộ gia đình. Tuy nhiên kết quả xếp hạng cũng cho một cái nhìn khái quát về thứ hạng của các nguồn thu nhập trong kinh tế hộ, thứ hạng này hoàn toàn phù hợp những con số được trình bày ở bảng 4.4

Các nguồn thu Từ Lâm nghiệp

Từ Nông

nghiệp Chăn nuôi Nguồn khác Tổng

Đơn vi: Triệu

đồng/hộ/năm 2,5 3,8 6,0 3,3 15,6

24% 21% 16% 39% tu lam nghiep nong nghiep chan nuoi mguon khac Nhận xét và thảo luận

Kết quả ở bảng 4.4 chỉ ra rằng, chăn nuôi gia súc là quan trọng nhất đối với của hộ gia đình. Củi đun và các sản phẩm khác từ rừng đứng ở vị trí thứ hai và thứ 3 là gỗ, tre nứa và động vật rừng. Kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp với những con số cho ở bảng 4.4. Rõ ràng rằng, chăn nuôi chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong cơ cấu thu nhập của hộ gia đình, trong khi đó thu nhập từ lâm nghiệp là chiếm tỷ trọng thấp nhất. Thu nhập từ rừng chưa phải là nguồn thu chính của các hộ gia đình. Bảng 4.4 cũng cho thấy củi đun được người dân coi trọng hơn là gỗ, tre nứa và động vật rừng. Củi và các sản phẩm khác( rau rừng, cây thuốc...) là sản phẩm chủ yếu mà họ có thể có được để phục vụ các nhu cầu trong sinh hoạt của gia đình và đây cũng là các sản phẩm họ có thể lấy ra khỏi rừng một cách dễ ràng mà họ không hề có cản trở nào từ phía lực lượng bảo vệ rừng. Quay trở lại với mục 4.2.2.3. sẽ cho một khẳng định chắc chắn về sự mẫu thuẫn trong việc phân chia lợi ích giữa các bên liên quan. Việc hưởng lợi các nguồn tài nguyên trong rừng cộng đồng đang có bất cập khiến cho người dân được giao rừng cộng đồng chưa mấy mặn mà với công tác quản lý và bảo vệ rừng ( như đã khẳng định ở mục 4.2.2.3)

So sánh ở bảng 4.4 có thể thấy, xét về mặt tư tưởng thì người dân cho rằng các nguồn tài nguyên rừng có vai trò quan trọng đối với hộ gia đình hơn là lúa nương và cây trồng khác trên nương (bảng 4.4) Tư tưởng ấy là yếu tố thuận lợi có tính chất đòn bẩy để nâng cao nhận thức của người dân trong cộng đồng về tầm quan trọng của rừng cũng như lôi kéo họ tham gia một cách chủ động, tích cực hơn

vào công tác quản lý bảo vệ rừng cộng đồng. Tuy nhiên về mặt thực tế thì các nguồn tài nguyên rừng mà người dân trong cộng đồng được hưởng thường thấp hơn so những gì họ mong đợi (bảng 4.4) . Chính vì thế việc nâng cao giá trị Kinh tế, xã hội, môi trường của các khu rừng cộng đồng làm cho rừng thực sự trở thành nguồn sinh kế chủ yếu của người dân vừa mang tính kỹ thuật vừa mang tính xã hội.

Từ những đánh giá đó rút ra một số nhận xét sau:

Xét về mặt nhận thức: tài nguyên rừng thực sự là vấn đề được người dân trong cộng đồng quan tâm, mong đợi và là nguồn thu nhập quan trọng trong đời sống của họ.

Xét về mặt kinh tế: Tài nguyên rừng chưa trở thành nguồn thu chính trong cơ cấu kinh tế hộ gia đình. Chính vì thế các hoạt động liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng cộng đồng chưa phải là hoạt động kinh tế chính của hộ gia đình.

Như vậy một trong vấn đề có tính quyết định đó là làm cho các hoạt động quản lý, bảo vệ rừng trở thành hoạt động kinh tế chính của người dân trong các cộng đồng ấy. Đó là con đường tốt nhất trong công tác quản lý bảo vệ rừng cộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá lâm nghiệp cộng đồng tại tỉnh sơn la và các hoạt động chủ yếu trong quản lý rừng cộng đồng tại bản lằn, xã mường do, huyện phù yên, tỉnh sơn la​ (Trang 65 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)