Chương 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tê-xã hội tỉnh Sơn La
3.1.1. Vị trí địa lý, gianh giới
Sơn La là tỉnh thuộc miền núi vùng Tây Bắc Việt Nam, có toạ độ địa lý:
Từ 20o39' đến 20002’vĩ độ Bắc.
Từ 103o11' đến 105o02' kinh độ Đông
- Ranh giới hành chính
+ Phía Bắc giáp các tỉnh Lào Cai, Yên Bái. + Phía Đông giáp tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình. + Phía Tây giáp tỉnh Lai Châu.
+ Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nước CHĐCND Lào.
Sơn La có diện tích tự nhiên 1.412.500 ha, chiếm 4,27% diện tích của cả nước, là tỉnh đứng thứ 3 về quy mô, trong số 64 tỉnh, thành toàn quốc. Toàn tỉnh có 11 đơn vị hành chính là:
Sơn La là cầu nối Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với vùng Tây Bắc. Sơn La có đường biên giới Việt - Lào dài 250 km, đã tạo cho tỉnh những điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - văn hoá- xã hội với các tỉnh trong vùng và giao lưu quốc tế. Rừng Sơn La có ý nghĩa quan trọng với vai trò phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ môi trường sinh thái cũng như với chiến lược củng cố quốc phòng an ninh, bảo vệ chủ quyền biên giới.
3.1.2. Điều kiện tự nhiên
a) Địa hình địa thế
Địa hình của tỉnh chia cắt phức tạp, núi đá cao xen lẫn đồi, thung lũng. lòng chảo, bồn địa và cao nguyên. Độ cao tuyệt đối trung bình từ 600 - 1.000 m với 3 hệ thống núi chính chạy song song theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Độ dốc bình quân trên 250.
Do đặc điểm kiến tạo địa chất với các đứt gãy điển hình như đứt gãy sông Đà, Nậm Pìa đã tạo cho Sơn La nhiều dạng địa hình: Vùng núi, có địa thế hiểm trở, nhiều đỉnh núi cao xen kẽ các hẻm sâu, mức độ chia cắt sâu và mạnh.
Vùng giữa Sông Đà và Sông Mã hình thành nên 2 cao nguyên lớn là cao nguyên Mộc Châu độ cao từ 800 - 1.000m, diện tích khoảng 2 vạn ha và cao nguyên Sơn La - Nà Sản nằm ở dộ cao 600 - 800m, diện tích khoảng 1,5 vạn ha. Nằm xen kẽ giữa các cao nguyên là vùng lòng chảo, thung lũng với những cánh đồng lúa nước lớn, vừa và nhỏ có quy mô từ 300 - 1000 ha do phù sa các con sông, suối bồi đắp tạo thành.
b) Khí hậu
Sơn La chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, hàng năm có 2 mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh và khô, từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9.
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm là 200C - 220C, tối cao trung bình 270C và tối thấp trung bình 16,70C, thấp nhất tuyệt đối vào các tháng 12, tháng 1 (0
- 50C). Tổng tích ôn hàng năm trung bình là 7.5500C. Tổng số giờ nắng trung bình
năm là 1.641 giờ. Trung bình số ngày nắng/tháng là 23 ngày.
- Chế độ ẩm: Tổng lượng mưa bình quân là 1.420mm với 118 ngày mưa/năm. trung bình là 150mm/tháng. Mùa mưa kéo dài 6-7 tháng (tháng 4-9), với lượng mưa chiếm 84-92% tổng lượng mưa cả năm, dễ gây ra hiện tượng xói mòn, rửa trôi, trượt lở đất, lũ ống, lũ quét…
Độ ẩm tương đối trung bình năm là 81%, cao nhất trung bình 86-87% (tháng 6,7,8), tối thấp tuyệt đối 6-10% (tháng 1,2,3). Lưọng bốc hơi trung bình năm là 800 mm/năm.
- Yếu tố cực đoan: Sương muối thường xuất hiện mỗi năm vài đợt vào các tháng 12 tháng 1 và gây ảnh hưởng tới tất cả các vùng trong tỉnh ở mức độ khác nhau.
c) Thuỷ văn
Sơn La có hệ thống sông, suối khá dầy, mật độ từ 1,2 - 1,8 km/km2, nhưng phân bố khồng đồng đều giữa các vùng, tập trung ở vùng thấp, có đến 97% diện tích tự nhiên thuộc lưu vực của 2 sông chính là Sông Đà và Sông Mã. Sông Đà chảy qua
địa phận tỉnh dài 253 km, tổng diện tích lưu vực khoảng 9.874km2, Sông Mã chảy
qua tỉnh có độ dài 93 km, diện tích lưu vực 2.800 km2. d) Thổ nhưỡng
Kết quả điều tra đánh gía đất lâm nghiệp tỉnh Sơn La cho thấy:
- Các nhóm đất chủ yếu là đất feralit đỏ vàng (F) và đất mùn Feralit trên núi (H). Các nhóm đất này chiếm 89,7% diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh.
- Đất có độ dốc cao trên 25o chiếm 86%. Độ dày tầng đất từ trung bình đến
dày, đất có tầng dày trên 100 cm, chiếm 33,5%, tầng dày 50-70cm, chiếm 36,1% và dưới 50 cm, chiếm 30,4%, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng.
3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
1) Nguồn nhân lực
- Theo tài liệu thống kê tháng 12 năm 2006, dân số tỉnh Sơn La có 1.007.511 người, trong đó khu thành thị (113.680 người, chiếm 11,3% còn 88,7% tập trung ở
khu vực nông thôn. Mật độ dân số bình quân là 71 người/km2, cao nhất là thị xã
Sơn La với >200 người/km2, thấp dưới 50 người/km2 là huyện Quỳnh Nhai, Sốp Cộp, Bắc Yên.
- Năm 2006 dân số Sơn La trong độ tuổi lao động có 541.451 người chiếm 53,7% dân số toàn tỉnh. Lao động nông lâm nghiệp chiếm gần 90%, lao động khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chế biến hơn 10%.
2) Thực trạng về kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân chung của tỉnh giai đoạn 2000 - 2005 là 11,6%, (trong đó giai đoạn 1996-2000 là: 9,05%), cao hơn mức bình quân cả nước (8,5%), trong đó năm 2006 đạt 13,25 %.
- GDP tăng lên đáng kể: Năm 2000: đạt 1.207,17 tỷ đồng, đến năm 2005 đạt: 2.112,0 tỷ đồng tăng 1,75 lần và đến năm 2006 đạt: 2.392,84 tỷ đồng .
3) Hiện trạng sử dụng đất đai
a) Hiện trạng tài nguyên rừng và sử dụng đất lâm nghiệp - Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp
Diện tích quy hoạch đất lâm nghiệp toàn tỉnh là 934.039 ha, được quy hoạch thành các loại rừng sau: Rừng đặc dụng 62.978,7 ha; rừng phòng hộ 423.992,6 ha và rừng sản xuất 447.067,6 ha. Trong đó cơ cấu diện tích rừng và đất lâm nghiệp như sau:
+ Diện tích đất lâm nghiệp có rừng 594.435,3 ha, trong đó rừng tự nhiên 563.890,3 ha, rừng trồng 30.545,0 ha
+ Diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng 339.603,5 ha, chiếm 24% diện tích tự nhiên toàn tỉnh
Bảng 3.1: Tổng hợp diện tích rừng và đất lâm nghiệp
Đơn vị tính: Ha Loại rừng Diện tích Rừng phòng hộ Rừng đặc dụng Rừng sản xuất Tổng diện tích 934.039,0 423.992,6 62.978,7 447.067,7 I. Diện tích có rừng 594.435,3 309.093,4 46.678,2 238.663,7 1. Rừng tự nhiên 563.890,3 298.827,8 46.633,2 218.429,3 2. Rừng trồng 30.545,0 10.265,6 45,0 20.234,4 II. Đất chưa có rừng 339.603,7 114.899,2 16.300,5 208.404,0
Nguồn: Kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng và Niên giám Thống kê
- Trữ lượng các loại rừng
+ Tổng trữ lượng các loại rừng tỉnh Sơn La là 12,296 triệu m3 gỗ và 183,3 triệu cây tre nứa các loại. Trong đó:
+ Trữ lượng rừng tự nhiên: 11,854 triệu m3 gỗ; tre nứa 183,3 triệu cây và rừng trồng: 0,443 triệu m3 gỗ. Chia theo 3 loại rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất):
* Trữ lượng rừng đặc dụng: 3,050 triệu m3, chiếm 24,8%, tre nứa 10,693 triệu cây;
* Rừng phòng hộ 5,949 triệu m3 (bao gồm rừng tự nhiên 5,625 triệu m3, rừng trồng 0,324 triệu m3), chiếm 50,1%, tre nứa 80,5 triệu cây;
* Rừng sản xuất 3,298 triệu m3 (bao gồm rừng tự nhiên 3,179 triệu m3 và rừng trồng 0,119 triệu m3), chiếm 26,8%, tre nứa 92,3 triệu cây.
(Nguồn:Kết quả kiểm kê tài nguyên rừng năm 2005 Bộ Nông nghiệp và PTNT)
4) Diện tích các loại rừng theo chủ quản lý
Trong tổng số diện tích đất lâm nghiệp 934.039 ha, từ năm 2001 đến năm 2006 đã thực hiện giao rừng và đất lâm nghiệp là 917.772,28 ha cho các thành phần kinh tế trong đó đất có rừng tự nhiên là 578.712,54 ha; rừng trồng 22.629,52 ha; đất chưa có rừng 316.440,75 ha. Đã cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho 94.345 đối tương, trên tổng diện tích: 812.906 ha trong đó giao cho cá nhân hộ gia đình: 54.692 hộ với diện tích 157.736 ha chiếm tỷ trọng 19,5%; nhóm hộ: 5.009 nhóm, diện tích 68.652 ha chiếm tỷ trọng 8,5%; các tổ chức 2.018 đơn vị với diện tích 137.337 ha chiếm tỷ trọng 17%; 2.407 cộng đồng bản với diện tích 449.070 ha chiếm tỷ trọng 55%.
Tuy đã cơ bản hoàn thành giao đất, giao rừng, song diện tích đã giao chưa cân đối giữa các thành phần kinh tế, tỷ trọng giao cho cộng đồng bản chiếm tỷ trọng lớn 55% trong khi các tổ chức kinh tế là hạt nhân, động lực quan trọng trong công tác bảo vệ và phát triển rừng mới chiếm tỷ trọng thấp 17%, đặc biệt là các lâm trường Quốc doanh và các Ban quản lý rừng phòng hộ. Như vậy công tác giao đất, giao rừng cần thiết phải rà soát, điều chỉnh lại trong thời gian tới nhằm quản lý, sử dụng có hiệu quả diện tích rừng đã giao.
5) Tình hình tái sinh phục hồi rừng
Theo kết quả điều tra, đánh giá tình hình tái sinh phục hồi tự nhiên trên đất trống đồi trọc (Ib, Ic) thuộc chương trình theo dõi diễn biên tài nguyên rừng của Viện Điều tra quy hoạch rừng-Bộ Nông nghiệp&PTNT năm 2005, như sau:
Nhìn chung, tình hình tái sinh phục hồi rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh diễn ra tương đối mạnh và thuận lợi. Đặc biệt trên trạng thái Ic, tái sinh diễn ra rất mạnh,
mật độ cây tái sinh mục đích bình quân đạt 2.000 cây/ha. Tổ thành cây tái sinh thường có 7 -15 loài
Đối với trạng thái Ib, tái sinh tự nhiên hạn chế hơn ở trạng thái Ic, song mật độ cây tái sinh vẫn bình quân đạt 1.200 cây/ha,
6) Tài nguyên động thực vật rừng
Tài nguyên thực vật rừng: Sơn La nằm trong vùng Tây Bắc Việt Nam, là nơi hội tụ và giao thoa của các luồng thực vật: Khu hệ thực vật bản địa Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa; hệ thực vật Ân Độ - Miến Điện; thực vật di cư Malaysia - Inđônêxia và thực vật Hymalaya.
Theo thống kê sơ bộ qua các công trình điều tra của Viện Điều tra quy hoạch rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật tại Sơn La đã xác định được trên 1.066 loài thực vật có mạch, thuộc 624 chi và trên 161 họ thực vật, trong đó có 30 loài thực vật quý hiếm trong sách Đỏ Việt Nam cần được bảo vệ, trong đó đáng chú ý một số loài: Lát hoa, Pơ mu, Bách Xanh, Thông tre, Trầm hương, Đinh hương, Đinh Thối, Nghiến, Sến mật, …
7) Tài nguyên lâm sản ngoài gỗ (LSNG)
Khí hậu của Sơn La thích hợp với nhiều loài cây LSNG như: các loài tre nứa, cây chủ nuôi thả cánh kiến, dược liệu như Sa nhân, Thiên nhiên kiện, Ngũ gia bì, Đẳng sâm, Hà thủ ô, Sơn tra, Hoài sơn... Có khoảng gần 20 loài song mây, phân bố hầu hết dưới tán rừng như: song đá, song nếp, song mật, hèo,....