Các hoạt động chủ yếu trong quản lý rừng cộng đồng tại bản Lằn, xã Mường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá lâm nghiệp cộng đồng tại tỉnh sơn la và các hoạt động chủ yếu trong quản lý rừng cộng đồng tại bản lằn, xã mường do, huyện phù yên, tỉnh sơn la​ (Trang 93)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Các hoạt động chủ yếu trong quản lý rừng cộng đồng tại bản Lằn, xã Mường

xã Mường Do, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.

Để đạt được các mục tiêu đặt ra về lý luận cũng như thực tiễn, đề tài tập trung nghiên cứu theo các nội dung sau:

4.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội bản Lằn

1) Điều kiện tự nhiên.

Bản Lằn nằm ở trung tâm xã Mương Do. Phía Bắc giáp xã Mường Lang; phía Tây giáp bản Kiềng; phía nam giáp bản Do và phia Đông giáp bàn Han.

- Địa hình, địa thế: bản Lằn có địa hình phức tạp bị chia cắt mạnh bới các dãy núi đá, khe sâu và suối.

- Khí hậu:

+ Nhiệt độ trung bình năm là 23°C, cao nhất là 34°C, thấp nhất là 5°C. + Lượng mưa trung bình năm là 1800-2200mm, chiếm 90% lượng mưa cả năm. + Độ ẩm không khí trung bình năm là 85%

+ Số giờ nắng trong năm là 2100 đến 3000 giờ.

+ Hướng gió chính là Đông Nam, Đông Bắc và Tây Nam, hàng năm thường hay có gió mùa và rét đậm

Qua số liệu về khí tượng cho thấy khí hậu ở đây không thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển cho nhiều loài cây trồng, mùa hạnh khô kéo dài rất nguy hiểm cho công tác phòng và chữa cháy rừng nói riêng và phòng chữa cháy nói chung.

Mùa mưa kéo dài đã gây nên hiện tượng xói mòn, rửa trôi tầng đất mặt làm cho đất ngày càng bị bạc màu, đặc biệt là những nơi chưa có rừng, đường giao thông bị sạt lở ảnh hưởng đến vận chuyển hàng hóa và giao lưu bị tắc nghẽn. Mùa đông xuất hiện sương mù, sương muối gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển cây trồng và hoạt động sản xuất kinh doanh của con người, là thời gian thường xuất hiện dịch bệnh.

2) Dân số, lao động và hạ tầng cơ sở bản Lằn:

- Dân số có 366 người, người Mường chiếm 100%. Số hộ có 77 và bình quân nhân khẩu hộ là 4,7.

- Có 2 km đường quốc lộ đi qua, có 4 km kênh mương, có 9 phòng học kiên cố và 4 phòng học tạm

3) Hiện trạng sử dụng đất bản Lằn . - Đất lâm nghiệp: 224ha, bao gồm: + Đất rừng tự nhiên có 208ha

+ Đất rừng trồng : 16,61ha; đang chuyển sang hỗn giao với cây rừng phục hồi - Đất phi nông nghiệp: 42,50ha

Biểu 4.9: Hiện trạng tài nguyên rừng cộng đồng bản Lằn Tiểu

khu Khoảnh Tên lô

Diện tích (ha) Trữ lượng(m3) Loại rừng Trạng thái Ha 482B 1 1/Đèo Bụt 1 16,92 124 2.098 PH-SX T. bình

3/Đồi Sủi 1 16,64 Non

4/Đồi Sủi 2 8,97 206 1.850 PH-SX T. bình

5/Đèo Bụt 2 8,97 124 1.110 PH-SX Trung bình

6/Đồi Sủi 3 16,61 PH R. trồng

7/Đồi Sủi 4 9,13 PH Non

8/Đèo Bụt 3 6,76 PH Non 9/Đồi Sủi 5 13,70 PH Đất trống 10/Đồi Sủi 6 2,41 PH Đất trống 11/Đèo Bụt 4 1,16 PH Đất trống 12/Đèo Bụt 5 7,69 PH-SX Nghèo 14/Cổng Trời 1 19,89 121 2.415 PH-SX T. bình 17/Cổng Trời 2 13,49 121 1.634 PH-SX T. bình 19/Cổng Trời 3 15,80 122 1.927 PH-SX T.bình 21/Suối Kiếng 1 2,68 118 317 PH-SX T. bình 22/Suối Kiếng 2 1,52 120 183 PH-SX T. bình 2 5/Đồi Bo 1 12,16 121 1.476 PH-SX T. bình 7/Đồi Bo 2 19,56 127 2.379 PH-SX T. bình 8/Đồi Bo 3 12,61 122 1.537 PH-SX T. bình 11/Đồi Bo 4 10,78 PH Non 4 7/Suối Kiếng 3 11,12 126 1.403 PH-SX T. bình Tổng cộng 228,57 18.329

BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG BẢN LẰN Chú thích :

- Diện tích có màu xanh nhạt nước biển : rừng không giao cho cộng đồng - Diện tích có màu vàng : diện tích đất nông nghiệp

- Diện tích có màu xanh lá cây : diện tích rừng giao cho cộng đồng

4.2.2. Lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng bản Lằn

4.2.2.1. Một số cơ sở pháp lý trong Lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn, bản

- Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp. Thông tư liên tịch số 80/2003/TTLT-BTC của Bộ NN&PTNT và Bộ Tài chính ngày 03/09/2003 về “Hướng dẫn thực hiện quyết định 178/2001/QĐ-TTg”

- Luật đất đai ngày 10/12/2003 và Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Thủ tướng về thi hành luật đất đai.

- Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004 quy định cộng đồng dân cư thôn được công nhân quyền sử dụng rừng ổn định, lâu dài, phù hợp với thời hạn giao rừng.

- Nghị định 05 của Chính phủ ngày 14/01/2008 về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng. - Quyết định số 106/2006/QĐ – BNN về việc ban hành bản hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn

- Thông tư số 38/2007/TT – BNN ngày 24/5/2007 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn.

- Thông tư số 70/2007/TT – BNN ngày 1/8/2007 về việc hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện Quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn

- Công văn số 2324/ BNN – LN ngày 21/8/2007 về hướng dẫn các chỉ tiêu kỹ thuật và thủ tục khai thác rừng cộng đồng.

- Quyết định số 434/QĐ – QLR ngày 11/4/2007 của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp ban hành bản hướng dẫn xây dựng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã và Hướng dẫn giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư thôn. - Quyết định giao rừng cho cộng đồng dân cư bản Lằn, xã Mường Do, huyện Phù Yên

- Phương án Quy hoạch bảo vệ và phát triển lâm nghiệp của xã Mường Do, huyện Phù Yên, giai đoạn 2007-2015.

4.2.2.2. Lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng bản Lằn

Lập và thực hiện kế hoạch quản lý rừng cộng đồng là một trong những hoạt động chủ yếu trong quản lý rừng cộng đồng. Lập kế hoạch là cơ sở để cộng đồng tác động vào rừng hợp lý và có kế hoạch ở tất cả các hoạt động như quản lý bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng theo hướng bền vững. Mặt khác kế hoạch quản lý rừng cộng đồng còn là tiền đề để xây dựng Quy ước bảo vệ và phát triển rừng gắn với chia sẻ lợi ích trong cộng đồng, xây dựng Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng.

Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng bao gồm các hoạt động, giải pháp và các chỉ tiêu cụ thể cho từng lô rừng theo từng năm. Để phát triển kế hoạch 5 năm của từng lô rừng, trên cơ sở so sánh cung cầu, đối với từng lô rừng, thảo luận với cộng đồng về các biện pháp kỹ thuật thích hợp để sử dụng rừng lâu dài. Trước hết là khả năng cung cấp và nhu cầu của cộng đồng trên cơ sở cân đối để tiến hành sử dụng rừng, sau đó là các biện pháp nâng cao chất lượng rừng. Các giải pháp được đưa ra đều dựa vào cộng đồng tức là kinh nghiệm, nguồn lực sẵn có, đồng thời có thể dựa vào các chính sách đầu tư cho quản lý rừng cộng đồng như trồng rừng, cung cấp cây giống để lồng ghép và lập nên kế hoạch 5 năm cho từng khu rừng.

Cộng đồng thảo luận từng nội dung của kế hoạch và đi đến thống nhất thông qua theo quy chế dân chủ. Cán bộ Lâm nghiệp, kiểm lâm địa bàn là người hỗ trợ, thúc đẩy Ban quản lý rừng cộng đồng, người dân nòng cốt của cộng đồng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch.

Hình 4.1: Cộng đồng xác định rừng cộng đồng trên bản đồ

Tiến hành lập Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng 5 năm và hàng năm. Trong đó, lập Kế hoạch khai thác và sử dụng rừng 5 năm và hàng năm, lập Kế hoạch trồng rừng, phục hồi rừng, bảo vệ rừng, và bố trí địa điểm thực hiện Kế hoạch.

1) Kết quả đánh giá tài nguyên rừng cộng đồng bản Lằn

- Phân chia lô: Phân chia lô là việc làm cần thiết nhằm tạo cơ sở cho việc điều tra rừng cũng như cho việc lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng sau này. Phương pháp phân chia lô, đặt tên lô và tính toán diện tích lô được tiến hành trên bản đồ hiện trạng rừng kết hợp với việc điều tra khảo sát bổ sung trên thực địa với sự tham gia của người dân trong cộng đồng dân cư thôn.

Sau khi tiến hành các bước phân chia lô như trên, kết quả phân chia lô của thôn như sau:

Biểu 4.10: Tài nguyên rừng bản Lằn

Tiểu khu

Khoảnh Tên lô Diện

tích (ha) Trữ lượng (m3) Loại rừng Trạng thái Ha 482B 1 1/Đèo Bụt 1 16,92 124 2.098 PH-SX Trung bình

3/Đồi Sủi 1 16,64 Non

4/Đồi Sủi 2 8,97 206 1.850 PH-SX Trung bình

5/Đèo Bụt 2 8,97 124 1.110 PH-SX Trung bình

6/Đồi Sủi 3 16,61 PH Rừng trồng

7/Đồi Sủi 4 9,13 PH Non

8/Đèo Bụt 3 6,76 PH Non 9/Đồi Sủi 5 13,70 PH Đất trống 10/Đồi Sủi 6 2,41 PH Đất trống 11/Đèo Bụt 4 1,16 PH Đất trống 12/Đèo Bụt 5 7,69 PH-SX Nghèo 14/Cổng Trời 1 19,89 121 2.415 PH-SX Trung bình 17/Cổng Trời 2 13,49 121 1.634 PH-SX Trung bình 19/Cổng Trời 3 15,80 122 1.927 PH-SX Trung bình

21/Suối Kiếng 1 2,68 118 317 PH-SX Trung bình

22/Suối Kiếng 2 1,52 120 183 PH-SX Trung bình

2 5/Đồi Bo 1 12,16 121 1.476 PH-SX Trung bình

7/Đồi Bo 2 19,56 127 2.379 PH-SX Trung bình

8/Đồi Bo 3 12,61 122 1.537 PH-SX Trung bình

11/Đồi Bo 4 10,78 PH Non

4 7/Suối Kiếng 3 11,12 126 1.403 PH-SX Trung bình

- Mô tả lô

Tiến hành điều tra nhanh 5 lô rừng cộng đồng của thôn bằng thước Biterlich trên 3 điểm quay khác nhau để kiểm tra lô có thể tiến hành khai thác hay không.

Cách xác định tổng diện ngang bằng thước Bitterlich: Trên tuyến đã xác định để mô tả lô cứ 50m thì xác định một điểm quay Bitterlich, mỗi lô rừng tiến hành 3 điểm quay. Sử dụng thước có hệ số 1 để mọi cây được đo sẽ tương đương với

1m2/ha. Cây cắt đếm là 1, cây tiếp tuyến đếm là 0.5 và cây lọt đếm là 0. Cộng tổng

số cây cắt và tiếp tuyến trên cả ba điểm đo và chia 3 để tính ra tổng diện ngang/ ha trung bình của lô rừng. Tại mỗi điểm đo tiến hành đo đường kính của cây lớn nhất. So sánh kết quả tổng diện ngang trung bình của lô rừng và đường kính của cây lớn nhất với tiêu chuẩn khai thác áp dụng cho rừng cộng đồng ở Công văn 2324/BNN- LN ngày 21/8/2007 để xác định lô rừng có được phép khai thác hay không.

2) Kế hoạch khai thác rừng

Bảng 4.11: Kế hoạch khai thác rừng năm 2009 của bản Lằn Năm Tên lô/

Khoảnh Diện tích khai thác (ha) Khối lượng khai thác Hoạt động Dự tính công Cỡ kính Cây M3 Công Thực hiện 2008 5/2/ Đồi Bo 1 4,9 26-30 32 14 Bài cây 3 Hộ gia đình 30-34 17 Khai thác 10 Vận chuyển 230 Dọn rừng 10 Cộng 49 23 253

a) Diện tích đưa vào thiết kế khai thác năm 2008 là 4,9 ha thuộc Lô 5 (Đồi Bo 1), khoảnh 2, tiểu khu 482b.

b) Đặc điểm tình hình tài nguyên rừng:

+ Trạng thái rừng: Rừng trung bình (IIIa2); Độ tàn che 0,7

+ Trữ lượng bình quân 121 m3/ha; Tổng trữ lượng: 1471 m3

+ Loài cây ưu thế :

c) Địa hình: Độ cao tuyệt đối là 700m, độ cao tương đối là 300m. Độ dốc lớn nhất là 45° và nhỏ nhất là 20°.

d) Vị trí diện tích khai thác thể hiện ở bản đồ sau:

BẢN ĐỒ QUẢN LÝ RỪNG BẢN LẰN Chú thích:

- Các lô gạch ngang là các lô khai thác năm 2008. - Các lô gạch đứng là các lô khai thác năm 2009

- Các lô gạch chéo sang phải là các lô khai thác năm 2010 - Các lô gạch ô vuông là các lô khai thác năm 2011

- Các lô gạch chéo sang trái kà các lô khai thác năm 2012 e) Các chỉ tiêu kỹ thuật khai thác

- Phương thức khai thác: khai thác chọn theo cấp kính . - Cường độ khai thác = 23: 593 x 100 # 1 %

- Đường kính khai thác: Khai thác những cây thuộc 2 cỡ kính chủ yếu 26-30; và 30 ≥34 cm.

- Kỹ thuật bài cây

+ Cây bài chặt không thuộc những loài cây quý hiếm mà Chính phủ cấm, đã quy định tại Nghị định 32/2006/NĐ-CP và những cây quy định của thôn không được phép khai thác.

+ Đường kính cho phép khai thác là từ 26 cm trở lên.

+ Trong quá trình bài cây khai thác chú ý đến sự phân bố của cây bài chặt, những cây bài phải được phân bố đều trên toàn bộ diện tích khai thác 7,3 ha của năm 2008. Khoảng cách thích hợp giữa 2 cây còn lại sau khai thác bằng tổng đường kính tán của 2 cây.

+ Không bài chặt những cây nằm ở vị trí trống trải, cây lớn trên đất dốc, cây ven khe để tránh xói mòn, sạt lở đất.

+ Cây bài chặt được đánh dấu bằng sơn đỏ ở hai vị trí: độ cao ngang ngực 1,3m và ở vị trí cách mặt đất bằng hoặc nhỏ hơn (≤) 1/3 đường kính gốc (tùy theo địa thế của cây có thể chỉnh vị trí đánh dấu sao cho khi ngả cây không bị mất dấu) và đánh dấu theo một hướng thống nhất.

- Kỹ thuật chặt hạ

+ Chọn hướng cây đổ vào nơi đất trống, giữa các cây tái sinh; tránh đổ cây lên hố trũng, mô đất hay lên khúc gỗ. Không để cây đổ xuống dốc mà phải song song với đường đồng mức. Không cho người khác đến gần khu vực chặt cây trong suốt quá trình chặt, phải đứng cách xa gấp 2 lần chiều dài của cây đổ.

+ Mở miệng: Thực hiện lát cắt mở miệng cách mặt đất một khoảng cách bằng một phần ba (1/3) đường kính của cây. Sử dụng cưa cắt ngang để thực hiện công việc này.

+ Cắt gáy: Thực hiện lát cắt gáy ở phía đối diện cao hơn một khoảng từ 3 đến 5 cm so với đáy của mặt cắt thứ nhất. Không cắt gáy xuyên toàn bộ thân cây mà dừng lại cách vết cắt thứ nhất một khoảng từ 3-6 cm, khoảng cách này tăng lên tuỳ theo độ lớn của đường kính cây chặt. Sử dụng nêm bằng gỗ để làm cho cây đổ

+ Khi cây gần đổ cần chú ý di chuyển xa ra, tránh để gốc cây đổ trượt dật lùi vào người đứng ở vị trí cắt gáy

- Vận xuất, vận chuyển

+ Do địa hình núi đá, vận xuất, vận chuyển rất khó khăn, nên sau khi chặt hạ và được sự kiểm tra, giám sát của Kiểm lâm địa bàn và Tổ Thanh tra cộng đồng, các hộ gia đình có thể xẻ gỗ thành ván tại hiện trường, cưa thành các tấm gỗ để dễ vận chuyển và tận dụng cành nhánh làm củi, hàng rào

+ Những cành, nhánh còn lại không tận thu sẽ được chặt nhỏ và rải đều trên diện tích đất rừng tại địa điểm chặt hạ.

- Khối lượng thiết kế

+ Tổng diện tích thiết kế: 4,9 ha

+ Số cây bài chặt và trữ lượng thể hiện ở biểu dưới đây:

Cỡ kính (cm) Số cây bài (cây) Trữ lượng (m3)

26 - 30 25 11

30-34 24 14

Tổng cộng 49 25

- Thời gian khai thác: Hoàn thành khai thác trước tháng 12/2009

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá lâm nghiệp cộng đồng tại tỉnh sơn la và các hoạt động chủ yếu trong quản lý rừng cộng đồng tại bản lằn, xã mường do, huyện phù yên, tỉnh sơn la​ (Trang 93)