Xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng dân cư thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá lâm nghiệp cộng đồng tại tỉnh sơn la và các hoạt động chủ yếu trong quản lý rừng cộng đồng tại bản lằn, xã mường do, huyện phù yên, tỉnh sơn la​ (Trang 114)

Hình 4.2: Xây dựng quy ước BVR

4.2.3.1. Lý do xây dựng Quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng dân cư thôn

Trong quản lý rừng cộng đồng, cần xây dựng một quy ước bảo vệ và phát triển rừng trên cơ sở luật tục truyền thống và các quy định của pháp luật. Việc xây dựng quy ước với các công cụ và kỹ năng thích hợp giúp cho người dân tự phân tích tài nguyên rừng, tình hình quản lý bảo vệ rừng của địa phương, từ đó tự đưa ra ý tưởng, quy định cho bản quy ước và họ sẽ là người tổ chức thực hiện quy ước đó trong quản lý rừng. Một quy ước đầy đủ bao gồm các vấn đề liên quan đến: bảo vệ rừng, sử dụng rừng, trách nhiệm, quyền lợi, xử phạt, khen thưởng.

Trong phạm vi đề tài, định hướng tập trung vào lập quy ước về quyền lợi và trách nhiệm của cộng đồng trong quản lý rừng theo kế hoạch đã lập. Đây là điều cần làm trước tiên để có thể tổ chức quản lý rừng cộng đồng khi kế hoạch được phê quyệt. Do vậy nội dung Quy ước trình bày trong đề tài này chỉ tập trung vào các khía cạnh trách nhiệm các bên và phân chia lợi ích, xử phạt và bồi thường; các Quy ước về quản lý tài nguyên thiên nhiên sẽ được cộng đồng tiếp tục phát triển trong tiến trình của mình. Trên cơ sở đó cộng đồng đã tham gia xây dựng Quy ước về quyền lợi, trách nhiệm.

4.2.3.2. Những căn cứ để xây dựng Quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng dân cư thôn

- Nghị định số 139/2004/NĐ- CP ngày 25/6/2004 về xử phạt hành chính liên quan đến quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

- Quyết định 186/2006/QĐ- TTg ngày 14/8/2006 về Quy chế quản lý ba loại rừng. - Quyết định 178/2001/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ hộ gia đình, cá nhân được giao, thuê, nhận khoán rừng, đất lâm nghiệp.

- Quyết định số 550/QĐ – QLR của Cục Lâm nghiệp việc xây dựng Quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng.

- Phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển lâm nghiệp của xã giai đoạn 2007 – 2015.

- Các quy định của huyện, xã và cộng đồng về bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng. - Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng thôn, bản Lằn, xã Mường Do.

4.2.3.3. Quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng bản Lằn - xã Mường D0, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La

Điều 1. Những việc phải làm:

Mọi người dân trong bản Lằn nhất trí thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng của bản như sau:

1.1. Thành lập Ban quản lý rừng cộng đồng bản Lằn gồm 7 người, có trách nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch sử dụng khai thác rừng cộng đồng. Thành lập Tổ nòng cốt 8 người và Tổ Bảo vệ rừng 7 người có nhiệm vụ chính là hộ trợ Ban quản lý rừng cộng đồng thực hiện một số nhiệm vụ khi cần như xác định mốc giới rừng cộng đồng, đi tuần tra hay giải quyết các vụ việc vi phạm rừng cộng đồng. Ban quản lý rừng cộng đồng có trách nhiệm phân công và huy động thêm các hộ đi tuần tra bảo vệ 21 lô rừng của cộng đồng bản Lằn; Mỗi tháng đi tuần tra tất cả các lô rừng 2 lần, mỗi lần đi 1 ngày; Khi nào có vụ việc xảy ra thì phải lên rừng giải quyết ngay. Khi đi tuần tra rừng có làm thêm các nhiệm vụ như đào rãnh, làm băng cản lửa, treo biển báo, chặt tỉa dây leo và cây đổ để cây gỗ nhỏ phát triển được.

1.2. Khai thác gỗ: Khi khai thác gỗ phục vụ cho nhu cầu chung của bản và của người dân theo kế hoạch được duyệt. Không khai thác gỗ bán ra ngoài. Những

hộ gia đình được khai thác gỗ sẽ đóng góp 10% giá trị gỗ (theo giá do bản xác định) vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng của bản.

1.3. Khai thác lâm sản ngoài gỗ: Được khai thác lâm sản ngoài gỗ để sử dụng trong gia đình. Khi khai thác lâm sản ngoài gỗ phải chú ý khai thác có mức độ để cây có thể tái sinh, và không làm ảnh hưởng tới các cây rừng khác. Nếu được bản cho phép bán ra ngoài thì đóng góp 5% giá trị vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng của bản.

1.4. Mọi người dân trong cộng đồng tích cực tham gia bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng. Khi phát hiện cháy rừng phải báo ngay cho Ban quản lý rừng huy động lực lượng chữa cháy rừng. Khi cháy rừng xảy ra có hiệu lệnh bằng kẻng liên hồi yêu cầu cả bản tập trung đi chữa cháy; Hộ không đi chữa cháy rừng mà không có lý do chính đáng thì phải nộp 50.000đ/vụ.

1.5. Phát hiện và tố giác các đối tượng (trong và ngoài cộng đồng) khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép lâm sản, tham gia bắt giữ đối tượng vi phạm Quy ước giao cho thôn và cơ quan chức năng xử lý.

1.6. Các hộ gia đình phải đóng góp ngày công lao động trong việc bảo vệ và phát triển rừng khi có yêu cầu của cộng đồng. Nếu hộ nào không tham gia lao động thì phải nộp tiền là 50.000 đồng/công.

1.7. Nghiêm túc thực hiện các hình thức xử lý của cộng động.

Điều 2. Những việc được làm:

2.1. Được tham gia các họat động bảo vệ và phát triển rừng do bản tổ chức.

2.2. Được viết đơn xin khai thác gỗ khi có nhu cầu, được khai thác củi, lâm sản ngoài gỗ cho nhu cầu tiêu dùng của gia đình quy định của cộng đồng.

2.3. Được nêu ý kiến báo cáo, tố giác các đối tượng vi phạm về bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng.

Điều 3. Những việc khuyến khích làm:

3.1. Khuyến khích các thành viên trong cộng đồng phát hiện các hành vi vi phạm Quy ước bảo vệ và phát triển rừng; phòng cháy chữa cháy rừng.

3.2. Khuyến khích các thành viên trong cộng đồng tuyên truyền giáo dục người trong gia đình và trong cộng đồng thực hiện các nội dung trong quy ước bảo vệ phát triển rừng cộng đồng.

Điều 4. Những việc không được làm:

4.1. Không được khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ không đúng kế hoạch quản lý rừng cộng đồng đã được phê duyệt. Không được chặt hạ hay làm cho cây gỗ rừng còn sống bị chết khô để lấy củi.

4.2. Không được khai thác các loài cây cấm, và khai thác tại các điểm ảnh hưởng đến nguồn nước của cộng đồng.

4.3. Không được khai thác, vận chuyển, mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép gỗ và các loại lâm sản khác.

4.4. Không được săn bắn, bắt bẫy, sử dụng trái phép các loại động vật hoang dã mà Chính phủ đã quy định cấm.

4.5. Không được dùng và đốt lửa tùy tiện đốt tổ ong, đốt cây lấy củi, làm than. Nếu gây cháy rừng phải bồi thường 1.000đ/m2 (tùy theo loại rừng); Những người có nương ở gần rừng được phép đốt nương từ 4-7 giờ chiều (16h - 19h) và phải làm đường băng cản lửa từ 5-7m. Phải đốt lúc trời lặng gió, chờ đến khi lửa tắt hết mới được về.

4.5. Không được chăn thả tự do đại gia súc trong rừng cộng đồng. 4.7. Không được nổ mìn khai thác đá, đào bới gây sạt lở làm hủy hoại đất.

Điều 5. Quyền lợi của cộng đồng và chia sẻ lợi ích trong cộng đồng:

5.1. Ưu tiên trong khai thác rừng cộng đồng: Các hộ gia đình và người dân bản Lằn được khai thác sử dụng lâm sản từ rừng cộng đồng theo kế hoạch.

- Các công trình phục vụ lợi ích của cộng đồng như làm thuỷ lợi; xây dựng,

sửa chữa nhà mẫu giáo... được ưu tiên trong kế hoạch khai thác gỗ.

- Các hộ gia đình chính sách đang gặp khó khăn về nhà ở, và đồ dùng thiết

yếu; các hộ gia đình có công trong việc Bảo vệ và phát triển rừng được nhân dân trong cộng đồng bầu chọn được ưu tiên cho phép khai thác gỗ, và được giảm 5% mức đóng góp.

5.2. Về mục đích sử dụng :

- Hàng năm các hộ gia đình được xét khai thác gỗ để phục vụ cho mục đích sử dụng trong gia đình.

- Được khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ cho tiêu dùng trong gia đình. Nếu bán ra ngoài phải xin phép Ban quản lý rừng cộng đồng.

5.3. Mức khai thác sử dụng lâm sản cho các hộ gia đình:

- Các hộ gia đình có nhu cầu được khai thác gỗ theo bình xét của bản và mức khai thác trong kế hoạch.

- Các hộ gia đình được khai thác cây khô làm củi đun, và các lâm sản khác theo nhu cầu của gia đình.

5.4. Về đóng góp vào quỹ cộng đồng:

- Khai thác lâm sản cho các công trình công cộng của thôn: miễn nộp tiền vào quỹ

- Đối với hộ gia đình: trích 10% giá trị gỗ được phép khai thác cho quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng và các đóng góp khác nếu có (như lệ phí khai thác gỗ, thuế tài nguyên...).

- Khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ khác để sử dụng trong gia đình: không phải đóng góp. Nếu bán ra ngoài khi được phép của bản thì đóng góp 5% giá trị lâm sản ngoài gỗ khi bán ra ngoài.

5.5. Chia sẻ lợi ích chung của cộng đồng:

Tổng số tiền thu được từ quản lý khai thác rừng cộng đồng bản Lằn hàng năm được phân bổ tỷ lệ như sau:

- Trích nộp ngân sách xã: 5%

- Trích cho Ban quản lý rừng bản: 5%

- Trích bồi dưỡng cho công tác tuần tra bảo vệ rừng: 20% - Trích cho quỹ thôn 20%.

- Chia cho các hộ gia đình (theo đầu khẩu): 50% 5.6. Các lợi ích khác

- Nếu không may có trường hợp gặp rủi ro trong khi làm nhiệm vụ Bảo vệ và phát triển rừng, được cộng đồng hỗ trợ tiền khám chữa bệnh.

Điều 6. Trách nhiệm và quyền hạn của Ban quản lý rừng:

6.1. Nhiệm kỳ của Ban quản lý rừng cộng đồng là: 5 năm. Hàng năm thôn sẽ họp đánh giá hoạt động của Ban quản lý rừng. Nếu cần sẽ tiến hành bầu lại Ban quản lý rừng cộng đồng.

6.2. Trách nhiệm của Ban quản lý rừng cộng đồng:

- Hàng năm xây dựng kế hoạch quản lý bảo vệ và phát triển rừng theo phương án giao rừng, kế hoạch quản lý và sử dụng quỹ của cộng đồng để cộng đồng thông qua.

- Tổ chức hòa giải, thuyết phục các trường hợp tranh chấp, các đối tượng vi phạm Quy ước;

6.3. Quyền hạn của Ban quản lý rừng cộng đồng:

- Tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng như xét duyệt các yên cầu khai thác lâm sản, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch…..

- Quản lý thu chi quỹ của bản theo kế hoạch. Thu các khoản bồi thường, hỗ trợ từ khai thác, nguồn đóng góp của nhân dân, các nguồn tiền thưởng, tiền do ngân sách Nhà nước hỗ trợ;

- Tổ chức ngăn chặn, lập biên bản các đối tượng vi phạm các quy định về Quản lý bảo vệ rừng nói riêng và pháp luật nói chung, báo cáo và đề xuất với cơ quan có thẩm quyền xử lý.

- Tổ chức cuộc họp cộng đồng định kỳ 1 tháng 1 lần hoặc đột xuất và vào tháng 6 và tháng 12 .

Điều 7. Khen thưởng và bồi thường:

7.1. Khen thưởng:

- Hộ gia đình, cá nhân trong cộng đồng thực hiện tốt Quy ước Bảo vệ và phát triển rừng, tham gia phát hiện, bắt giữ các trường hợp vi phạm Quy ước, ngoài sự biểu dương của thôn, còn được đề nghị Nhà nước khen thưởng thành tích, được

ưu tiên giải quyết các nhu cầu về gỗ và lâm sản; được trích thưởng từ quỹ của cộng đồng (giá trị mức thưởng sẽ do cộng đồng quyết định tại thời điểm).

- Cá nhân nào có thành tích trong việc bảo vệ rừng, phối hợp, ngăn chặn bắt giữ vận chuyển lâm sản thì đề nghị Hạt kiểm lâm trích thưởng theo vụ việc.

- Trích thưởng cho người có công phát hiện khai báo các vụ vi phạm khai thác rừng trái phép: 20% giá trị/vụ. Người có công tham gia bắt giữ và xử lý vụ vi phạm được thưởng 30% giá trị/ vụ.

7.2. Quy định bồi thường.

Hộ gia đình, cá nhân vi phạm các quy định trong Quy ước, tuỳ theo mức độ bị thôn xử lý theo các hình thức sau:

7.2.1. Đối với vi phạm các quy định chung của quy ước - Kiểm điểm trước cộng đồng

- Không được xét nhu cầu sử dụng gỗ, lâm sản ngoài gỗ trong 1-3 năm, tuỳ theo mức độ vi phạm.

7.2.2. Khai thác lâm sản trái phép hay sai quy định (không đúng địa điểm, không đúng số cây, loại cây đã cho phép):

- Kiểm điểm trước cộng đồng

- Thu hồi hiện vật lâm sản đưa vào quỹ bản

- Bồi thường bằng 100% giá trị lâm sản, đưa vào quỹ bản

- Giữ tang vật, phương tiện báo cáo cơ quan chức năng xử lý; tuỳ theo mức độ vi phạm Ban quản lý rừng xét hoặc không xét nhu cầu khai thác lâm sản ngoài gỗ 1 năm.

7.2.3.Đốt lửa gây cháy rừng, lẫn chiếm rừng làm nương, chăn thả phá hoại rừng… - Kiểm điểm, bồi thường thiệt hại mức giá trị tương đương mức thiệt hại theo giá thoả thuận của cộng đồng. Nếu gây cháy rừng bồi thường 1.000đ/m2

- Không được xét nhu cầu lâm sản trong 1 năm. 7.2.4. Đối với vi phạm săn bắn, bẫy động vật hoang dã - Kiểm điểm trước cộng đồng

- Không được hưởng quyền lợi khai thác tre, lâm sản ngoài gỗ 1năm.

7.2.5. Các hộ không tham gia các hoạt động mà cộng đồng huy động (không có lý do chính đáng) thì không được hưởng lợi ích từ quỹ của cộng đồng.

4.2.4. Xây dựng Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng dân cư thôn (Quỹ thôn)

4.2.4.1. Những căn cứ để xây dựng Quỹ bảo vệ phát triển rừng cộng đồng dân cư thôn

Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng của thôn được lập để phục vụ các hoạt động chung về lâm nghiệp trên diện tích rừng giao cho cộng đồng. Khi tiến hành lập và quản lý Quỹ căn cứ vào các cơ sở sau:

- Quyết định số 106/2006/QĐ – BNN ngày 27/11/ 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Bản hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn.

- Công văn số 123/BNN – LN ngày 15/1/2008 về hướng dẫn thí điểm thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Bảo vệ phát triển rừng cộng đồng.

- Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng của thôn.

- Sự mong muốn và tự nguyện xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ bảo vệ phát triển rừng cộng đồng của người dân trong thôn.

4.2.4.2. Thành lập Ban quản lý Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng và Tổ kiểm soát Quỹ

Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng do cộng đồng tự thành lập nhằm mục đích chủ yếu là phục vụ cho các hoạt động về lâm nghiệp của cộng đồng như: bảo vệ rừng, trồng rừng, chăm sóc rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, làm giàu rừng, khai thác lâm sản, quản lý rừng...

Cộng đồng dân cư thôn bản sẽ tự bầu ra một Ban quản lý để quản lý Quỹ. Ban quản lý rừng cộng đồng có thể làm cả nhiệm vụ của Ban quản lý Quỹ; trường hợp nguồn vốn trong quỹ lớn có thể thành lập Ban quản lý Quỹ riêng. Để thực hiện Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng các thôn cần có kinh phí nhằm bảo đảm tài chính

thực hiện Kế hoạch. Vì vậy các thôn cần có một quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng dân cư thôn.

4.2.4.3. Xây dựng Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng

1) Mục đích thành lập Quỹ

- Huy động các nguồn lực từ dự án, các tổ chức xã hộ, các cá nhân để bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá lâm nghiệp cộng đồng tại tỉnh sơn la và các hoạt động chủ yếu trong quản lý rừng cộng đồng tại bản lằn, xã mường do, huyện phù yên, tỉnh sơn la​ (Trang 114)