Vai trò tín dụng của Ngân hàng Thƣơng Mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 25)

1.1. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

1.1.3. Vai trò tín dụng của Ngân hàng Thƣơng Mại

1.1.3.1. Đối với nền kinh tế

Thứ nhất, tín dụng ngân hàng thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và việc làm. Tín dụng góp phần làm tăng lƣợng vốn đầu tƣ và hiệu quả đầu tƣ. Điều này xuất phát từ chức năng kinh tế cơ bản của thị trƣờng tài chính nói chung và thị trƣờng tín dụng ngân hàng nói riêng, là quá trình luân chuyển vốn từ những ngƣời (cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ) có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi (do chi tiêu ít hơn thu nhập) đến những ngƣời đang thiếu hụt vốn (do nhu cầu chi tiêu vƣợt quá thu nhập). Nếu không có ngân hàng làm trung gian, thì vốn giữa ngƣời thặng dƣ và ngƣời thiếu hụt không thể gặp nhau, tiền vẫn cứ nằm yên một chỗ. Chính vì vậy, kênh luân chuyển vốn qua ngân hàng rất quan trọng, có ý nghĩa lớn trong việc thúc đẩy tăng lƣợng vốn đầu tƣ cho nền kinh tế.

Tín dụng ngân hàng còn là ngƣời hỗ trợ đắc lực cho việc phát triển tín dụng thƣơng mại thông qua chiết khấu thƣơng phiếu. Từ đó giúp cho việc phát triển hoạt động mua bán giữa các doanh nghiệp đƣợc dễ dàng, thuận lợi, và cũng là giúp cho tăng trƣởng kinh tế.

Thứ hai, Nhà Nƣớc dùng tín dụng làm công cụ điều tiết kinh tế xã hội. Thông qua việc đầu tƣ vốn tín dụng vào những ngành nghề, khu vực kinh tế trọng điểm sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề, khu vực kinh tế đó, hình thành nên cơ cấu kinh tế hiệu quả. Ở Việt Nam, tín dụng ngân hàng là kênh truyền tải quan trọng vốn tài trợ của nhà nƣớc đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết tốt về an sinh xã hội, ổn định chính trị.

1.1.3.2. Đối với khách hàng

Thứ nhất, tín dụng ngân hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho hoạt động đầu tƣ, mở rộng sản xuất kinh doanh hay nhu cầu tiêu dùng chính đáng trong cuộc sống hằng ngày của khách hàng.

Thứ hai, tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng. Vì khi sử dụng đòn bẩy tài chính (tín dụng ngân hàng) khách hàng phải tôn trọng hợp đồng tín dụng, trong đó sẽ ràng buộc trách nhiệm phải hoàn trả vốn gốc và lãi trong thời hạn nhất định nhƣ thỏa thuận. Do đó, buộc khách hàng phải nỗ lực, tận dụng hết khả năng của mình để sử dụng vốn vay hiệu quả nhằm đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng. Ngoài ra, sử dụng vốn vay sẽ làm tăng hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu và giảm chi phí nộp thuế của doanh nghiệp.

1.1.3.3. Đối với ngân hàng

Thứ nhất, tín dụng đem lại thu nhập quan trọng nhất cho ngân hàng. Vì tín dụng vẫn còn là hoạt động truyền thống của ngân hàng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản có và mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Mặc dù hiện nay tỷ trọng của hoạt động tín dụng trên tổng các hoạt động kinh doanh của ngân hàng đang có xu hƣớng giảm trên thị trƣờng tài chính, nhƣng tín dụng ngân hàng vẫn luôn là nghiệp vụ mang lại nguồn thu chủ yếu đối với mỗi ngân hàng.

Thứ hai, thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng sẽ mở rộng đƣợc các loại hình dịch vụ và bán chéo các sản phẩm nhƣ thanh toán, thu hút tiền gửi, kinh doanh ngoại tệ, tƣ vấn,…Từ đó đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, tăng nguồn thu và giảm thiểu rủi ro khi NHTW thắt chặt tiền tệ hoặc khi gặp rủi ro tín dụng.

1.2. CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

1.2.1. Chất lƣợng tín dụng1.2.1.1. Khái niệm về chất lƣợng 1.2.1.1. Khái niệm về chất lƣợng

Theo quan niệm của Tổ chức kiểm tra chất lƣợng Châu Âu (European Organisation for Quality Control): “Chất lƣợng là mức phù hợp của sản phẩm đối với yêu cầu của ngƣời tiêu dùng.” [15]

Theo Tiệu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9000:2015 về hệ thống quản lý chất lƣợng – cơ sở và từ vựng đã đƣa ra định nghĩa sau: “Chất lƣợng là mức độ tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu". [1]

Chất lƣợng là khái niệm đặc trƣng cho khả năng thoả mãn nhu cầu. Vì vậy, sản phẩm hay dịch vụ nào không đáp ứng đƣợc nhu cầu thì bị coi là kém chất lƣợng. Đánh giá chất lƣợng cao hay thấp phải đứng trên quan điểm ngƣời tiêu dùng. Cùng một mục đích sử dụng nhƣ nhau, sản phẩm nào thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cao hơn thì có chất lƣợng cao hơn.

Nhƣ vậy, chất lƣợng có thể đƣợc xem xét theo một số tiêu chí sau:

 Chất lƣợng đƣợc đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu. Nếu một sản phẩm vì lý do nào đó mà không đƣợc chấp nhận thì phải bị coi là có chất lƣợng kém, cho dù trình độ công nghệ để chế tạo ra sản phẩm đó có thể rất hiện đại. Đây là một kết luận then chốt và là cơ sở để các nhà chất lƣợng định ra chính sách, chiến lƣợc kinh doanh của mình.

 Do chất lƣợng đƣợc đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, mà nhu cầu của khách hàng luôn luôn biến động nên chất lƣợng cũng luôn luôn biến động theo thời gian, không gian, điều kiện sử dụng.

1.2.1.2. Khái niệm về chất lƣợng tín dụng

Từ khái niệm trên, chất lƣợng tín dụng đƣợc hiểu là sự đáp ứng các yêu cầu hợp lí của các chủ thể trong quan hệ tín dụng bao gồm: khách hàng, ngân hàng và xã hội.

Dựa vào lợi ích các bên tham gia trong quan hệ tín dụng, có thể xem xét khái niệm chất lƣợng tín dụng trên ba khía cạnh:

 Chất lƣợng tín dụng theo quan điểm của xã hội:

Thông qua các khoản tín dụng mà Ngân hàng cung cấp cho các chủ thể trong nền kinh tế thì các hoạt động nhƣ tái sản xuất mở rộng, đầu tƣ phát triển theo chiều sâu...sẽ đƣợc tiến hành và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Nhƣ vậy đứng trên

quan điểm của xã hội để đánh giá chất lƣợng tín dụng thì chất lƣợng tín dụng là sự đáp ứng cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội mà các khoản tín dụng của Ngân hàng đem lại.

 Chất lƣợng tín dụng theo quan điểm của khách hàng:

Khách hàng là đối tƣợng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ tín dụng vì nó là một nguồn tài trợ quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, cá nhân. Mục tiêu của họ là tối đa hoá giá trị tài sản của mình hay nói cụ thể hơn là tối đa hoá giá trị sử dụng của khoản vốn vay. Chính vì thế với khách hàng để đánh giá chất lƣợng tín dụng của ngân hàng cái họ quan tâm đầu tiên là lãi suất, kỳ hạn, quy mô, phƣơng thức giải ngân và phƣơng thức thu nợ của khoản tín dụng mà ngân hàng cung cấp có thoả mãn nhu cầu của họ hay không, làm sao để các thủ tục đƣợc giải quyết một cách nhanh gọn, tiết kiệm thời gian và chi phí hợp lý. Nếu tất cả các yếu tố này đều đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng thì khoản tín dụng đó đƣợc coi là có chất lƣợng tốt và ngƣợc lại.

Do đó theo quan điểm của khách hàng thì chất lƣợng tín dụng là: Sự thoả mãn nhu cầu của họ về khoản tín dụng trên các phƣơng diện, lãi suất, quy mô, thời hạn, phƣơng thức giải ngân, phƣơng thức thu nợ…

 Chất lƣợng tín dụng theo quan điểm của NHTM:

Cũng nhƣ bất cứ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế Ngân hàng cũng phải hoạt động kinh doanh để đem lại càng nhiều thu nhập cho chủ sở hữu thì càng tốt. Nhƣng Ngân hàng khác với các doanh nghiệp là NHTM là đơn vị kinh tế kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với mức độ rủi ro khá cao. Mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng là phải cân nhắc giữa mức độ an toàn và khả năng sinh lời. Theo nguyên tắc đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận thì mức độ rủi ro của lĩnh vực đầu tƣ càng cao thì sẽ có khả năng sinh lợi càng cao và ngƣợc lại. Một khoản tín dụng có khả năng sinh lời cao khi khoản tín dụng đó đến hạn thanh toán sẽ đƣợc hoàn trả đầy đủ vốn gốc và lãi.

Quan điểm về chất lƣợng tín dụng đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau nhƣng trong luận văn này, tác giả tập trung đánh giá chất lƣợng tín dụng trên quan điểm NHTM thực hiện hoạt động tín dụng nhằm đảm bảo mang lại lợi ích cao nhất cho ngân hàng, nên hƣớng tiếp cận của tác giả là tập trung phân tích hoàn toàn trên quan điểm của NHTM. Do đó, có thể rút ra quan điểm về chất lƣợng tín dụng nhƣ sau: Chất lƣợng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động cấp tín dụng của NHTM nhằm đảm bảo khả năng sinh lời, an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

1.2.1.3. Ý nghĩa của việc nâng cao chất lƣợng tín dụng tại NHTM.

Đối với NHTM

Nâng cao chất lƣợng tín dụng có thể hạn chế đƣợc những rủi ro trong hoạt động tín dụng và là cơ sở để ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng, tăng thị phần. Sự mở rộng một cách bền vững sẽ tạo đà tăng trƣởng ổn định của ngân hàng.

Chất lƣợng tín dụng đƣợc nâng cao góp phần làm tăng lợi nhuận của ngân hàng do mở rộng hoạt động tín dụng, đồng thời giảm bớt các chi phí thiệt hại do xử lý các khoản vay không thu hồi đƣợc.

Nâng cao chất lƣợng tín dụng sẽ giúp ngân hàng thực hiện và duy trì tình hình tài chính lành mạnh. Đây là cơ sở quan trọng giúp ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh của mình.

Đối với nền kinh tế

Nâng cao chất lƣợng tín dụng của NHTM là cơ sở để thực hiện tốt chức năng trung gian tín dụng trong nền kinh tế. Chất lƣợng tín dụng đảm bảo là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tƣ, góp phần điều hòa vốn trong nền kinh tế. Thông qua điều hòa vốn để giải quyết cung cầu về vốn trong nền kinh tế.

Chất lƣợng tín dụng NHTM có ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động sản xuất và lƣu thông hàng hoá dịch vụ, giải quyết công ăn việc làm, khai thác có hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế. Chất lƣợng tín dụng tốt sẽ đảm bảo sự lành mạnh trong

hoạt động ngân hàng, giảm bớt rủi ro có thể xảy ra, tránh gây tắc nghẽn nguồn vốn cho nền kinh tế, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá về chất lƣợng tín dụng tại NHTM 1.2.2.1. Cơ cấu dƣ nợ tín dụng.

Cơ cấu dƣ nợ tín dụng đƣợc phản ánh qua tỷ trọng của các loại dƣ nợ trong tổng dƣ nợ. Phân tích cơ cấu dƣ nợ tín dụng sẽ giúp ngân hàng biết đƣợc liệu ngân hàng có đang tập trung rủi ro tín dụng vào một ngành kinh tế, một đối tƣợng tín dụng nào hay không.

1.2.2.2. Nợ quá hạn và nợ xấu

 Nợ quá hạn

Nợ quá hạn phát sinh khi khoản vay đến hạn mà khách hàng không hoàn trả đƣợc toàn bộ hay một phần tiền gốc và lãi vay. Chỉ tiêu nợ quá hạn thể hiện qua công thức sau:

Tỷ lệ nợ quá hạn = 𝑁ợ 𝑞𝑢𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợá ℎạ𝑛 x 100%

Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng là không thể tránh khỏi. Tỷ lệ nợ quá hạn thấp biểu hiện chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng cao. Ngƣợc lại, tỷ lệ nợ quá hạn cao biểu hiện chất lƣợng tín dụng thấp. Tuy nhiên, trong thực tế để phản ánh chính xác hơn chất lƣợng tín dụng, các Ngân hàng thƣờng sử dụng chỉ tiêu nợ xấu trên tổng dƣ nợ.

 Nợ xấu

Theo Thông lệ quốc tế nợ xấu là các khoản nợ khi quá hạn trả lãi và gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chƣa trả từ 90 ngày trở lên đã đƣợc nhập vào gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thỏa thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá han dƣới 90 ngày nhƣng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ đƣợc thanh toán đầy đủ.

Định nghĩa nợ xấu của Chuẩn mực kế toán (IAS) đang đƣợc áp dụng phổ biến hiện hành trên thế giới: “ Nợ xấu là các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày và khả năng trả nợ đáng lo ngại”. [14]

Theo Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN, nợ xấu là những khoản nợ thuộc nhóm 3 (dƣới chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ), nhóm 5 (có khả năng mất vốn). [6]

Nợ xấu phản ảnh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng không còn ở mức độ rủi ro thông thƣờng mà có nguy cơ mất vốn. Chỉ tiêu nợ xấu thể hiện qua công thức sau:

Tỷ lệ nợ xấu = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ𝑁ợ 𝑥ấ𝑢 x 100%

Tỷ lệ này càng thấp thì chất lƣợng tín dụng càng cao, và ngƣợc lại. Tỷ lệ nợ xấu cho biết bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho vay. Tỷ lệ này cao so với trung bình ngành và có xu hƣớng tăng lên có thể là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lƣợng các khoản cho vay. Ngƣợc lại, tỷ lệ này thấp so với các năm trƣớc cho thấy chất lƣợng các khoản tín dụng đƣợc cải thiện.

1.2.2.3. Vòng quay vốn tín dụng

Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng thể hiện tốc độ luận chuyển các khoản vay mà ngân hàng cấp cho nền kinh tế, hay nói cách khác chỉ tiêu này cho biết ngân hàng thu đƣợc nợ nhanh hay chậm từ đó cân đối để cho vay mới lại. Đây là chỉ tiêu quan trọng đƣợc ngân hàng tính toán hằng năm để đánh giá khả năng cung ứng vốn tín dụng và chất lƣợng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hệ số phản ánh vòng quay vốn tín dụng đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Vòng quay vốn tín dụng = 𝐷𝑜𝑎𝑛 ℎ 𝑠ố 𝑡ℎ𝑢 𝑛ợ𝐷ư 𝑛ợ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 x 100

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn của ngân hàng đƣợc sử dụng cho vay mấy lần trong một năm. Chỉ tiêu này càng lớn, nó chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng đã

luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, tăng khả năng thu hồi nợ tốt. Với một số vốn nhất định, nhƣng do vòng quay vốn tín dụng nhanh nên ngân hàng đã đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn cho các khách hàng, mặt khác ngân hàng có vốn để tiếp tục đầu tƣ vào các lĩnh vực khác. Nhƣ vậy, hệ số này càng tăng phản ánh tình hình quản lý vốn tín dụng càng tốt, chất lƣợng tín dụng càng cao.

1.2.2.4. Thu nhập lãi cận biên (NIM-Net interest margin)

NIM nhằm đo lƣờng mức độ chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt đƣợc thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất. NIM đƣợc tính theo công thức sau:

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) =𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑙ã𝑖 𝑡ừ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 −𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑙ã𝑖𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 sinh 𝑙ờ𝑖 x 100% Hệ số này phản ánh khả năng sinh lời và dự báo khả năng sinh lời trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Khi tăng thêm một đơn vị tài sản sinh lời thì thu nhập ròng từ lãi tăng thêm bao nhiêu đơn vị.

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn tín dụng, một khoản tín dụng sẽ không thể coi là có chất lƣợng nếu không mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao càng cho thấy khả năng sinh lời, chất lƣợng tín dụng tốt, ngƣợc lại thì hiệu quả không cao. Tuy nhiên chỉ tiêu này cũng mang tính tƣơng đối bởi vì nó còn chịu ảnh hƣởng của chính sách tiền tệ, lãi suất huy động, chính sách quan hệ khách hàng.

1.2.2.5. Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng vốn huy động

Tỷ lệ dƣ nợ cho vay so với nguồn vốn huy động = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑢 ồ𝑛 𝑣ố𝑛 ℎ𝑢𝑦 độ𝑛𝑔 x 100%

Chỉ tiêu này cho biết, trong100 đồng trong tổng nguồn vốn huy động thì có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)