Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lƣợng tín dụng trong và ngoài nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 37 - 42)

1.2. CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

1.2.4. Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lƣợng tín dụng trong và ngoài nƣớc

khả năng trả nợ của khách hàng. Cơ cấu kinh tế, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách khuyến khích, hạn chế đầu tƣ đều ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, của ngân hàng và từ đó tác động đến chất lƣợng tín dụng.

Môi trƣờng tự nhiên

Các yếu tố rủi ro do thiên nhiên gây ra nhƣ lũ lụt, hỏa hoạn, động đất, dịch bệnh…có thể gây ra những thiệt hại không lƣờng trƣớc đƣợc cho cả ngƣời vay lẫn ngân hàng. Mặc dù những rủi ro này là khó dự đoán nhƣng bù lại nó chiếm tỷ lệ không lớn, đồng thời Ngân hàng thƣờng đƣợc chia sẻ thiệt hại với các công ty Bảo Hiểm hoặc đƣợc Nhà Nƣớc hỗ trợ nên có thể giảm thiểu rủi ro xảy ra.

1.2.4. Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lƣợng tín dụng trong và ngoài nƣớc. nƣớc.

Mô hình quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng Citibank

Citibank là một trong những Ngân hàng hàng đầu của Mỹ và thế giới, hiện tại Citibank đã áp dụng một mô hình quản lý rủi ro nhƣ sau:

Citibank sử dụng kết hợp cả mô hình định tính và định lƣợng trong đo lƣờng rủi ro tín dụng . Đặc biệt hệ thống tính điểm tín dụng của Ngân hàng cung cấp một ngôn ngữ tạo điều kiện để mô tả và so sánh dƣ nợ tín dụng của Citibank bất chấp loại hình, phƣơng thức cấp tín dụng ...Hệ thống tính điểm khách hàng ở mức xếp hạng này đƣợc coi là không có rủi ro. Hạng 10 tƣơng đƣơng với mức D của S&P cho thấy khách hàng “bị nghi ngờ” hoặc lỗ hạng từ 1- 4 đƣợc coi là đáng để đầu tƣ, hạng từ 5-10 là không nên đầu tƣ. Hệ thống cho điểm tín dụng của Citibank có nhiều ƣu điểm trong việc đánh giá khách hàng nhanh và chính xác.

Citibank xây dựng mô hình tổ chức quản lý rủi ro theo mô hình tập trung. Hoạt động quản lý rủi ro đƣợc tập trung tại Hội Sở chính và chia 3 bộ phận chức

năng: Bộ phận tác nghiệp, bộ phận quản lý rủi ro, bộ phận quản lý nợ. Bộ phân tác nghiệp: là đối thoại, trả lời các yêu cầu của khách hàng, đánh giá sơ bộ rủi ro và thực hiện cho vay khách hàng. Bộ phận quản lý rủi ro: đánh giá khách hàng; xét duyệt và thông qua khoản vay; xây dựng mức độ rủi ro chấp nhận. Bộ phận quản lý nợ: kiểm tra hồ sơ và việc thanh toán gốc và lãi; quản lý thời gian hoàn trả; định giá lại các khoản thế chấp; xem xét lại trạng thái dự nợ.

Hệ thống kiểm soát của Citibank có sự tham giá của FED; bộ phận kiểm soát và kiểm soát nội bộ của Citibank; các cơ quan xếp hạng tín dụng nhƣ Moody’s; S&P và sự kiểm tra chặt chẽ của thị trƣờng.

Kinh nghiệm của các NHTM ở Thái Lan

Khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 -1998 đã khiến cho các NHTM của Thái Lan bị lung lay. Trƣớc tình hình đó, các ngân hàng Thái Lan đã thay đổi hàng loạt các nội dung cơ bản trong hoạt động tín dụng.

Thứ nhất, tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay: Các quy trình cấp tín dụng đƣợc phân rõ trách nhiệm, tách biệt giữa thẩm định và phê duyệt cho vay.

Thứ hai, tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng: Rất nhiều ngân hàng Thái Lan trƣớc đây chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp, không quan tâm đến dòng tiền của khách hàng vay. Vì thế, hậu quả là nợ xấu lên đến 40%, nguyên nhân là do một số ngân hàng không tuân thủ các nguyên tắc trong cấp tín dụng. Hiện nay các ngân hàng Thái Lan đã thay đổi, không chỉ triệt để chấp hành nguyên tắc tín dụng mà còn quan tâm rất nhiều đến thông tin của khách hàng nhƣ: tƣ cách, hiệu quả kinh doanh, dòng tiền, khả năng kiểm soát vay, năng lực quản lý tài chính ....

Thứ ba, tuân thủ thẩm quyền phát quyết tín dụng: Quy định thẩm quyền phán quyết theo mức độ tăng dần: của một cá nhân, của một nhóm, của một ủy ban hay

sản phẩm nào và cả những quy định cụ thể khi phát sinh các ngoại lệ không theo quy định của ngân hàng thì cấp nào đƣợc duyệt.

Thứ tƣ, giám sát khoản vay: Sau khi cho vay, các ngân hàng Thái Lan rất chú trọng đến việc kiểm tra giám sát khoản vay bằng cách tiếp tục thu thập thông tin khách hàng. Thƣờng xuyên giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro.

Kinh nghiệm nâng cao chất lƣợng tín dụng của Techcombank.

Techcombank đã xây dựng hệ thống quản trị tín dụng rất phù hợp và hiệu quả, đảm bảo nguyên tắc tách bạch giữa các bộ phận, độc lập trong quá trình giải quyết và giám sát các khoản vay, cụ thể:

Tại chi nhánh chuyên viên khách hàng chịu trách nhiệm là đầu mối bán hàng, tìm kiếm khách hàng, thu thập hồ sơ, lập báo cáo thẩm định, trình lãnh đạo chi nhánh và gửi toàn bộ hồ sơ lên phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng.

Tại phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng, chuyên viên thẩm định tiếp nhận hồ sơ vay vốn từ chi nhánh gửi lên, thực hiện công tác thẩm định: kiểm tra thông tin khách hàng bằng cách gọi điện thoại cho khách hàng, nếu phát hiện có dấu hiệu không phù hợp sẽ chuyển cho bộ phận kiểm tra thực tế sẽ thẩm định trực tiếp khách hàng. Sau đó tìm kiếm thông tin từ CIC, chuyển bộ phận định giá tài sản bảo đảm tại phòng định giá hội sở hay thuê định giá độc lập bên ngoài. Nếu khách hàng không đủ điều kiện vay sẽ ra thông báo từ chối trả lời cho chi nhánh. Nếu khách hàng đủ điều kiện vay thì chuyên viên thẩm định sẽ đề xuất và trình chuyên gia phê duyệt tín dụng.

Tại trung tâm hỗ trợ kinh doanh: sau khi hồ sơ khách hàng đƣợc phê duyệt, phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng sẽ thông báo cho chi nhánh và chuyển kết quả phê duyệt cho trung tâm hỗ trợ kinh doanh. Cán bộ tại đây sẽ thực hiện ký

kết hợp đồng tín dụng, ký hợp đồng thế chấp, đăng ký giao dịch đảm bảo, nhập kho tài sản đảm bảo và giải ngân cho khách hàng.

Tại phòng quản lý nợ: sau khi hoàn tất việc cấp phát tiền vay cho khách hàng, Phòng quản lý nợ sẽ là bộ phận thƣờng xuyên theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng. Nếu có phát sinh khoản nợ quá hạn sẽ gọi liên hệ với khách hàng để nhắc nợ, nếu khách hàng không có thiện chi trả nợ có thể sẽ phối hợp với chi nhánh để thu nợ hoặc phối hợp với bộ phận xử lý nợ để xử lý tài sản đảm bảo nợ.

Tại phòng rủi ro tín dụng: định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý sẽ tiến hành đánh giá diễn biến dƣ nợ của toàn hệ thống.

Bài học đối với các NHTM Việt Nam về nâng cao chất lƣợng tín dụng

Từ những kinh nghiệm trên của các NHTM trong và ngoài nƣớc, có thể rút ra một số bài học cho NHTM Việt Nam nói chung nhƣ sau:

- Cần sàn lọc cho vay để nâng cao chất lƣợng danh mục tài sản của mình. - Cần tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình cho vay.

- Cần tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc tín dụng thận trọng; đặt ra hạn mức cho vay. Đây là hoạt động đƣợc xem là thƣờng xuyên của Ngân hàng trong việc quản lý danh mục tín dụng của mình. Biện pháp sử dụng là đặt ra các hạn mức cho vay dựa trên vốn tự có của Ngân hàng đối với khách hàng vay riêng lẻ hay nhóm khách hàng vay.

- Áp dụng mô hình định lƣợng hoặc kết hợp với mô hình định tính và định lƣợng để chấm điểm tín dụng khách hàng từ đó đƣa ra các quyết định cho vay. Qua đó hạn chế rủi ro tín dụng của NHTM.

về khách hàng, giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng thƣờng xuyên, định kỳ để có biện pháp xử lý kịp thời rủi ro có thể xảy ra ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng của NHTM.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chƣơng 1, tác giả đã khái quát các lý luận cơ bản về tín dụng và chất lƣợng tín dụng của NHTM. Từ đó khẳng định nâng cao chất lƣợng tín dụng đóng vai trò quan trọng đến sự phát triển của mỗi ngân hàng trong nền kinh tế cạnh tranh hiện nay. Nâng cao chất lƣợng tín dụng không chỉ cần đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng mà còn phải đảm bảo đƣợc sự cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro. Do đó mỗi ngân hàng cần xây dựng định hƣớng về chất lƣợng tín dụng dựa trên những chỉ tiêu phản ánh chất lƣợng tín dụng phù hợp nội tại bản thân mỗi ngân hàng cũng nhƣ thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Từ những lý luận về chất lƣợng tín dụng cùng với kinh nghiệm rút ra từ các ngân hàng trong và ngoài nƣớc sẽ làm cơ sở cho việc phân tích chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội ở chƣơng 2.

CHƢƠNG2: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)