Những kết quả đạt đƣơc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 69 - 71)

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

2.3.1. Những kết quả đạt đƣơc

Thứ nhất: Dƣ nợ tín dụng của SHB vẫn đảm bảo tăng trƣởng qua các năm đều cao hơn mức tăng trƣởng bình quân của ngành. Điều này phản ánh nổ lực rất lớn của SHB trong điều kiện kinh tế khó khăn nhƣ hiện nay. Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng là hoạt động chính đem lại nguồn thu cho ngân hàng, thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm 84% thu nhập hoạt động của SHB, đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng lợi nhuận của SHB. Với nền khách hàng truyền thống ổn định và bền vững, SHB đã có hàng nghìn khách hàng là các tổng công ty, các tập đoàn, các định chế tài chính, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình cá nhân thuộc mọi lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Điều quan trọng hơn là mối quan hệ khách hàng bền vững, công tác quản trị khách hàng hiệu quả, sự gắn bó chặt chẽ

của SHB và khách hàng trong thời gian qua đã góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh của SHB, tạo điều kiện cho việc mở rộng thị phần tín dụng.

Thứ hai: Phát triển quy mô nhƣng luôn chú trọng về chất lƣợng các khoản tín dụng tạo nên một trong những thành công của SHB khi tiếp tục đƣa tỷ lệ nợ xấu xuống dƣới mức trung bình của toàn hệ thống. Nợ xấu và nợ quá hạn tại SHB luôn đƣợc kiểm soát chặt chẽ, góp phần hạn chế rủi ro tín dụng. SHB đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nhƣ:

 Quyết liệt thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu: Giao chỉ tiêu công tác xử lý nợ xấu đến từng đơn vị kinh doanh, từng cá nhân trong hệ thống SHB; xử lý TSBĐ để thu hồi nợ; đôn đốc khách hàng trả nợ; bán nợ cho VAMC theo chủ trƣơng của NHNN…

 Các giải pháp hỗ trợ khách hàng nhƣ: Xem xét miễn, giảm lãi suất; cơ cấu thời hạn trả nợ phù hợp với dòng tiền nguồn thu của khách hàng…Đồng thời SHB triển khai đồng bộ giải pháp tƣ vấn tài chính, tham gia tƣ vấn xây dựng chiến lƣợc kinh doanh, hỗ trợ về tìm kiếm khách hàng tiêu thụ sản phẩm và hơp tác kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho khách hàng nhằm giúp khách hàng sau khi vay vốn sẽ sử dụng đồng vốn một cách hiệu quả nhất.

Kết quả đạt đƣợc giúp tỷ lệ nợ xấu tại SHB giảm từ 8,8% vào thời điểm cuối năm 2012 xuống chỉ còn 1,87% thời điểm 31/12/2016 hoàn thành kế hoạch dƣới 3%/tổng dƣ nợ.

Đồng thời, SHB luôn chú trọng tăng cƣờng giám sát, kiểm tra khách hàng sau khi cho vay để sớm phát hiện rủi ro tiềm ẩn có thể phát sinh, kiểm soát tốt chất lƣợng của các khoản vay. Định kỳ hàng năm tại các chi nhánh đều có đoàn kiểm toán trực thuộc Hội sở kiểm tra, rà soát việc tuân thủ quy trình nghiệp vụ cấp tín dụng, nhờ đó mà nhiều sai phạm trong quá trình tác nghiệp, cũng nhƣ những rủi ro tiềm ẩn đã đƣợc phát hiện.

SHB từng bƣớc đáp ứng chuẩn mực rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế Basel II, III và các quy định của NHNN. Cụ thể, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) tại SHB ở mức khá cao, đến cuối 2016 là 13% trong khi NHNN quy định mức tối thiếu là 9%; tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn ở mức 31% (quy định của NHNN tối đa 50%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)