Nhân tố từ phía Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 33 - 35)

1.2. CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

1.2.3.1. Nhân tố từ phía Ngân hàng

Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng là chính sách do hội đồng quản trị ban hành, đƣợc thiết kế nhằm hƣớng dẫn và/hoặc kiểm tra định hƣớng hoạt động tín dụng ngân hàng. Hoạt động tín dụng của mỗi NHTM đều căn cứ, tuân thủ và xuất phát từ chính sách tín dụng của ngân hàng.

Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút đƣợc nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng dựa trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ chấp hành quy định Pháp luật và đƣờng lối của NHTW, đảm bảo công bằng xã hội. Do đó, nếu ngân hàng xây dựng đƣợc một chính sách tín dụng đảm bảo đƣợc lợi ích của các bên liên quan, phù hợp với quy định của pháp luật và thị trƣờng sẽ tạo điều kiện nâng cao chất lƣợng tín dụng. Tuy nhiên, chính sách tín dụng cũng phải thƣờng xuyên đƣợc cập nhật để phù hợp với mục tiêu và đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng. Bất cứ NHTM nào muốn có chất lƣợng tín dụng tốt đều phải có chính sách tín dụng phù hợp, rõ ràng và đúng đắn.

Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng là hƣớng dẫn để thực hiện và kiểm soát quá trình cấp phát tín dụng, là các bƣớc đi cụ thể bắt đầu từ khâu tiếp nhận hồ sơ vay, thẩm định khách hàng, phê duyệt và giải ngân, kiểm tra quá trình cho vay đến khi thu hồi đƣợc nợ vay, đồng thời nêu rõ quyền hạn và nghĩa vụ của từng ngƣời, từng bộ phận trong việc giải quyết hồ sơ tín dụng. Một quy trình trình tín dụng hợp lý, đảm bảo tính khoa học sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng, giảm thiểu rủi ro tín dụng, đảm

bảo xử lý thủ tục hồ sơ đơn giản, nhanh chóng cho khách hàng và tạo điều kiện mở rộng tín dụng.

Thông tin phục vụ cho hoạt động tín dụng

Thông tin có vai trò quan trọng trong quản lý chất lƣợng tín dụng. Nhờ có thông tin tín dụng, thông tin ngành, ngƣời quản lý có thể đƣa ra những quyết định cần thiết liên quan đến cho vay, theo dõi và quản lý khoản vay. Số lƣợng, chất lƣợng thông tin thu thập đƣợc có liên quan đến mức độ chính xác trong việc phân tích, nhận định khách hàng... để đƣa ra quyết định phù hợp. Thông tin càng đầy đủ, chính xác và kịp thời, toàn diện thì khả năng ngăn ngừa rủi ro càng lớn, chất lƣợng tín dụng càng cao.

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Đây là hoạt động mang tính bắt buộc và thƣờng xuyên đối với mọi ngân hàng. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ càng độc lập, thƣờng xuyên sẽ càng làm cho hoạt động tín dụng đúng hƣớng, thực hiện đúng các nguyên tắc trong quy trình tín dụng. Chất lƣợng tín dụng tùy thuộc vào mức độ phát hiện kịp thời nguyên nhân các sai phạm phát sinh, các gian lận trong quá trình cấp tín dụng và sự khắc phục sai sót có nghiêm túc và kịp thời không. Từ đó, đƣa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các hệ thống, quy trình tín dụng góp phần đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả.

Chất lƣợng nguồn nhân lực

Con ngƣời là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong quản lý chất lƣợng tín dụng nói riêng và hoạt động của ngân hàng nói chung. Kinh tế càng phát triển, các quan hệ kinh tế càng phức tạp, cạnh tranh ngày càng gay gắt thì yêu cầu trình độ của ngƣời lao động ngày càng cao. Đội ngũ cán bộ ngân hàng có chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có đạo đức, có năng lực trong việc thẩm định, đánh giá tài sản thế chấp, giám sát số tiền vay và có các biện pháp hữu hiệu trong việc thu hồi nợ vay

của ngân hàng sẽ giúp ngân hàng ngăn ngừa đƣợc những rủi ro khi thực hiện cấp tín dụng.

Hệ thống công nghệ ngân hàng

Các trang thiết bị, máy móc hiện đại, phần mềm thiết thực đƣợc trang bị nhằm cập nhật, xử lý thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, công tác phân tích tín dụng, lập kế hoạch, xây dựng chính sách tín dụng có hiệu quả hơn. Nhờ đó góp phần hạn chế rủi ro và nâng cao chất lƣợng tín dụng ngân hàng.

Việc hỗ trợ của công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng mang lại những giá trị to lớn. Hệ thống công nghệ càng hiện đại, càng hỗ trợ tốt cho nghiệp vụ thì các công tác kiểm tra, giám sát cũng dễ dàng hơn, từ đó chất lƣợng tín dụng cũng đƣợc kiểm soát tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)