Các yếu tố tác động đến hoạt động cho vay hộ nông dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đăk đoa gia lai (Trang 33 - 36)

 Yếu tố bên ngoài

- Yếu tố môi trƣờng tự nhiên:

Môi trường tự nhiên có tác động trực tiếp đến hộ nông dân kinh doanh. Nhất là hộ nông dân nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện tự nhiên nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, sản xuất kinh doanh suôn sẻ thì hộ nông dân có khả năng tài chính để trả nợ

Ngân hàng. Nhưng nếu thiên tai bất ngờ xảy ra thì hộ sẽ bị thiệt hại lớn về kinh tế, cuộc trả nợ Ngân hàng sẽ gặp khó khăn. Diễn biến của tự nhiên là không thể đoán trước được và khó có thể tránh được khi thiên tai xảy ra cho nên môi trường tự nhiên là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay hộ nông dân.

- Môi trường kinh tế

Hoạt động cho vay hộ nông dân có chất lượng hay không, rủi ro nhiều hay ít đều có quan hệ gắn bó tới sự phát triển kinh tế của mỗi địa phương. Khi địa phương có nền kinh tế tăng trưởng, phát triển bền vững, hoạt động của ngân hàng nhất là hoạt động cho vay hộ nông dân ngày càng được mở rộng mang lại nguồn thu cho ngân hàng và ngược lại.

- Môi trường pháp luật.

Đối với cho vay hộ nông dân, môi trường pháp luật sẽ cho phép hay cấm ngân hàng mở rộng, phát triển các hình thức cho vay mới, cho vay các khách hàng có chất lượng thấp. Và qua đó ngân hàng sẽ quy định ra các nguyên tắc, điều kiện hợp đồng, quy trình và chính sách cho vay phù hợp và nâng cao được chất lượng hoạt động cho vay hộ nông dân. Môi trường pháp luật sẽ tạo điều kiện cho các hộ phát triển sản xuất, tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng và đối với ngân hàng kiểm soát và nâng cao chất lượng hoạt động cho vay hộ nông dân.

- Môi trường văn hóa-xã hội:

Chất lượng cho vay hộ nông dân của ngân hàng còn phụ thuộc các nhân tố văn hoá – xã hội như truyền thống văn hoá, tâm lý con người, trình độ dân trí … Nếu người dân có trình độ nhận thức cao sẽ có nhiều hiểu biết về pháp luật, dịch vụ ngân hàng nên sẽ đòi hỏi cao về chất lượng cao hơn và sẽ hiểu biết hơn về những biến động của thị trường để giúp họ lựa chọn các phương án sản xuất tổt, sử dụng vốn ngân hàng có hiệu quả. Người dân có tâm lý bao cấp, ỉ lại, Ngân hàng có thể phải đưa ra các điều kiện về tài sản đảo bảo để nhằm bảo đảm an toàn cho khoản vay.

 Yếu tố vay vốn từ hộ kinh tế hộ:

- Trình độ khách hàng

Trình độ khách hàng bao gồm cả trình độ sản xuất và trình độ quản lý của khách hàng. Với một trình độ sản xuất phù hợp với khả năng quản lý khách hàng có thể đạt được kết quả sản xuất kinh doanh tốt để có khả năng trả nợ Ngân hàng. Tuy nhiên nếu khách hàng không có khả năng quản lý đồng thời sản xuất kém thì việc trả nợ Ngân hàng là rất khó khăn. Vì vậy trình độ của khách hàng là yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng cho vay hộ nông dân .

- Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích

Đây là yếu tố thuộc về chủ quan của khách hàng, yếu tố này ngân hàng rất khó kiểm soát từ đầu. Việc sử dụng vốn vay sai mục đích là ý định của khách hàng, ý định này có thể xuất hiện ngay từ đầu khi vay vốn hoặc sau khi vay, tuy nhiên việc khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích đã vi phạm quy chế cho vay vì vậy đã ảnh hưởng tới tín dụng cho vay hộ nông dân.

 Yếu tố thực tế Ngân hàng:

Bên cạnh yếu tố môi trường, yếu tố thuộc về khách hàng thì yếu tố thuộc về ngân hàng cũng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động cho vay hộ nông dân. Cụ thể:

- Chấp hành quy định thể chế tín dụng

Việc thi hành quy định thể chế tín dụng của cán bộ làm tín dụng tốt hay không tốt là nguyên nhân để các chỉ tiêu định tính đánh giá chất lượng ngân hàng có thể sử dụng. Mỗi cán bộ tín dụng khi cho vay đều phải tuân thủ theo luật các tổ chức tín dụng và các quy định thể chế tín dụng riêng của từng ngân hàng.

- Trình độ cán bộ tín dụng

Trình độ của cán bộ tín dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng khoản vay hộ nông dân. Nếu cán bộ tín dụng nắm vững chuyên môn nghiệp vụ thì quá trình tư vấn, thẩm định dự án hộ nông dân sẽ chính xác hơn, quá trình đôn đốc và thu nợ cũng hiệu quả hơn và ngược lại

- Chính sách cho vay hộ nông dân.

Chính sách cho vay của một ngân hàng thương mại là một hệ thống các biện pháp có liên quan đến việc khuyến khích hoặc hạn chế trong hoạt động cho vay để đạt được mục tiêu của ngân hàng thương mại và hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn trong kinh doanh tín dụng của ngân hàng. Một chính sách cho vay hộ nông dân đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động cho vay trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật đường lối chính sách của nhà nước.

- Công tác tổ chức của ngân hàng.

Công tác tổ chức của ngân hàng cần được cụ thể hoá và sắp xếp một cách khoa học đảm bảo sự phối kết hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các phòng ban ngân hàng trong hệ thống cũng như ngân hàng với các cơ quan khác như tài chính, pháp luật… tạo điều kiện đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng giúp cho ngân hàng theo dõi quản lý sát sao các khoản cho vay, các khoản huy động vốn. Đây là cơ sở tiến hành các nghiệp vụ tín dụng lành mạnh và quản lý có chất lượng các khoản vốn vay hộ nông dân.

- Hệ thống thông tin đối với hoạt động cho vay hộ nông dân.

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại thì thông tin về tín dụng là yếu tố cơ bản có vai trò quan trọng trong quản lý cho vay của ngân hàng, nhờ có những thông tín đó mà người quản lý có thể đưa ra được quyết định cần thiết liên quan đến cho vay, theo dõi và quản lý tài khoản cho vay. Đối với cho vay hộ nông dân thì nếu thông tin tín dụng ngày càng nhanh nhạy, chính xác toàn diện thì khả năng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay hộ nông dân càng cao và ngược lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đăk đoa gia lai (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)