Các nhân tố tác động phát triển cho vay hộ nông dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đăk đoa gia lai (Trang 59)

2.3.1. Nhân tố chủ quan

 Công tác quản lý chƣa hiệu quả của chi nhánh ngân hàng

Để nâng cao chất lượng tín dụng cho vay HND của chi nhánh ngân hàng Agribank Huyện Đak Đoa đòi hỏi chi nhánh phải thắt chặt trong công tác quản lý tín dụng cho vay HND. Mặc dù, trong quá trình cho vay, ngân hàng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Đak Đoa luôn thực hiện đầy đủ và đúng các quy định của Ngân hàng Nhà nước và theo đúng quy trình tín dụng của Agribank, luôn tạo điều kiện cho khách hàng một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất. Tuy nhiên, trong công tác quản lý tín dụng cho vay HND của chi nhánh vẫn còn một số hạn chế như không kịp thời điều chỉnh, ban hành mới các cơ chế, chính sách phù hợp; chỉ đạo nghiệp vụ chưa sâu sát; không có các chính sách phòng ngừa rủi ro hoặc có nhưng chưa hoàn thiện. Một số cán bộ tín dụng chi nhánh chưa quản lý hiệu quả các khoản vay HND, cụ thể giải ngân không tuân thủ theo quy định tín dụng; chưa hiệu quả trong khâu kiểm soát, theo dõi (không

kiểm soát hoặc kiểm soát không chặt chẽ mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, việc kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của khách hàng bị buông lỏng, việc kiểm soát, theo dõi dòng luân chuyển vốn của khách hàng không được thực thi một cách có hiệu quả,) …

 Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng cho vay HND tạo nên sự khác biệt cho mỗi ngân hàng, là một chi nhánh thuộc hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thông Việt Nam nên ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Đak Đoa thực hiện các hoạt động kinh doanh trên tinh thần ưu tiên cấp vốn cho các khách hàng cần vốn cho hoạt động nông nghiệp. Tuy nhiên, chính sách cho vay của Ngân hàng chưa thực sự phù hợp với đặc điểm thực trạng nền kinh tế và điều kiện vay vốn của HND dẫn đến quy mô tín dụng cho vay HND chưa được mở rộng. Ngoài ra sự chậm trễ trong việc sửa đổi các quy trình tín dụng chưa hoặc không còn phù hợp với điều kiện thực tế cũng làm cho chi nhánh gặp phải khó khăn khi phải xử lý tài sản đảm bảo cho các khoản vay. Quy trình tín dụng lỏng lẻo, không chặt chẽ, không thống nhất sẽ tạo điều kiện được cấp tín dụng cho những khách hàng không có khả năng trả nợ, cho những dự án không có khả năng thu hồi vốn hoặc thu hồi vốn lâu, quá hạn trả nợ ngân hàng. Quy trình lỏng lẻo cũng tạo điều kiện cho chính những nhân viên tín dụng có thể mưu lợi riêng, gây thiệt hại cho ngân hàng.

Để có thể chiếm lĩnh thị phần, ngân hàng Agribank chi nhánh Huyện Đak Đoa có thể đơn giản hóa các thủ tục cho vay, hạ thấp các tiêu chuẩn đánh giá khách hàng, tìm cách lách rào kiểm soát, thông tin sai lệch… để thu hút khách hàng nhiều hơn đến với chi nhánh.

 Trình độ nghiệp vụ của cán bộ QHKH của chi nhánh

Cán bộ QHKH phải tiếp cận với nhiều ngành nghề, nhiều vùng... Để trở thành cán bộ QHKH tốt, họ phải am hiểu khách hàng, am hiểu lĩnh vực mà khách hàng kinh doanh, môi trường mà khách hàng sống. Họ phải có khả năng dự báo các vấn đề liên

quan tới các dự án vay của các HND… Như vậy, họ cần phải được đào tạo và tự đào tạo kỹ lưỡng, liên tục và toàn diện. Thực tế tại ngân hàng Agribank chi nhánh Huyện Đak Đoa số lượng cán bộ tín dụng của chi nhánh còn thiếu và chi nhánh cũng chưa chú trọng công tác đào tạo cho cán bộ tín dụng dẫn đễn thiếu kỹ năng và năng lực làm việc.

Đạo đức nghề nghiệp của Cán bộ QHKH cũng là một trong những yếu tố làm tăng các khoản nợ xấu của chi nhánh ngân hàng. Cán bộ QHKH là người xem xét, đánh giá trực tiếp các phương án, dự án của các HND. Tại Agribank chi nhánh Huyện Đak Đoa vẫn còn tình trạng cán bộ QHKH cố tình làm sai quy định, tham ô để mưu lợi riêng làm tổn hại đến lợi ích của ngân hàng và ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cho vay HND của chi nhánh trong thời gian qua.

Nhiều cán bộ chưa thể nắm bắt kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng, dẫn đến chậm phản ứng khi khách hàng gặp phải những tình huống bất ngờ, xảy ra rủi ro thì đã muộn nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tín dụng cho vay HND của chi nhánh trong thời gian qua.

2.3.2. Nhân tố khách quan

 Môi trƣờng tự nhiên

Đak Đoa là huyện miền núi, kinh tế nông, lâm nghiệp là chủ yếu. Vì vậy, những biến động lớn về thời tiết, khí hậu gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Điều kiện tự nhiên là yếu tố khó dự đoán, nó thường xảy ra bất ngờ với thiệt hại lớn nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Vì vậy khi có thiên tai dịch họa xảy ra, khách hàng cùng ngân hàng sẽ có nguy cơ tổn thất lớn, phương án kinh doanh bị đổ bể, không có nguồn thu.

 Môi trƣờng kinh tế - xã hội

Đak Đoa là một là huyện miền núi, kinh tế- xã hội của Đak Đoa còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Huyện có xuất phát điểm về kinh tế thấp, các xã xa các trung tâm kinh tế lớn của tỉnh, trình độ dân trí thấp, tập quán sản xuất có nơi còn lạc hậu, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn. Nguồn vốn tỉnh

hỗ trợ chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển, kinh tế chủ yếu là nông, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Do vậy, để đảm bảo cấp vốn cho việc phát triển kinh tế địa phương đòi hỏi sự hỗ trợ rất lớn từ các tổ chức tín dụng, đặc biệt là tạo điều kiện phát triển hoạt động tín dụng cho vay hộ nông dân cho ngân hàng Agribank chi nhánh Huyện Đak Đoa.

 Yếu tố từ phía khách hàng

Trình độ người dân trên địa bàn Huyện Đak Đoa vẫn còn thấp, yếu kém trong dự đoán các vấn đề kinh doanh. Đây cũng là nguyên nhân làm gia tăng nợ xấu, ảnh hưởng tín dụng cho vay HND của ngân hàng. Nhiều người vay đã không tính toán kỹ lưỡng hoặc không có khả năng tính toán kỹ lưỡng những bất trắc có thể xảy ra, không có khả năng thích ứng và khắc phục khó khăn trong kinh doanh. Bên cạnh đó, vẫn còn một số hộ sử dụng vốn có lãi song vẫn không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn, đây cũng là yếu tố làm tăng nợ xấu cho vay HND của ngân hàng Agribank huyện Đak Đoa.

2.4. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong phát triển cho vay HND. 2.4.1 Hạn chế chủ yếu:

- Hệ số vòng quay vốn tín dụng cho vay HND của chi nhánh mặc dù không quá thấp nhưng có xu hướng giảm dần trong năm 2016 và năm 2017, điều này phản ánh tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Agribank Đak Đoa đang chậm lại và Agribank Đak Đoa chưa thực sự đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của khách hàng.

- Mức sinh lời từ hoạt động cho vay HND của Agribank chi nhánh huyện Đak Đoa còn thấp, chỉ đạt mức 14.69% năm 2015, đạt 14.89% năm 2016 và còn 15.19% năm 2017.

- Mặc dù tỷ lệ nợ xấu thấp so với tổng dư nợ tín dụng nhưng hiện tại trong năm 2017 đang có xu hướng tăng dần.

- Dư nợ cho vay tín chấp không có tài sản đảm bảo vẫn còn hạn chế. Đây là rào cản trong việc mở rộng quy mô, doanh số và phát triể cho vay HND

2.4.2. Nguyên nhân

- Nguồn vốn của Agribank chi nhánh Huyện Đak Đoa còn rất hạn chế, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn vốn huy động, do vậy không phải mọi nhu cầu vay vốn của khách hàng là HND đều được Agribank Huyện Đak Đoa đáp ứng. Chi nhánh chưa hoàn toàn chủ động về nguồn vốn cho vay, phải sử dụng vốn điều hòa từ Trụ sở chính với mức phí cao hơn lãi suất huy động tại địa phương. Chưa có sự chuẩn bị thật đầy đủ để xây dựng một chiến lược khách hàng đúng nghĩa. Quy mô tăng trưởng tín dụng tại chi nhánh chưa tương xứng với tiềm năng phát triển kinh tế trên địa bàn. Dư nợ cho vay bình quân trên HND tuy có tăng qua các năm nhưng vẫn còn ở mức thấp so với bình quân chung của khu vực miền Trung

Phần lớn CBTD chưa nhạy bén trong khâu tiếp thị, quảng bá hoạt động của Agribank đến khách hàng; Quy trình cho vay vẫn còn một số nội dung bất cập, chưa gọn nhẹ đối với lĩnh vực cho vay HND. Chưa đa dạng hóa các sản phẩm cho vay đến hộ gia đình, cá nhân như các NHTM cổ phần. Mức độ độc lập của cán bộ kiểm tra chưa thực sự rõ nét, đôi lúc còn ngại va chạm, chưa phát huy hết tính chất của việc kiểm tra, kiểm soát và hậu kiểm.

- Do công nghệ và hệ thống xử lý thông tin còn chưa thật sự hiện đại nguồn thông tin về các khách hàng chưa đầy đủ nên ít nhiều ảnh hưởng đến công tác thẩm định của cán bộ tín dụng tại Agribank chi nhánh Huyện Đak Đoa.

- Cán bộ lãnh đạo Ngân hàng và cán bộ tín dụng còn bị đè nặng tâm lý an toàn, chưa mạnh dạn tâm lý dám quyết và dám chịu trách nhiệm

2.4.2.2. Nguyên nhân khách quan

Một số nguyên nhân khách quan dẫn đến những hạn chế trong chất lượng tín dụng cho vay HND của ngân hàng Agribank chi nhánh Huyện Đak Đoa như sau:

- Chính sách và quy chế cho vay HND chậm đổi mới phù hợp với điều kiện thực tiễn nền kinh tế xã hội và cuộc sống của HND

- Do môi trường kinh tế chưa ổn định: Sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trong quá trình hoạt động nhằm thu hút được nhiều khách hàng cũng là nguyên nhân

thuộc về môi trường kinh tế. Trên địa bàn huyện Đak Đoa hiện nay có rất nhiều các NHTM cả trong và ngoài nước, các quỹ tín dụng thành lập các chi nhánh. Do vậy việc cạnh tranh là vô cùng gay gắt. Chi nhánh Huyện Đak Đoa do có quy mô nhỏ nên có nhiều khó khăn trong việc thu hút khách hàng. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến việc ngân hàng No&PTNT chi nhánh Huyện Đak Đoa chưa mở rộng cho vay hộ nông dân.

- Môi trường pháp lí cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng chưa đầy đủ và còn nhiều vướng mắc. Điều này khiến chi nhánh vẫn còn e ngại chưa dám cho vay một cách rộng rãi hơn, đồng thời do môi trường pháp lí chưa đầy đủ nên ảnh hưởng rất nhiều đến các khoản cho vay hộ nông dân mà chi nhánh đang cho vay.

- Từ phía khách hàng: Do địa bàn huyện Đak Đoa vẫn còn nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, khách hàng chủ yếu của các chi nhánh là các hộ nông dân chăn nuôi, các làng nghề ở nông thôn. Các hộ nông dân nông nghiệp thường kinh doanh không ổn định do phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Hơn nữa trình độ nhận thức còn thấp, trình độ văn hóa thấp nên không thể nhận thức rõ ràng được việc vay vốn. Do đó chi nhánh không dám mở rộng cho vay nhiều. Đồng thời cũng có nhiều hộ nông dân mở rộng vốn vay sai mục đích, đây là hiện tượng khá phổ biến hiện nay. Có những khách hàng vay vốn lưu động nhưng lai cho vao xây dựng cơ bản....Tất cả những điều này gây ra nhiều rủi ro cho ngân hàng khiến ngân hàng chưa mở rộng hơn nữa cho vay hộ nông dân.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Nội dung chương 2 sau khi giới thiệu tổng quan về sự ra đời và cơ cấu tổ chức của chi nhánh ngân hàng Đak Đoa, đề tài tập trung phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay hộ nông dân của ngân hàng trong giai đoạn 2015 -2017. Tại chương này đề tài đã phân tích, đánh giá bức tranh toàn cảnh ưu nhược điểm cũng như nguyên nhân trong hoạt động phát triển cho vay hộ nông dân của chi nhánh ngân hàng này

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NÔNG DÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI

NHÁNH ĐAK ĐOA, ĐÔNG GIA LAI 3.1 CƠ SỞ CỦA GIẢI PHÁP

3.1.1. Định hƣớng phát triển Ngân hàng No&PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Đak Đoa - Đông Gia Lai

Thứ nhất, chiến lược chung của Agribank chi nhánh Huyện Đak Đoa tới năm 2020 là phát triển thành Ngân hàng đa năng, đảm bảo cung ưng nguồn vốn cho khu vực Huyện Đak Đoavà các vùng lân cận.

Thứ hai, xây dựng chiến lược kinh doanh và chiến lược quản trị theo thông lệ quốc tế, tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng để giữ an toàn cho hoạt động chi nhánh.

Thứ ba, đa dạng hóa các nguồn thu kinh doanh, tiếp tục mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực tài chính mới có tiềm năng hiệu quả cao; tận dụng thời cơ mở rộng danh mục đầu tư vào các doanh nghiệp có tiềm năng và hiệu suất đầu tư tốt nhằm gia tăng thu nhập dài hạn ổn định cho chi nhánh.

Thứ tư, tăng cường đầu tư cho hạ tầng quản lý thông tin, dự kiến đầu tư nâng cấp thêm với ngân sách kiến nghị là từ 20 tỷ đồng cho hạ tầng mạng kể cả bảo mật, back up, hệ thống ATM, POS, Internet Banking, Mobile Banking và Trung tâm dịch vụ khách hàng.

Thứ năm, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, tiếp tục sáng tạo các chính sách đãi ngộ phù hợp, thu hút và gìn giữ nguồn nhân lực kỹ thuật cao, tăng cường công tác đào tạo nội bộ. Chính sách đãi ngộ nhất thiết phải đủ hấp dẫn tài năng và liên kết sự trung thành của cán bộ với chi nhánh ngân hàng.

3.1.2 Cơ sở thị trƣờng và thị phần cho vay HND

Huyện Đak Đoa là huyện có địa bàn ở phía Đông tỉnh Gia Lai, có tổng diện tích tự nhiên là 985 km2

với 17 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn, cơ cấu cây trồng chủ yếu là lúa, cà phê, hồ tiêu.

Hiện nay, trên địa bàn huyện ngoài chi nhánh Đak Đoa còn có 7 chi nhánh ngân hàng khác cùng hoạt động. Tuy vậy, các chi nhánh khác chủ yếu hoạt động cho vay doanh nghiệp, cá nhân không thuộc đối tượng hộ nông dân. Năm 2017, tổng số hộ nông dân trên toàn huyện là 25.914 hộ nhưng số hộ được vay vốn ngân hàng chỉ là 3.967, chiếm tỷ lệ 15%. Như vậy thị phần cho vay hộ nông dân của huyện Đak Đoa hiện còn rất lớn

3.2 Giải pháp phát triển cho vay hộ nông dân của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Đak Đoa - Đông Gia Lai Nam - Chi nhánh huyện Đak Đoa - Đông Gia Lai

Nhận thức được tiềm năng phát triển, Agribank Huyện Đak Đoa đã và đang thực hiện phát triển và nâng cao chất lượng cho vay với mọi khách hàng, đặc biệt là khách hàng là hộ nông dân. Dựa trên kết quả phân tích trong chương 2 và những định hướng phát triển của chi nhánh Agribank Huyện Đak Đoa trong thời gian tới, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay hộ nông dân tại Agribank Huyện Đak Đoa trong thời gian tới như sau:

3.2.1. Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay hộ nông dân

 Tăng cƣờng nguồn vốn huy động

Để mở rộng cho vay HND trƣớc hết ngân hàng phải đáp ứng nguồn vốn.

Mặc dù trong những năm gần đây nguồn vốn huy động của ngân hàng Agribank huyện Đak Đoa đã tăng nhanh. Thế nhưng nhu cầu vay vốn của người dân cũng ngày một tăng, vì vậy để đáp ứng nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh cho người dân và để giảm vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên thì ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đăk đoa gia lai (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)