Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đăk đoa gia lai (Trang 63)

Một số nguyên nhân khách quan dẫn đến những hạn chế trong chất lượng tín dụng cho vay HND của ngân hàng Agribank chi nhánh Huyện Đak Đoa như sau:

- Chính sách và quy chế cho vay HND chậm đổi mới phù hợp với điều kiện thực tiễn nền kinh tế xã hội và cuộc sống của HND

- Do môi trường kinh tế chưa ổn định: Sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trong quá trình hoạt động nhằm thu hút được nhiều khách hàng cũng là nguyên nhân

thuộc về môi trường kinh tế. Trên địa bàn huyện Đak Đoa hiện nay có rất nhiều các NHTM cả trong và ngoài nước, các quỹ tín dụng thành lập các chi nhánh. Do vậy việc cạnh tranh là vô cùng gay gắt. Chi nhánh Huyện Đak Đoa do có quy mô nhỏ nên có nhiều khó khăn trong việc thu hút khách hàng. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến việc ngân hàng No&PTNT chi nhánh Huyện Đak Đoa chưa mở rộng cho vay hộ nông dân.

- Môi trường pháp lí cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng chưa đầy đủ và còn nhiều vướng mắc. Điều này khiến chi nhánh vẫn còn e ngại chưa dám cho vay một cách rộng rãi hơn, đồng thời do môi trường pháp lí chưa đầy đủ nên ảnh hưởng rất nhiều đến các khoản cho vay hộ nông dân mà chi nhánh đang cho vay.

- Từ phía khách hàng: Do địa bàn huyện Đak Đoa vẫn còn nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, khách hàng chủ yếu của các chi nhánh là các hộ nông dân chăn nuôi, các làng nghề ở nông thôn. Các hộ nông dân nông nghiệp thường kinh doanh không ổn định do phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Hơn nữa trình độ nhận thức còn thấp, trình độ văn hóa thấp nên không thể nhận thức rõ ràng được việc vay vốn. Do đó chi nhánh không dám mở rộng cho vay nhiều. Đồng thời cũng có nhiều hộ nông dân mở rộng vốn vay sai mục đích, đây là hiện tượng khá phổ biến hiện nay. Có những khách hàng vay vốn lưu động nhưng lai cho vao xây dựng cơ bản....Tất cả những điều này gây ra nhiều rủi ro cho ngân hàng khiến ngân hàng chưa mở rộng hơn nữa cho vay hộ nông dân.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Nội dung chương 2 sau khi giới thiệu tổng quan về sự ra đời và cơ cấu tổ chức của chi nhánh ngân hàng Đak Đoa, đề tài tập trung phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay hộ nông dân của ngân hàng trong giai đoạn 2015 -2017. Tại chương này đề tài đã phân tích, đánh giá bức tranh toàn cảnh ưu nhược điểm cũng như nguyên nhân trong hoạt động phát triển cho vay hộ nông dân của chi nhánh ngân hàng này

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NÔNG DÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI

NHÁNH ĐAK ĐOA, ĐÔNG GIA LAI 3.1 CƠ SỞ CỦA GIẢI PHÁP

3.1.1. Định hƣớng phát triển Ngân hàng No&PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Đak Đoa - Đông Gia Lai

Thứ nhất, chiến lược chung của Agribank chi nhánh Huyện Đak Đoa tới năm 2020 là phát triển thành Ngân hàng đa năng, đảm bảo cung ưng nguồn vốn cho khu vực Huyện Đak Đoavà các vùng lân cận.

Thứ hai, xây dựng chiến lược kinh doanh và chiến lược quản trị theo thông lệ quốc tế, tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng để giữ an toàn cho hoạt động chi nhánh.

Thứ ba, đa dạng hóa các nguồn thu kinh doanh, tiếp tục mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực tài chính mới có tiềm năng hiệu quả cao; tận dụng thời cơ mở rộng danh mục đầu tư vào các doanh nghiệp có tiềm năng và hiệu suất đầu tư tốt nhằm gia tăng thu nhập dài hạn ổn định cho chi nhánh.

Thứ tư, tăng cường đầu tư cho hạ tầng quản lý thông tin, dự kiến đầu tư nâng cấp thêm với ngân sách kiến nghị là từ 20 tỷ đồng cho hạ tầng mạng kể cả bảo mật, back up, hệ thống ATM, POS, Internet Banking, Mobile Banking và Trung tâm dịch vụ khách hàng.

Thứ năm, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, tiếp tục sáng tạo các chính sách đãi ngộ phù hợp, thu hút và gìn giữ nguồn nhân lực kỹ thuật cao, tăng cường công tác đào tạo nội bộ. Chính sách đãi ngộ nhất thiết phải đủ hấp dẫn tài năng và liên kết sự trung thành của cán bộ với chi nhánh ngân hàng.

3.1.2 Cơ sở thị trƣờng và thị phần cho vay HND

Huyện Đak Đoa là huyện có địa bàn ở phía Đông tỉnh Gia Lai, có tổng diện tích tự nhiên là 985 km2

với 17 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn, cơ cấu cây trồng chủ yếu là lúa, cà phê, hồ tiêu.

Hiện nay, trên địa bàn huyện ngoài chi nhánh Đak Đoa còn có 7 chi nhánh ngân hàng khác cùng hoạt động. Tuy vậy, các chi nhánh khác chủ yếu hoạt động cho vay doanh nghiệp, cá nhân không thuộc đối tượng hộ nông dân. Năm 2017, tổng số hộ nông dân trên toàn huyện là 25.914 hộ nhưng số hộ được vay vốn ngân hàng chỉ là 3.967, chiếm tỷ lệ 15%. Như vậy thị phần cho vay hộ nông dân của huyện Đak Đoa hiện còn rất lớn

3.2 Giải pháp phát triển cho vay hộ nông dân của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Đak Đoa - Đông Gia Lai Nam - Chi nhánh huyện Đak Đoa - Đông Gia Lai

Nhận thức được tiềm năng phát triển, Agribank Huyện Đak Đoa đã và đang thực hiện phát triển và nâng cao chất lượng cho vay với mọi khách hàng, đặc biệt là khách hàng là hộ nông dân. Dựa trên kết quả phân tích trong chương 2 và những định hướng phát triển của chi nhánh Agribank Huyện Đak Đoa trong thời gian tới, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay hộ nông dân tại Agribank Huyện Đak Đoa trong thời gian tới như sau:

3.2.1. Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay hộ nông dân

 Tăng cƣờng nguồn vốn huy động

Để mở rộng cho vay HND trƣớc hết ngân hàng phải đáp ứng nguồn vốn.

Mặc dù trong những năm gần đây nguồn vốn huy động của ngân hàng Agribank huyện Đak Đoa đã tăng nhanh. Thế nhưng nhu cầu vay vốn của người dân cũng ngày một tăng, vì vậy để đáp ứng nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh cho người dân và để giảm vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên thì ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa nhằm khai thác những tiềm năng về vốn. . Chính vì thế mà NHNo & PTNT huyện Đak

Đoa cần có những chính sách để khuyến khích người dân tiết kiệm trong tiêu dùng nhằm đầu tư vào sản xuất, cụ thể:

- Đưa ra các hình thức thu hút huy động như tiền gửi tiết kiệm có thưởng: Mỗi khách hàng khi gửi tiền tiết kiệm đều được cấp một sổ tiết kiệm, trong đó có số tài khoản riêng, hàng năm xổ số trúng thưởng dưới hình thức quay số hoặc bốc thăm.

- Ngân hàng Agribank chi nhánh Đak Đoa nên áp dụng mức lãi suất thích hợp, tăng mức lãi suất huy động vốn, hấp dẫn người dân bằng cách luôn theo dõi lãi suất huy động vốn của các ngân hàng khác để điều chỉnh mức lãi suất cho phù hợp. Lãi suất là một công cụ rất quan trọng trong việc huy động vốn, do đó việc xác định lãi suất thích hợp là một yếu tố hết sức cần thiết. Tuy nhiên, so với nhiều ngân hàng khác trên cùng địa bàn thì lãi suất huy động vốn của chi nhánh còn quá thấp, mức chênh lệch thấp hơn từ 0.4-1.0% tùy theo kỳ hạn nên chưa thực sự thu hút người dân gởi tiền. Vì vậy, trong từng thời kỳ, Chi nhánh cần điều chỉnh mức lãi suất một cách linh hoạt phù hợp với tỷ lệ lạm phát và tình hình kinh tế để khách hàng tin tưởng gửi tiền vào mà không sợ đồng tiền của mình bị mất giá mà vẫn đảm bảo mức cạnh tranh lãi suất với các ngân hàng khác.

Ngoài ra, Chi nhánh cần phải có chính sách ưu đãi về lãi suất, áp dụng lãi suất bậc thang tức là với mỗi mốc số dư tiền gửi là một mức lãi suất, số dư tiền gửi càng lớn và thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao. Ưu đãi về lãi suất cho những khách hàng giao dịch lâu năm với Chi nhánh cộng thêm với những hành động thiết thực như tặng quà, tặng phiếu ưu đãi. Do ảnh hưởng đến đầu ra, tức nếu lãi suất và chi phí cho các hoạt động nhằm tăng vốn huy động cao thì sẽ ảnh hưởng đến lãi suất cho vay cũng phải cao. Vì vậy, ngân hàng nên thực hiện các hình thức huy động nêu trên theo một thời gian nhất định nào đó chứ không phải thực hiện liên tục. Và theo đó, ngân hàng sẽ duy trì được những khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới và khuyến khích họ gắn bó với chi nhánh qua mọi dịch vụ, đồng thời thu hút thêm nguồn vốn vay cho nông dân. Khách hàng chỉ gửi tiền của vào nơi mà họ tin tưởng. Vì vậy, cần tạo uy tín ngày càng

cao đối với khách hàng, tạo cho khách hàng cảm giác an toàn khi họ gửi tài sản của mình vào ngân hàng.

- Mặt khác, ngân hàng Agribank huyện Đak Đoa cần nâng cao chất lượng phục vụ đảm bảo an toàn, chính xác, nhanh chóng, mọi thắc mắc của khách hàng phải được giải đáp kịp thời. Muốn vậy thì cán bộ làm công tác huy động phải có nghiệp vụ, khi giao tiếp với khách hàng ngoài việc nói năng lịch sự, thái độ niềm nở, cán bộ còn phải biết tư vấn, cho lời khuyên, trả lời các câu hỏi của khách hàng một cách thỏa đáng các vấn đề liên quan đến lãi suất, thể lệ chế độ tiển gửi, việc thanh toán, chuyển tiền…Những điều này sẽ giúp khách hàng tin tưởng và an tâm hơn khi gửi tiền của mình vào ngân hàng.

 Mở rộng cho vay hộ nông dân

Đối với Agribank huyện Đak Đoa, thị trường ưu tiên hàng đầu là nông nghiệp nông thôn và nông dân, vì thế cho vay HND luôn được ưu tiên trước nhất và Ngân hàng luôn tìm cách nâng cao chất lượng các khoản cho vay HND. Để mở rộng cho vay hộ nông dân đòi hỏi chi nhánh phải giải quyết những vấn đề sau:

- Khách hàng của Ngân hàng Agribank huyện Đak Đoa chủ yếu là hộ nông dân thuộc địa bàn quản lý ở các thôn ấp, xã. Vì vậy,cán bộ tín dụng trước khi đi vào tác nghiệp cụ thể phải xác định được số lượng khách hàng, quy mô tín dụng trên mỗi địa bàn theo đối tượng đầu tư, theo phương hướng kế hoạch của địa phương đó bằng một dự án tổng thể. Hiện nay cán bộ tín dụng chi nhánh được bố trí theo địa bàn xã, do đó dự án tổng thể đầu tiên được xây dựng theo quy mô xã trong phạm vi một cán bộ tín dụng phụ trách. Trên cơ sở thông tin tuyên truyền về chủ trương, chính sách, thể lệ, chế độ quy định của chính phủ và Ngân hàng về tín dụng Ngân hàng qua phương tiện thông tin, cuộc họp ấp, xã, các tổ chức đoàn thể, chính quyền, có kế hoạch phối hợp với các tổ chức đó nhằm giúp người nông dân hiểu được quyền lợi, nghĩa vụ khi vay vốn Ngân hàng.

- Ngân hàng Agribank huyện Đak Đoa nên đầu tư mở rộng tín dụng vào những lĩnh vực ít rủi ro là mục tiêu của ngân hàng. Vì vậy ngoài những khách hàng chủ yếu của ngân hàng là nông dân ở nông thôn trong những năm qua thì khu vực kinh doanh tại thị trấn Đak Đoa là nơi mà ngân hàng cần quan tâm trong thời gian tới. Đa số những hộ ở đây có thu nhập cao, nhu cầu chi tiêu lớn vì vậy mà ngân hàng cần nắm bắt để tạo điều kiện mở rộng tín dụng. Chi nhánh có thể quảng cáo, treo băng rôn ở khu vực tập trung đông dân tại thị trấn như trung tâm văn hóa, chợ, các tuyến đường giao thông đông dân để thu hút khách hàng, ngân hàng nên mạnh dạn cho vay vào những lĩnh vực mới, hạ lãi suất cho vay đến mức thấp nhất có thể, và nâng thời hạn cho vay trong điều kiện cho phép.

- Ngân hàng Agribank huyện Đak Đoa cần tập trung tìm kiếm những dự án phát triển địa phương để đầu tư một cách tập trung có hiệu quả. Việc lồng ghép cho vay các chương trình, dự án xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn ngoài mục đích tăng trưởng nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn một cách an toàn mà còn nâng cao chất lượng tín dụng. Nguyên nhân là do người vay bắt buộc sử dụng vốn vay đúng mục đích theo sự giám sát của địa phương. Hơn nữa khi cho vay có phân kỳ trả nợ, tạo điều kiện cho người vay có nguồn trả nợ. Ban quản lý dự án có trách nhiệm thường xuyên cùng ngân hàng đôn đốc thu nợ, lãi theo định kỳ, nên nợ quá hạn ít. Việc cho vay theo dự án từng bước sẽ giảm được tình trạng quá tải đối với cán bộ tín dụng vì có nhiều hộ nông dân cùng có mục đích xin vay, cùng một đối tượng, cùng một kỳ hạn trả nợ nên dẽ dàng quản lý, đôn đốc thu nợ. Đó là những đối tượng để ngân hàng đầu tư vốn tín dụng một cách đa dạng và đó cũng là từng bước củng cố và mở rộng thị trường tín dụng trong điều kiện có sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng

 Mở rộng hình thức cho vay gián tiếp:

Cho vay gián tiếp thông qua Tổ vay vốn là hình thức cho vay giúp chuyển tải vốn tín dụng đến HND một cách nhanh nhất. Hình thức cho vay này vừa giúp HND tiếp cận nhanh vốn tín dụng,giảm chi phí thủ tục,vừa giúp ngân hàng giảm tải công việc của

cán bộ tín dụng và giảm rủi ro cho ngân hàng.Để mở rộng hình thức cho vay qua Tổ vay vốn, ngân hàng phải giải quyết tốt các vấn đề sau:

Thứ nhất, tăng cường sự kết hợp với Hội nông dân, Hội phụ nữ,chính quyền xã và thôn bản. Trên cô sở đó xây dựng, hoàn thiện hệ thống Tổ vay vốn, đặc biệt việc giới thiệu, bình chọn, công nhận tổ trưởng Tổ vay vốn.

Thứ hai, xác định quy mô thành viên Tổ vay vốn ở mức phù hợp thực tế trên cơ sở phạm vi địa bàn dân cư, khả năng quản lý của Tổ trưởng tổ vay vốn.

Thứ ba, thực hiện chế độ phụ cấp đối với Tổ trưởng tổ vay vốn một cách khuyến khích trên cơ sở doanh số tiền lãi cho vay thu được.

Thứ tư, thực hiện cơ chế phối hợp thẩm định nhu cầu vay vốn. Theo đó, Tổ trưởng tổ vay vốn tham gia cùng cán bộ tín dụng trong viêc thẩm định nhu cầu vay vốn của các thành viên.

 Đa dạng hóa phƣơng thức cho vay:

Căn cứ vào phương án hoặc dự án sản xuất kinh doanh, ngân hàng thỏa thuận với từng HND áp dụng phương thức cho vay phù hợp. Điều này vừa tạo điều kiện cho HND, vừa giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Hiện tại chi nhánh chỉ áp dụng phương thức cho vay từng lần đối với HND. Đây là phương thức cho vay có sự hạn chế, chưa phù hợp với nhu cầu vay vốn đối với HND nuôi trồng có tính chất gối vụ. Chẳng hạn, trên một thửa ruộng,6 tháng đầu năm trồng lúa,6 tháng cuối năm họ trồng rau.Trường hợp này,ngân hàng phải thẩm định, giải ngân 2 lần và không đáp ứng vốn gối vụ cho HND. Nếu áp dụng phương thức cho vay lưu vụ, khó khăn đó sẽ được giải quyết. Bản chất của cho vay lưu vụ là ngân hàng sẽ thỏa thuận trước với khách hàng về số dư nợ gốc của chu kỳ sản xuất trước sẽ được tiếp tục sử dụng cho chu kỳ sau nhưng không được vượt quá 2 chu kỳ.

Phương thức cho vay lưu vụ phù hợp với nhu cầu vay vốn để nuôi trồng có tính mùa vụ, cây lưu gốc, cây công nghiệp hàng năm.

 Đa dạng hóa thời hạn cho vay:

- Ngân hàng Agribank huyện Đak Đoa cần quan tâm nhiều hơn tới lĩnh vực đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đăk đoa gia lai (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)