Đặc điểm lâm sàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống (Trang 27 - 31)

1.2.1.1. Sốt

Sốt có thể là triệu chứng nổi bật của bệnh tự miễn, không có nguyên nhân rõ ràng. Phần lớn là sốt dai dẳng, kéo dài, thường sốt nhẹ 37,5ºC-37,6 ºC nhưng cũng có trường hợp sốt cao tới 39- 40ºC. Không thành cơn, sốt không rõ nguyên nhân, không có tính chu kì, thường xuất hiện vào các đợt cấp của bệnh. Sốt không rõ nguyên nhân có thể biểu hiện ban đầu, nhưng tìm hiểu rõ hơn có thể liên quan viêm cơ, viêm màng não vô trùng, viêm màng hoạt dịch, hạch hoặc nhiễm trùng tái diễn [14], [33], [23].

1.2.1.2. Tổn thương hệ cơ xương khớp

Tổn thương xương khớp là triệu chứng thường gặp trong các bệnh tự miễn hệ thống. Bệnh nhân đau khớp với tính chất đau kiểu viêm: Đau cả khi nghỉ ngơi, đau tăng về đêm gần sáng [8], [54], [51].

1.2.1.3. Tổn thương da và niêm mạc

Hiện tượng Raynaud (Hình1.2) là triệu chứng gặp ở hầu hết các trường hợp, và là một trong những biểu hiện sớm nhất của MCTD, xơ cứng bì [16], [50]. Có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu tại chỗ nặng, thậm chí hoại tử các ngón. Các triệu chứng hay gặp khác gồm sưng nề tay, ngón tay dạng “dồi lợn” [70], cứng da, tổn thương da niêm mạc như ban đỏ dạng đĩa, ban đỏ tím, rụng tóc và loét niêm mạc miệng họng-sinh dục gặp ở bệnh nhân lupus [43], MCTD. Tổn thương da dạng ban sẩn như sẩn gottron. Các biểu hiện khác như giãn mạch da, loét và calci hóa da cũng có thể gặp. Tình trạng khô mắt-miệng (sicca) gặp ở 30% các trường hợp có thể là triệu chứng của hội chứng Gougerot-SjÖgren tiên phát hoặc thứ phát [23], [37].

Hình 1.2: Hình ảnh hội chứng Raynaud [50]

1.2.1.4. Tổn thương phổi

Tổn thương phổi gặp ở 75% các trường hợp MCTD [70], 10-13% trường hợp SLE [23], xơ phổi là biến chứng thường gặp trong SSc có thể không biểu hiện triệu chứng cho đến khi bệnh nặng hoặc bệnh nhân thấy khó thở khi gắng sức, đau ngực khi hít thở, ho khan, nghe phổi thấy ran nổ ở hai đáy [42], [41]. Tổn thương viêm phổi kẽ là biến chứng nặng của bệnh PM/DM, là yếu tố tiên lượng nặng nguy cơ tử vong do suy hô hấp chiếm 33- 66% [10], [44], [46], [57].

1.2.1.5. Tổn thương thận

Trong SLE biểu hiện tổn thương thận rất đa dạng, trong đợt kịch phát của SLE thường có hội chứng viêm cầu thận cấp, hội chứng thận hư, suy thận. Tổn thương qua sinh thiết thận ở giai đoạn sớm của SLE gặp từ 60-70% bệnh nhân [53]. Chủ yếu là tổn thương cầu thận, thường là nguyên nhân gây tử vong của bệnh.

Trong SSc tổn thương thận luôn luôn có về mô bệnh học cho dù không có biểu hiện trên lâm sàng. SSc có thể xảy ra cơn tổn thương thận cấp tính hay còn gọi là cơn cao huyết áp gây suy thận cấp tính có thể gây tử vong [17], [40].

Biểu hiện hay gặp nhất ở bệnh nhân MCTD là viêm cầu thận màng kín đáo không triệu chứng hoặc hội chứng thận hư. Tuy nhiên các trường hợp viêm cầu thận nặng hơn ở (giai đoạn III, IV, V). Tổn thương mạch thận cũng liên quan đến tình trạng tăng sinh tối thiểu và có thể gây ra tăng huyết áp ác tính, suy thận cấp, được ví như cơn thận cấp trong xơ cứng bì [61], [73].

1.2.1.6. Tổn thương dạ dày - ruột

Hội chứng mất nhu động thực quản như trong xơ cứng bì gặp ở gần 60 - 80% các trường hợp MCTD [72], là tổn thương về tiêu hóa hay gặp nhất. Biểu hiện của hội chứng này là giảm nhu động ở 2/3 dưới thực quản, dẫn đến giảm áp lực cơ hoành, nguyên nhân của các hiện tượng trào ngược, ợ nóng, khó nuốt, khó tiêu [16], [17]. Một số biểu hiện khác có thể gặp như giảm nhu động ruột, viêm thanh mạc, viêm mạch mạc treo dẫn đến thủng ruột, viêm tụy, hội chứng giảm hấp thu, bụng chướng khí hoặc giả túi thừa, viêm gan tự miễn [64], [22].

SLE các biểu hiện về tiêu hóa rất hiếm gặp. Có thể gặp xuất huyết tiêu hóa, thủng tạng rỗng, viêm tụy cấp [8], [23].

SSc tổn thương toàn bộ đường tiêu hóa, tổn thương thực quản thường gặp và biểu hiện sớm nhất (80%) [19], [36]. Tổn thương dạ dày biểu hiện bằng hội chứng kém hấp thu, sa dạ dày, hẹp môn vị, ruột kém nhu động [9].

1.2.1.7. Tổn thương thần kinh

Khoảng 25% bệnh nhân MCTD có tổn thương thần kinh [39], hay gặp đau đầu do nguyên nhân mạch máu hoặc thứ phát sau viêm màng não vô khuẩn. Các triệu chứng co giật, rối loạn tâm thần hay xuất huyết não ít gặp. Tổn thương thần kinh ngoại biên có thể gặp viêm dây thần kinh sinh ba, đây cũng là biểu hiện thần kinh hay gặp trong xơ cứng bì. Ngược lại thì biểu hiện tổn thương thần kinh trung ương thường gặp trong SLE [43], rối loạn tâm thần và co giật hiếm khi gặp trong MCTD. Nhức đầu là triệu chứng tương đối phổ biến trong MCTD, phần lớn bệnh nhân có nguyên nhân do mạch máu với biểu hiện đau nửa đầu, dấu hiệu kích thích màng não và viêm màng não vô trùng. Ngoài ra có thể gặp viêm tủy cắt ngang, hội chứng đuôi ngựa, viêm mạch võng mạc hoặc viêm đa dây thần kinh ngoại vi [70].

1.2.1.8. Tổn thương tế bào máu

SLE thiếu máu gă ̣p ở ít nhất 50% bê ̣nh nhân, có thể là biểu hiê ̣n khởi phát của bê ̣nh, giảm ba ̣ch cầu, giảm tiểu cầu [12], [51].

Thiếu máu gặp trong 75% các trường hợp MCTD, thường là thiếu máu của viêm mạn tính, test Coombs dương tính trong khoảng 60% bệnh nhân, nhưng biểu hiện thiếu máu huyết tán không phổ biến. Giảm bạch cầu chủ yếu là tế bào lympho cũng gặp khoảng 75% các trường hợp và thường tương quan với mức độ hoạt động của bệnh [5], [55]. Giảm tiểu cầu và xuất huyết do giảm tiểu cầu hiếm gặp hơn. SSc và PM/DM ít tổn thương tế bào máu [40], [67].

1.2.1.9. Biểu hiện tim mạch

Tổn thương tim mạch trong bệnh SLE chiếm 80% (theo giải phẫu bệnh) [23]. Trong đó tổn thương cơ tim là nặng nhất. SSc tổn thương nặng nề rối loạn dẫn truyền gây rối loạn nhịp tim [9], [53].

MCTD tổn thương tim mạch rất đa dạng, viêm màng ngoài tim là biểu hiện hay gặp nhất với tỷ lệ 20-30% các bệnh nhân [72]. Tổn thương cơ tim thường thứ phát sau tăng áp lực động mạch phổi. Do vậy cần siêu âm Doppler tim phát hiện tăng áp lực động mạch phổi giúp tăng hiệu quả điều trị, giảm tỷ lệ tử vong [75].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)