Các nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống (Trang 35 - 36)

Năm 1976 Sharp và cộng sự nghiên cứu các tự kháng thể trong bệnh MCTD, SLE và các bệnh thấp khác, đã tìm ra các tự kháng thể

Ribonucleoprotein, qua nghiên cứu 100 bệnh nhân có 74 bệnh nhân MCTD, 12 SLE, 8 SSc, 6 bệnh nhân có hội chứng chồng chéo chưa rõ ràng [61]. Năm 2005 Greidinger E L và Hoffman R W nghiên cứu về các tự kháng thể trong cơ chế bệnh sinh MCTD tìm ra tự kháng thể U1- RNP [30].

Năm 2008 Hoffman và cộng sự đã nghiên cứu cơ chế bệnh sinh của bệnh MCTD: Thấy có một sự tương tác phức tạp của hệ thống miễn dịch bẩm sinh và biến đổi cấu trúc kháng nguyên xảy ra trong quá trình apoptosis hoặc biến đổi của tự kháng nguyên dẫn đến sinh ra các tự kháng thể gây bệnh [33].

Năm 2015 Gomes và cộng sự nghiên cứu các bệnh tự miễn và thai kỳ: Các tác giả thấy một liên kết mạnh mẽ giữa bệnh tự miễn dịch và biến chứng sản khoa, đặc biệt là với bệnh lupus ban đỏ hệ thống, hội chứng kháng phospholipid và viêm tuyến giáp tự miễn dịch [29].

Năm 2015 Hozumi và cộng sự đã nghiên cứu về vai trò của kháng thể kháng Synthetase và bệnh phổi kẽ ở bệnh nhân viêm đa cơ/viêm da cơ kết luận: Sự xuất hiện của kháng thể kháng Synthetase là một dấu ấn tiên lượng tốt của bệnh nhân viêm đa cơ/viêm da cơ [34].

Năm 2016 Ungprasert P và cộng sự nghiên cứu về dịch tễ học bệnh MCTD (từ năm 1985-2014) có kết quả như sau: Trong 50 trường hợp MCTD tuổi trung bình mắc bệnh là 48,1 tuổi, nữ chiếm 84%, tỷ lệ mắc bệnh 1,9/100000 dân. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp như: H/c Raynaud chiếm 80%, đau khớp 30%, sưng phù bàn tay là 64% [70]…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)