Ngôn ngữ sinh hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tư duy tiểu thuyết nguyễn bình phương (Trang 86 - 91)

Tiểu thuyết là thể loa ̣i tự sự cỡ lớn phản ánh đời số ng với tất cả những bộn bề, phức tạp và sự chân thâ ̣t của nó. Với tiểu thuyết, mo ̣i đường nét, màu sắ c, hương vị của cuộc sống đang vâ ̣n đô ̣ng hàng ngày, hàng giờ đều được tái hiện sinh động. Luôn tiếp cận mô ̣t cách “suồ ng sã” với hiê ̣n thực nên ngôn ngữ trong tiểu thuyết luôn thể hiện tính đời thường, hàng ngày. Trong tiểu thuyết củ a nhà văn Nguyễn Bình Phương, ngôn ngữ sinh hoạt đời thường được vận dụng mô ̣t cách thành công và triê ̣t để. Tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương thường không đề câ ̣p đến những vấn đề lớn lao, trọng đa ̣i mà đi sâu vào những góc khuất, những phương diê ̣n nhỏ nhă ̣t, bình thường nếu không nói là tầm thường của cuộc sống con người. Chính vì vâ ̣y mà lớp ngôn từ được nhà văn sử dụng trong các trang viết của mình cũng thấm đẫm chất bình dân, mô ̣c ma ̣c, thâ ̣m chí còn thô ráp, xù xì.

Vớ i tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già, hệ thố ng nhân vâ ̣t là những người nông dân sinh sống ở những vùng quê mịt mùng, tăm tối. Ho ̣ sống quẩn quanh, bế tắ c. Họ nghĩ gì nói đấy. Vì những con người này ít ho ̣c, ít được giáo dục, trình độ thấp nên ngôn ngữ của ho ̣ không hề ý tứ, trau truốt, go ̣t giũa mà họ giao tiếp với nhau bằng một thứ ngôn ngữ bản năng, có khi thô thiển, tu ̣c tằ n. Nhưng cũng chính sự bản năng, thô thiển hay tu ̣c tằn đó lại là những ngôn ngữ đời thường nhất, chân thật nhất của cuộc đời.

Trong gia đình Trường hấp, cha con, vợ chồng, anh em, ông cháu giao tiếp vớ i nhau không phải bằng những ngôn từ của tình thương yêu và sự đùm bo ̣c đúng với tính chất của mô ̣t gia đình mà chỉ là những tiếng chửi rủi,

đay nghiến tàn ác, tu ̣c tằn. Đó là tiếng Trường Hấp chửi lão Liêm: “Đồ chó dá i, tao sẽ chôn số ng mày!” [46, tr.12], hay “Thằng động đực, đồ chết đâm chế t dầm, ông sẽ cho mày biết tay. Ông sẽ lấy cho mày một con vợ nửa điên nử a dại xem mày có bỏ cái thói đòi của nữa hay không” [46, tr.12]. Và như một vòng luẩn quẩn, lão Liêm cũng áp du ̣ng cách giáo du ̣c con cái của chính cha mình vào thằng con trai đô ̣c đinh của lão – thằng Hải. Gia đình lão ngày nào cũng vang lên những tiếng chửi rủa chát chúa, tu ̣c tằn của hai cha con. Lão Liêm chửi con: “Thằng chó dái, tôi không thể chi ̣u được thói mất dạy. Tao thì tao nghiền mày ra như cám, hiểu chưa, thằng đĩ đực” [46, tr.29].

Hải đáp la ̣i: “Chẳng biế t ai là đĩ đực” [46, tr.29]. Lão Liêm la ̣i hô ̣c lên trước sự lếu láo của con trai mình: “Thằng ăn cứ t, chết cha mày đi cho tao nhe ̣ mắt” [46, tr.29]. Tiếng lão Liêm chửi vợ: “Con khỉ, câm ngay, biết gì mà chõ mồ m vào” [46, tr.62]. Tiếng Hải chửi em gái: “Tiên sư! Mày bắt tao đợi đến giờ hả con ranh” [46, tr.33].

Không chỉ trong phạm vi gia đình, người dân làng Phan khi giao tiếp vớ i nhau cũng sử du ̣ng một lớp ngôn ngữ dung tu ̣c đời thường. Những tiếng chửi tục, chửi thề phát ra trên miệng họ như mô ̣t bản năng tự nhiên và tất cả mọi người trong làng đều chấp nhận thứ ngôn ngữ đó như mô ̣t phần trong cuộc sống của mình. Cu ̣ Cung rỗ chửi Trường hấp: “Nó đào được của. Khặc! Mẹ nó chứ, không tin cứ chặt đầu tôi đi” [46, tr.6]. Mụ Sinh lùn chửi chồng: “Đồ chó thiến” [46, tr.10]. Lanh chửi lão Liêm: “Đĩ, ừ thì đĩ vậy. Tôi không làm đĩ với ông, tôi làm đĩ với con trai ông đấy. Giỏi thì cứ lao vào… Bố sư thằng già này. Bà thì bà kẹp cho vỡ bẹp cả đầu chứ lị. Bà không tha cho con trai của mày đâu” [46, tr.59]. Phán chửi: “Tiên sư khỉ, chửa mà cũng đi làm đĩ” [46, tr. 179].

Bên ca ̣nh những người nông dân ít ho ̣c, quẩn quanh nơi xóm làng, những thanh niên tri thức, những con người có chữ nghĩa, được ho ̣c hành đàng hoàng, tử tế cũng có đôi lúc buông những lời lẽ tu ̣c tằn, khiếm nhã. Đó là Loan, Phán, Huấn, Công, Dũng… Lời của Loan - mô ̣t sinh viên trường sư

phạm: “Em sẽ ngủ với anh, không mất tiền” [46, tr.178]. Lời của Huấn - mô ̣t tri thứ c làm ở Hô ̣i văn nghê ̣ tỉnh: “Đường với chả thi. Cái con me ̣ mày này” [46, tr.222]. Lờ i của Công - mô ̣t nhà thơ: “Thơ của Huấn dở bỏ xừ, dở hơn rau thố i” [46, tr.72].

Ngôn ngữ của các nhân vâ ̣t trong Những đứ a trẻ chết già bên cạnh sắc thái dung tục, đờ i thường nó còn chứa đựng bên trong những toan tính, âm mưu, những ham muốn và du ̣c vọng. Chẳng ha ̣n như đoạn đối thoa ̣i giữa lão Liêm và Bào mù:

-Hỏng là hỏng thế nào, nhà bác hỏng thì có. Đây con biết đích xá c cái kẻ đang nhăm nhe âm mưu vào cái làng này!

Rồ i Bào thả một câu cay độc: - Có thằng chết!

Lão Liêm chuyển giọng rất nhanh sang khen Bào mù hết mức… - Tôi sẽ gả con Loan cho cậu nếu cậu báo trước cho tôi khi nào con vật chết tiê ̣t kia đến” [46, tr. 201].

Những ngôn ngữ dung tu ̣c, thô ráp đã ta ̣o nên mô ̣t bức tranh làng Phan ồ n ào, xô bồ nhưng cũng chân thâ ̣t và đời thường nhất.

Đến Thoạt kỳ thủy, người đo ̣c la ̣i bắt gă ̣p hình ảnh của mô ̣t vùng quê nghèo, quẩn quanh, bế tắc. Cuô ̣c đời của ho ̣ bi ̣ bó go ̣n trong giới ha ̣n của những con mương, bờ tre, bãi đá hay những xào rau. Ho ̣ sống, suy nghĩ và nói năng tục tằn, thô thiển. Dường như Nguyễn Bình Phương đã đem cả mô ̣t lớp từ ngữ thông tu ̣c đời thường của cuô ̣c sống thực bên ngoài trải vào trong tác phẩm khiến tính chất chân thâ ̣t của câu chuyê ̣n được tăng lên nhiều lần. Các nhân vâ ̣t giao tiếp vớ i nhau bằng những lời lẽ khinh miê ̣t, chê bai, châm biếm, chế giễu nhau. Người ta chửi rủa nhau và thâ ̣m chí tự chửi rủa chính bản thân mình. Ông Thụy chửi Tính: “Cha mà y” [48, tr.38], Vinh nói với ông Phước: “Phé t lác

thằng Mỹ, ăn cái hĩm bà” [48, tr.17], Thương nói với anh trai: “Tởm” [48, tr. 80], ông Phướ c nói với vợ: “Không có rượu, cơm cũng thành cứt” [48, tr.12].

Ngôn ngữ của nhân vâ ̣t trong Thoạt kỳ thủy đời thườ ng đến mức thô lỗ, tục tiễu. Bên cạnh đó, ngôn ngữ ấy còn chất chứa những ham muốn về máu người, về giết chóc, tàn sát. Những câu nói của Tính: “Cắn đầu hay chọc cổ” [48, tr.35], lờ i của ông Phước: “Tao xin tiết cả nhà chúng nó” [48, tr.43],

Tao giã cho nó một trận rồi”[48, tr.70], lờ i bo ̣n trẻ trâu chế giễu Tính: “Giết người, ngưới diền!” [48, tr70].

Sự xâm nhập và bao phủ đâ ̣m đă ̣c của lớp ngôn ngữ sinh hoa ̣t đời thường trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương vừa làm cho tác phẩm của anh gắn bó sâu sắc hơn với đời số ng đồng thời cũng thể hiện đươ ̣c tính phức tạp và đa chiều củ a nó. Việc các nhân vâ ̣t sử du ̣ng nhiều từ ngữ dung tu ̣c đã phần nào cho thấy sự tha hó a, xuống dố c về nhân cách của con người thời đa ̣i. Họ luôn bi ̣ vây hãm bởi những toan tính, vu ̣ lợi. Tình thương và niềm tin giữa người với người ngày càng trở nên ít ỏi và ca ̣n kiê ̣t. Con người bi ̣ dồn vào bóng đen của bạo lực, bi ̣ đổ vỡ về niềm tin. Niềm tin vào tình đời, tình người. Ngôn ngữ chính là biểu hiê ̣n rõ rê ̣t nhất cho nhân cách ngày càng tha hóa của con người. Nguyễn Bình Phương đã rất thành công khi ngầm gửi gắm bức thông điê ̣p này đến bạn đo ̣c.

Đến tiểu thuyết Mình và họ, ngôn ngữ sinh hoa ̣t đời thường vẫn được Nguyễn Bình Phương chú tro ̣ng sử du ̣ng. Chính vì vâ ̣y, tính cách, nhân phẩm củ a các nhân vâ ̣t phần nào đươ ̣c bô ̣c lô ̣ rõ nét và tính hiê ̣n thư ̣c của tác phẩm đươ ̣c nâng cao. Đây là cuố n tiểu thuyết có lẽ nhiều loa ̣i nhân vật nhất của Nguyễn Bình Phương. Nông dân cũng có, lái xe cũng có, tri thứ c, bô ̣ đô ̣i cũng có, dân miền núi cũng có, phỉ cũng có, người mình, người họ cũng có. Điểm chung của tất cả các nhân vâ ̣t này là ho ̣ đều dùng ngôn ngữ sinh hoa ̣t để giao tiếp. Ngôn ngữ sinh hoa ̣t ấy ngay thẳng, chân chấ t đến mứ c thô thiển, tu ̣c tằ n. “Thương binh như mày cũng chẳng bằ ng

lông dái ông đây này. Có về không thì bảo” [47, tr.165] (lời của bác Lâm - một người nông dân ma ̣n Thái Nguyên), “Nó còn chửi mới đểu chứ, nhỉ” [47, tr.63] (lời của câ ̣u Hiếu – mô ̣t người dân miền cao), “Nghẽn ở đây thì khốn” [47, tr.142] (lời của lái xe), “Hà ng của bọn tao đâu?” [47,

tr.299] (lờ i của Trang - dân buôn hàng cấm). Ngôn ngữ của nhân vâ ̣t trong Mình và họ cũng phản ánh những ham muố n bản năng, những du ̣c vọng của con người. Nguyễn Bình Phương không né tránh vấn đề này mà xâm nhâ ̣p, nói về nó như mô ̣t phần tất yếu của con người:

“ - Anh muốn em quá. Mình nói thành thực. - Em cũng thế.

Trang đáp rồi đột ngột tắt máy” [47, tr.26].

Mình và họ là cuốn tiểu thuyết nói về chiến tranh. Do vâ ̣y không thể vắng bóng hình ảnh của những người lính, người chiến sĩ. Ho ̣ là những người xuất thân từ những vùng quê bình di ̣, mô ̣c ma ̣c và ho ̣ mang theo thứ ngôn ngữ đời thường đó ra mă ̣t trận. Ngôn ngữ của nhân vâ ̣t anh – một người lính, mô ̣t người thương binh mang đâ ̣m sắc thái của lớp ngôn từ dân dã đời thường: “Người gây sốc cho tao là thằng nuôi quân, một thằng lính cũ đáng ghét. Cái thằng bỏ mẹ đó mặt phụng phi ̣u, mũi đỏ ửng, đã thế lúc nào cũng lầu bầu như đàn bà” [47, tr.20]. Qua ngôn ngữ của anh, của những người lính, hiện thực của cuộc chiến tranh biên giớ i phía Bắc năm 1979 hiê ̣n lên vô cùng dữ dô ̣i và tàn khốc. Họ phải chiến đấu gian khổ từng giây, từng phút, phải giành giâ ̣t từ ng tấc đất, ngọn cỏ cùng quân thù: “Tao vớ i mấy thằng nữa vội vàng bắn yểm trợ cho nó. Mày biế t không, thằng Tấn vừa ngắm vừ a đái ra quần. Đái xong nó mới bóp cò” [47, tr.179]. “Tao lạnh gáy nghĩ nó sẽ xin tiết bây giờ như đại trưởng xin tiết cái thằng thám báo mà bọn tao bắt được” [47, tr.290].

Như vậy, có thể thấy rằng, Nguyễn Bình Phương đã vận du ̣ng thành công ngôn ngữ sinh hoạt đời thường vào các tiểu thuyết của mình. Đó là những ngôn từ thành thực, ngay thẳng thâ ̣m chí dung tu ̣c, thô thiển. Qua đây, tác giả muốn thể hiê ̣n một hiê ̣n thực về con người đương đa ̣i với những sự tha hóa, bạo lực và sự đổ vỡ niềm tin. Xã hô ̣i càng phát triển, cuô ̣c số ng càng tiê ̣n nghi, khoa ho ̣c – kĩ thuâ ̣t càng tiến lên thì khoảng cách giữa con người với con người la ̣i ngày càng xa xôi. Niềm thương yêu và tình đồng loại bị đánh rơi. Còn la ̣i chỉ còn những nghi ki ̣, toan tính, thù hằn, mưu lơ ̣i. Đây là những cảm quan về hiện thực và con người hết sức sâu sắc và tinh tế củ a Nguyễn Bình Phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tư duy tiểu thuyết nguyễn bình phương (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)