Kết cấu đa tuyến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tư duy tiểu thuyết nguyễn bình phương (Trang 72 - 79)

Tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương không còn tồn ta ̣i bóng dáng của kiểu kết cấu tuyến tính theo lối truyền thố ng. Tác giả chủ trương xây dựng tác phẩm của mình bằng nhiều mạch truyê ̣n song song. Các mạch truyê ̣n này tưởng chừng như biệt lâ ̣p, riêng rẽ, tuy nhiên chúng la ̣i có quan hệ chă ̣t chẽ với nhau. Mạch truyện này lí giải cho ma ̣ch truyện kia. Ma ̣ch truyê ̣n kia góp phần làm sáng rõ cho ma ̣ch truyê ̣n này. Tất cả ta ̣o nên một kết cấu đa tuyến phức tạp và chồng chéo. Các ma ̣ch truyện trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương nhìn chung được khu biê ̣t thành hai thế giới: mô ̣t tuyến truyê ̣n kể về cuộc đời và số phâ ̣n của những con người trong cõi hiê ̣n thực với những hoạt đô ̣ng sinh hoa ̣t đời thường và mô ̣t tuyến truyê ̣n viết về thế giới huyền ảo, phi hiện thực, thế giới của cõi âm, cõi mơ, cõi điên, của vô thức, tiềm thức, ký ức. Dưới đây là bảng thống kê các mạch truyện trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương được phân theo hai tuyến như trên:

Bảng thống kê các mạch truyện trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương Tiểu thuyết Tuyến 1 Tuyến 2 Tuyến 3

Những đứa trẻ chết già

Câu chuyện về cuộc truy tìm kho báu củ a gia đình Trường hấp, ông Trình và những ngườ i dân làng Phan.

Cuộc hành trình củ a nhân vật Ông và những hồn ma trên chuyến xe trâu.

Thoạt kỳ thủy

Câu chuyện về cuộc đời Tính và cuô ̣c sống của những người dân vùng đất Linh Sơn.

Câu chuyê ̣n về con cú bị bắn rụng xuống sông và bay lên.

Mình và họ

Câu chuyện về

chuyến xe lên vùng biên giới phía Bắc của Hiếu – em trai một người chiến sĩ, lần tìm dấu vết bước chân hành quân của anh mình.

Câu chuyê ̣n về chuyến xe xuố ng của những người bị áp giải vì bị nghi có liên can đến một vụ án giết người.

Câu chuyê ̣n của người chiến sĩ – anh trai Hiếu về

những ngày

tháng gian khổ trong cuộc chiến đấu tháng 2.1979 tại vùng biên giới Hà Giang.

Nhìn vào bảng thố ng kê như trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy tính chất đa tuyến là mô ̣t đă ̣c trưng cơ bản của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Ngay từ những sáng tác đầu tay cho đến những tác phẩm sau này, Nguyễn Bình Phương luôn có ý thức xây dựng những ma ̣ch truyê ̣n song song, đan xen trong tiểu thuyết củ a mình. Từ đó ta ̣o nên mô ̣t kiểu kết cấu rất riêng, rất đô ̣c đáo, góp phần chuyển tải nhiều nô ̣i dung ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm đến ba ̣n đo ̣c. Trong các tuyến truyê ̣n được nhà văn sáng ta ̣o, bao giờ cũng có một tuyến mang tính chất hiện thực. Tuyến còn lại mang tính chất hư ảo, huyễn hoặc. Song dù là hiện thực hay huyễn hoă ̣c thì chúng vẫn luôn hòa quyện, xuyên thấu vào nhau. Cũng giống như quan niê ̣m của tác giả, đôi khi trong cuộc sống, cái thực và cái ảo không hề có sự phân biê ̣t ra ̣ch ròi. Trong thực có ảo và ngược la ̣i, trong cái ảo nhiều khi la ̣i có cái thâ ̣t đến mức khó tin.

Những đứa trẻ chết già được Nguyễn Bình Phương sáng tác vào đầu những năm 90 của thế kỉ XX. Đây là cuốn tiểu thuyết thứ ba tác giả cho ra mắ t bạn đo ̣c sau Bả giời và Và o cõi. Trong hai cuốn tiểu thuyết đầu tay, Nguyễn Bình Phương đã lựa chọn ngay cho mình mô ̣t kiểu kết cấu mang tính mớ i la ̣ và đô ̣c đáo: kết cấu đa tuyến. Tuy nhiên, biểu hiê ̣n của kết cấu này ở hai tác phẩm trên vẫn chưa thâ ̣t sự đậm nét. Phải đến tiểu thuyết Những đứ a trẻ chết già, tính chất đa tuyến trong kết cấu và sự đan xen và mố i tương quan giữa các mạch truyện mớ i thâ ̣t sự rõ ràng. Kết cấu đa tuyến trong tiểu thuyết này đươ ̣c thể hiê ̣n ở hai tuyến truyê ̣n song song với nhau. Hai tuyến truyện này được khu biê ̣t bởi hai phần. Đó là phần Chương và phần

thanh. Phần Chương nó i về thế giới thực với những người dân làng Phan bên ca ̣nh dòng sông Linh Nham. Trong phần này la ̣i tồn ta ̣i hai tru ̣c nhân vật cơ bản, bao gồm những thành viên trong đa ̣i gia đình nhà Trường hấp và ông Trình. Bên cạnh đó là cuô ̣c sống của người dân làng Phan với các nhân vật như Bào mù, cụ Cung rỗ, Sinh lù n, Bồ i còng, Bính chô ̣t, Thủy toét, Quý cụt, Quản hâm…

Câu chuyê ̣n bắt đầu từ khi người dân làng Phan xôn xao về sự giàu lên một cách kì la ̣i của vợ chồng Trường hấp. Vợ Trường hấp là người xuất xứ ở đâu, cả làng không ai rõ, chỉ biết ả từ ma ̣n Tra ̣i Cau về. Nửa năm sau khi dẫn vợ về, “vợ chồng Trường hấp giàu lên đột ngột, chúng thuê thợ xây nhà, đào ao, bạt một nửa quả đồi làm vườn cây ăn quả…” [46, tr.6]. Người trong làng đồn nhà Trường hấp đào được của. Vợ Trường hấp sinh con mô ̣t cách bí ẩn. Đó là đứa con trai Trường hấp quý như vàng. Ông đă ̣t tên con là Lê Liêm. Sau khi lấy vợ cho Liêm, vơ ̣ Trường hấp mắc bê ̣nh kiết li ̣, nằm liê ̣t giường rồi chết. Trườ ng chôn vơ ̣ trên đỉnh đồi sau nhà. Vợ chồng Liêm ăn ở với nhau đươ ̣c ba mu ̣n con. Thằng con đầu tên Can. Năm 14 tuổi, Can chết đuối. Cu ̣ Trường bắt vợ chồng Liêm chôn đứa cháu ca ̣nh mô ̣ bà. Hai đứa con còn la ̣i củ a Liêm là Hải và Loan. Cu ̣ Trường và lão Liêm luôn canh cánh mô ̣t bí mâ ̣t

vô cùng hê ̣ tro ̣ng được truyền la ̣i từ tổ tiên. Bí mâ ̣t đó quyết đi ̣nh đến sự hung thịnh hay suy vong của dòng ho ̣ nhà Trường hấp. Bí mâ ̣t xoay quanh cuô ̣c truy tìm kho báu đươ ̣c chôn giấu dưới quả đồ i sau nhà Trường. Kho báu chỉ đươ ̣c mở khi con nghê xuất hiê ̣n và ba núm vú được ta ̣o thành tương ứng với ba ngôi mô ̣ trên quả đồi sau nhà Trường hấp. Ba ngôi mô ̣ phải nằm trong thế ba đỉnh tam giác nho ̣n giống như mắt giữa trán của đầu con nghê.

Ông Trình cũng biết đến bí mâ ̣t về kho báu đó giống như Trường hấp. “Đó là là lời trăng trối của dòng họ được bố ông giao lại cho ông. Lời trăng trối ấy phải được thực hiện. Bởi vì nó không những đem hạnh phúc đến cho gia đình ông sau này, mà còn mang lại danh dự dòng tộc nữa” [46, tr.103]. Cuộc chạy đua săn lùng vết chân của con nghê và hành trình truy tìm kho báu cứ thế diễn ra âm thầm mà quyết liê ̣t trong làng Phan. Mo ̣i người cảnh giác, nghi kị lẫn nhau. Cha con chửi bới, đánh đập nhau. Vơ ̣ chồng vu ̣ng trô ̣m, ngoại tình. Gia đình loa ̣n luân. Mọi thứ đều trở nên đảo lô ̣n, hỗn loạn. Không khí luôn chìm đắm trong sự căng thẳng tột đô ̣. Để rồ i đến cùng, khi kho báu đươ ̣c mở ra, không có vàng bạc hay đồ vâ ̣t quý giá mà chỉ toàn những quần áo rách và thóc lép. Cuộc truy tìm kho báu kết thúc với câu nói tuyê ̣t vo ̣ng của lão Liêm: “Hão cả!” và hình ảnh “Ba ngôi mộ vút bay lên thành ba vê ̣t đen thẫm sau đó mất hút vào giữa khoảng không vô tận” [46, tr.286].

Mạch thứ hai là phần “Vô thanh” kể về cuộc hành trình của những hồn ma trên chuyến xe trâu trở về làng gồm bố n người đàn ông không quen biết, trong đó nhân vật chính là Ông với dòng tâm tư và ký ức không ngừng được phơi mở. Chuyến xe cứ thế đi mãi, đi mãi. Không biết nó xuất phát từ đâu. Những người trên xe đều không có tên. Gã đánh xe “mang một khuôn mặt trì độn, lưu cữu đến khó hiểu” [46, tr.16]. Hai thanh niên ngồ i đố i diện Ông cũng bí ẩn vô cùng. Cả Ông, hai thanh niên và người đánh xe gần như không giao tiếp vớ i nhau. Ho ̣ phát ra những âm thanh khó hiểu và những câu nói không đầu không cuối: “ ̣t!”, “ ̉ chiều là đi đái trong mơ Tao đồ rằng

nắng mà u xanh.”, “Kiến thứ c chỉ có kẻ không học hành.”… Nhân vâ ̣t Ông

chìm đắm trong kí ức. Ở đó có em gái ông, có bố của ông. Cách đó lâu lắm,

Ông cù ng bố và em cũng ngồi trên mô ̣t chuyến xe trâu. Ông nhớ đến tuổi thơ củ a mình, nhớ đến những người trong làng và cái chết la ̣ lùng của ho ̣. Đó là ông Biền, lão Ha ̣ng, bà giáo, dì Lãm, cô Lình, Xoan, chi ̣ Cải… Chuyến xe trâu vẫn tiếp tu ̣c lăn bánh trong tiếng “Lộc cộc. Lộc cộc” khô khố c và tiếng sỏi đá khô cằn bi ̣ nghiến nát dưới bánh xe.

Cả tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già có mười Chương và chín phần

Vô thanh. Hai tuyến truyện này mô ̣t về thế giới người sống, mô ̣t về thế giớ i người chết nhưng cuối cùng la ̣i quy tu ̣ ở kết thúc của tác phẩm. Những người trên chuyến xe trâu chính là tiền kiếp của những người trong cõi số ng. Ông dường như là một tiền kiếp nào đó của Hải và người em gái hiện lên trong dòng kí ức của Ông chính là tiền kiếp của Loan. Qua một cuộc hành trình dài thì cuố i cùng, tiền kiếp và hậu kiếp la ̣i gă ̣p nhau.“Lần này nữa sao vẫn chẳng khác được? Anh với bố đã đi rồi. Xe trâu chẳng còn để mà đón. Sao mình lại nằ m kia nhỉ?...” [46, tr.284]. Quá khứ - hiện tại, hiện

thực - giấc mơ, cõi âm - cõi dương, vô thức - hữu thức không ngừng hiện diện trong nhau qua các mạch truyện.

Có thể nói, Thoạt kỳ thủy ra đờ i đã nâng sự đô ̣c đáo về kết cấu đa tuyến trong tiểu thuyết củ a Nguyễn Bình Phương lên mô ̣t tầm cao mới. Tác phẩm này đươ ̣c giới phê bình đánh giá đă ̣c biê ̣t thành công về mă ̣t kết cấu. Thoạt kỳ thủy được triển khai theo mô ̣t bố cu ̣c ba phần. Phần A: Tiểu sử, phần B: Chuyện, phần C: Phu ̣ chú. Truyê ̣n cũng được xây dựng theo kết cấu đa tuyến vớ i hai ma ̣ch truyê ̣n cơ bản. Ma ̣ch truyê ̣n thứ nhất kể về cuô ̣c đời và số phâ ̣n đầy bi thương của Tính. Bênh ca ̣nh đó là cuô ̣c sống của những người dân xóm Soi – vù ng đất Linh Sơn bên ca ̣nh dòng sông Linh Nham. Ngay từ khi cất tiếng khó c chào đời, Tính đã bi ̣ ám ảnh bởi màu vàng của trăng. Lớn lên, Tính

đi theo ông Điê ̣n làm nghề mổ lợn thuê. Cũng chính từ lúc đó, Tính bi ̣ ám ảnh bở i màu đỏ của máu. Tính là người đã gây lên vu ̣ hỏa hoa ̣n khiến ông Điê ̣n chết cháy. Cũng chính Tính đã ra tay đâm chết mô ̣t thằng bé điên trong đám người điên của làng. Tính không có bản năng của đàn ông. Tính lấy vợ nhưng không bao giờ thèm muốn xác thi ̣t đàn bà. Cái Tính ham muốn được ngắm nhìn là máu. Tinh thần của Tính luôn bi ̣ điều khiển bởi mô ̣t ma lực bí ẩn từ ánh trăng. Cuối cùng, Tính tự kết liễu đời mình cũng trong sự ám ảnh của trăng và máu.

Bên cạnh Tính, cuộc sống của những người dân vùng Linh Sơn cũng hiện lên rõ nét. Ở nơi ấy, những người phụ nữ không đươ ̣c đáp ứng về nhu cầu dục tính. Ho ̣ sống lầm lũi và phó mặc số phâ ̣n. Vùng Linh Sơn có quá nhiều ngườ i điên. Thoạt kỳ thủy hiện lên như một bứ c tranh ảm đa ̣m, u tố i về số phận con người, những kiếp ngườ i nhỏ bé, mãi mãi không thể thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của đói nghèo và ba ̣o lực.

Song song với mạch truyê ̣n về cuô ̣c sống vùng Linh Sơn, Nguyễn Bình Phương cũng xây dựng mô ̣t ma ̣ch truyê ̣n thứ hai trong sáng tác của mình. Đó là câu chuyê ̣n về cú mèo bi ̣ bắn rơi trên sông Linh Nham. Cú mèo “lông hoa

mơ, sải cánh dài 40 phân. Mỏ khoằm, sắc. Bi ̣ bắn rụng lúc 11 giờ 15. Bay lên lú c 12 giờ. Không rõ bay đến đâu” [48, tr.8].

Cả hai mạch truyê ̣n của Thoạt kỳ thủy được phân biê ̣t bởi biểu hiê ̣n về mặt phông chữ. Phần viết về thế giới sống của con người được in bằng phông chữ thường. Phần câu chuyện về cú mèo được in bằng phông chữ nghiêng. Chúng tưởng chừng như biệt lập, tách rời nhau nhưng chúng có mô ̣t điểm chung là cùng xảy ra ở một vùng đất, nơi có làng Phan, có sông Linh Nham. Tất cả đều nhằm khắc họa một hiện trạng xã hội đang dần tiệm câ ̣n đến bờ vực của khủng hoảng, tha hóa.

Kết cấu đa tuyến trong tiểu thuyết củ a Nguyễn Bình Phương càng về những tác phẩm sau này càng đa ̣t đến đô ̣ sắc sảo và điêu luyê ̣n. Tác phẩm mới nhất củ a nhà văn: Mình và họ vẫn được triển khai theo lố i sắp đặt các ma ̣ch truyện song song với nhau nhưng không phải chỉ dừng la ̣i ở hai tuyến truyê ̣n mà là ba tuyến. Một tuyến truyê ̣n kể về chuyến xe lên tham quan, khám phá vùng biên ải hoang sơ, đầy bí hiểm của nhân vâ ̣t Hiếu để trải nghiê ̣m la ̣i những bước chân của anh trai mình trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979. Qua ma ̣ch truyê ̣n này, thiên nhiên và cuô ̣c sống của người dân vùng biên giới hiện lên vô cù ng chân thực và sinh đô ̣ng. Ma ̣ch truyện thứ hai viết về chuyến xe xuống củ a những người bị áp giải vì bi ̣ nghi có liên can đến một vu ̣ án giết người. Vẫn là cuô ̣c hành trình trên ô tô, vẫn những vách núi hiểm trở, những con đường đất treo leo nhưng chuyến xe xuố ng lại mang mô ̣t bầu không khí căng thẳng, ngô ̣t ngạt giữa những người áp giải và bi ̣ áp giải.

Mạch truyê ̣n thứ ba dưới hình thức của mô ̣t cuốn nhâ ̣t kí. Kể la ̣i những sự việc mà ngườ i anh đã trải qua trong cuô ̣c chiến đấu ác liê ̣t với quân Tàu. Đó là những ngày sự sống và cái chết đối với anh chỉ cách nhau trong gang tấc. Có những lúc, ranh giới giữa mình và họ trở nên khó phân đi ̣nh hơn bao giờ hết. Cách kể chuyện vô cù ng tự nhiên và chân thâ ̣t. Cuô ̣c chiến đấu đươ ̣c ghi lại dưới gó c nhìn của một người lính bình thường đã phần nào nói lên tinh thần chiến đấu quả cảm của chiến sĩ và nhân dân ta nơi biên giới trong thời kì lịch sử đầy đau thương và anh dũng ấy.

Nếu như ở Những đứa trẻ chết già và Thoạt kỳ thủy, các ma ̣ch truyê ̣n đươ ̣c phân tách với nhau khá rõ rê ̣t. Nhưng đến Mình và họ, các ma ̣ch truyê ̣n này có sự đan cài, xuyên thấm vào nhau. Ma ̣ch truyê ̣n này lí giải, tiếp nối mạch truyê ̣n kia. Về mă ̣t hình thức, có thể nhâ ̣n biết ma ̣ch truyê ̣n kể về chuyến xe lên bằng phông chữ in thường, ma ̣ch truyê ̣n về chuyến xe xuống đươ ̣c in bằng chữ nghiêng và ma ̣ch truyê ̣n viết về kí ức của người anh được trích dẫn trong dấu ngoă ̣c kép.

Như vâ ̣y, có thể thấy rằng, kết cấu đa tuyến là mô ̣t kiểu kết cấu đă ̣c trưng trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương. Đó là biểu hiê ̣n về mô ̣t cách nhìn, cách cảm mang nhiều nỗi niềm băn khoăn và trĩu nă ̣ng về cuô ̣c sống. Con người bên cạnh đời sống sinh hoa ̣t vâ ̣t chất còn có một thế giới tinh thần phong phú và phức ta ̣p. Phải chăng trong sâu thẳm mỗi cá nhân đều ẩn chứa trong mình những nỗi ám ảnh, bất an, hoang hoải? Phải chăng bên ca ̣nh thế giới hiện thực mà chúng ta đang sống còn có sự tồn ta ̣i của mô ̣t thế giới khác nữa, thế giới của cõi người âm với những linh hồn luôn quẩn quýt, đồng hành cù ng chúng ta ở mo ̣i lúc, mo ̣i nơi. Kết cấu đa tầng cuối cùng không ngoài mục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tư duy tiểu thuyết nguyễn bình phương (Trang 72 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)