Trong tác phẩm của Nguyễn Bình Phương, đô ̣c giả luôn nhâ ̣n thấy có sự song hành giữa hai thế giới. Đó là thế giới của cõi dương và cõi âm, của cõi người số ng và cõi người chết với những linh hồn, ma quỷ. Những nhân vật người âm, hồn ma xuất hiện trở đi trở la ̣i và đâ ̣m đă ̣c trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương. Loại nhân vật này đươ ̣c tác giả dày công xây dựng chủ yếu bằng bút pháp kì ảo, hoang đường. Ho ̣ xuất hiện điềm nhiên bên ca ̣nh cuộc sống củ a những con người thực mà không hề gây cảm giác bối rối, kinh sợ. Họ chính là tiền kiếp hoặc là những tưởng tượng trong vô thức của con người, ho ̣ cũng là cái bóng của chính con người trong cuô ̣c sống thực ta ̣i. Hê ̣ thống nhân vâ ̣t này ta ̣o nên màu sắc huyễn hoă ̣c, kì ảo, đầy bí ẩn và la ̣ lùng cho tác phẩm.
Tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già mang đậm màu sắc kì bí của những nhân vâ ̣t người âm. Tác phẩm là hai ma ̣ch truyê ̣n song song giữa mô ̣t bên là cuộc sống đảo điên, nhiễu loa ̣n của gia đình Trường Hấp, của những người dân làng Phan và mô ̣t bên là hành trình của chuyến xe trâu chở những con người trong thế giới của cõi chết, không điểm khởi đầu cũng không có điểm kết thú c. Chuyến xe trâu chở những hồn ma gồm có mô ̣t người đánh xe, hai
gã thanh niên và nhân vật chính là Ông. Tất cả ho ̣ đều không có tên tuổi mà chỉ đươ ̣c tác giả go ̣i mô ̣t cách chung chung. Những người ở cõi âm đó dường như có mô ̣t mối liên hê ̣ với cõi trần thế. Nói đúng hơn, ho ̣ chính là tiền kiếp củ a con người trên cõi dương.
Con người trong cõi âm của Những đứa trẻ chết già cò n tồ n ta ̣i ngay trong chính cuô ̣c số ng của người thực. Đó là hình ảnh của gốc si già thỉnh thoảng hiện về xác của những người chết lưu lạc. Đó là hình ảnh đoàn người nối đuôi nhau trôi theo hình cây si trắng toát xa dần, mất hút hay hình ảnh của đoàn người lả lướt bay ra khi quả đồi sau nhà Trường Hấp nứt đôi, câu chuyện của chị Cải trong ngày chi ̣ lấy chồng với chiếc xe hoa không người lái… Tất cả mang lại một không khí huyền ảo, liêu trai bao trù m toàn bô ̣ câu chuyện.
Thoạt kì thủy mang dáng dấp của mô ̣t câu chuyê ̣n viết về thế giới người số ng ở một vùng nông thôn Viê ̣t Nam. Đó là thế giới của những gia đình sống bằng nghề đập đá, mổ lợn, trồng rau. Ở nơi ấy, những người đàn ông luôn hành động bằng bản năng nhiều hơn lí trí, những người đàn bà lầm lũi trong cuộc số ng mưu sinh và không đươ ̣c thỏa mãn về du ̣c vo ̣ng. Cuô ̣c sống của con ngườ i tố i tăm, ngô ̣t nga ̣t. Đan xen trong thế giới ấy đôi khi là sự xuất hiê ̣n của những hồn ma bí ẩn, mơ hồ: “Trong ánh sáng lờ mờ , hai mắt con cú di chuyển hơi và ng vàng. Khi quay lên, Hiền gặp hai cái bóng trắng ở giữa bãi rau. Hai bó ng trắng ủ rũ, lay nhe ̣. Hiền gọi: “Bố me ̣ ơi”, hai bóng trắng tan ra một cách não nề. Hiền chạy đến, thấy chỗ ấy còn ấm hơi người.
Tính lao ra, đầu tóc bù xù, bảo vợ: - Tao sợ lắm!
Hiề n hỏi sao, Tính bảo “Vào mà xem. Nó cứ nhìn tao”. Hiền đến của thấy ảnh bố me ̣ mình xám xi ̣t, chỉ mắt là rõ, mở trừng trừng, toàn lò ng trắng. Hiền quỳ xuống lạy. Hai cái ảnh lại nét như cũ, mắt cũng bình thường” [48, tr.88].
Sự xuất hiê ̣n của những hồn ma, đôi khi là niềm an ủi với những con người đang sống, đôi khi đó là những điềm báo về mô ̣t điều không may sắp xảy ra. Những linh hồ n trong Thoạt kì thủy cũng có lú c hóa thân vào những sự vật của thiên nhiên, muôn loài. Đó là lần Hưng gă ̣p hồn me ̣ của mình: “Trăng chếch một chút, Hưng toan đứng dậy về bỗng thấy cây kháo rung bàn bật. Có con gì trắng bằng bà n tay rập rờn bay ra. Bay lẫn với sương về phía nhà Hưng. Hưng gọi:
- Nế u mà y là bướm thì đến đây. Nếu mày là me ̣ tao thì bay đi. Con bướm bay thẳng” [48, tr.64].
Kiểu nhân vật người âm, hồn ma luôn ta ̣o nên cho tác phẩm của Nguyễn Bình Phương có mô ̣t sức lôi cuốn kì la ̣. Tiểu thuyết Mình và họ, men theo cuộc hành trình của những chuyến xe lên và xe xuống nơi biên giới xa xôi, hiểm trở là sự hiê ̣n hữu của những linh hồn, những bóng ma ẩn khuất trên những nẻo đường, những miền đất hoang hoải. Thâ ̣m chí, những linh hồn ấy còn trở thành kẻ đồng hành với chính con người trên cùng mô ̣t chuyến đi.
Nhân vâ ̣t Hiếu là em trai của mô ̣t người tù binh, thương binh đã từng tham gia trực tiếp trâ ̣n chiến đấu trong tháng 2.1979 ta ̣i vùng biên giới Hà Giang. Hiếu nắ m giữ cuố n nhâ ̣t kí mà anh mình đã ghi la ̣i những ngày tháng chiến đấu ác liê ̣t với kẻ thù nơi biên cương hùng vĩ, hiểm trở. Hiếu quyết đi ̣nh cù ng Trang, người yêu của mình thực hiê ̣n mô ̣t cuô ̣c hành trình lên vùng biên giớ i để lần tìm dấu vết bước chân hành quân của anh mình đã từng trải qua. Tuy nhiên trên cuô ̣c hành trình đi lên ấy, Hiếu và Trang đã bi ̣ lực lượng công an truy bắ t vì nghi có liên can đến mô ̣t vu ̣ án giết người. Vì không muố n lă ̣p lại sai lầm của người anh với câu nói ám ảnh: “Đừng bao giờ để bi ̣ bắt”, Hiếu đã lao mình xuống vực sâu của chốn biên ải và mãi mãi nằm la ̣i ở nơi đó. Chuyến xe xuố ng vẫn vớ i cảnh tươ ̣ng thiên nhiên hoang sơ, kì vĩ, vẫn những con dố c cao, vực thẳm nhưng không còn là mô ̣t cuô ̣c hành trình khám phá mà đó là chuyến đi của những người bi ̣ áp giải. Chuyến xe xuống với sự có mă ̣t
củ a Trang cùng những người đang thực thi pháp luâ ̣t: mô ̣t người lái xe, mô ̣t tên cao to và mô ̣t kẻ cầm bô ̣ đàm. Tất cả đều là con người của thế giới thực tại. Tuy nhiên, đồng hành cùng ho ̣ trên chuyến xe xuống còn có linh hồn của Hiếu. Nhân vật này tự xưng là mình và kể la ̣i toàn bô ̣ câu chuyê ̣n của chuyến đi. Linh hồn của Hiếu ngồ i cạnh bên Trang, quan sát từng điê ̣u bô ̣, cử chỉ của Trang và những người cùng trên chuyến xe: “Giờ mình cũng vẫn ngồi sát Trang, cù ng chuyến, cùng ghế, dù là xe khác thì có sao đâu. Ô tô vẫn chỉ là ô tô” [47, tr.11]. Qua góc nhìn của linh hồn nhân vâ ̣t Hiếu trên chuyến xe xuố ng, cuộc hành trình của những người sống vẫn tiếp diễn. Chuyến xe cứ thế lăn bánh trên những đèo cao, vực sâu, không rõ điểm khởi đầu, không rõ điểm kết thú c. Đến đây, cả kẻ số ng và người chết đã không còn sự phân biê ̣t ranh giớ i mà cùng hít thở mô ̣t bầu không khí, cùng chung những xúc cảm, những suy nghĩ về cuô ̣c hành trình. Linh hồn của Hiếu đắm chìm trong những hoài niệm của quá khứ, với hình ảnh của chuyến xe lên, hình ảnh của Vân Ly, của Trang, mẹ, chi ̣ Hằng, câ ̣u, anh Thuâ ̣n, và của những trang nhâ ̣t kí mà người anh đã ghi chép la ̣i trong ngày tháng chiến đấu gian khổ. Qua cái nhìn của nhân vâ ̣t Hiếu, mo ̣i diễn biến trong cuô ̣c hành trình của chuyến xe xuống hiê ̣n lên mồ n mô ̣t. Đó là những lần bánh xe mớm mép vực, giành giâ ̣t giữa sự sống và cái chết. Đó là khi chuyến xe bi ̣ chă ̣n la ̣i bởi đôi trăn giữa đường khiến những người trong xe phải nín thở, hay khi bắt gă ̣p mô ̣t đứa trẻ điên chă ̣n đầu xe hoặc lần đoàn xe bắt gă ̣p những người đàn bà vùng cao bí hiểm và khốn khổ. Tất cả đươ ̣c thuâ ̣t la ̣i mô ̣t cách tỉ mỉ, chi tiết tựa hồ như chính linh hồn Hiếu còn đang số ng, đang thở và đang trải nghiê ̣m cùng những người trên xe.
Linh hồ n nhân vật anh đôi lú c cũng tìm về gă ̣p Hiếu ở cõi dương gian. Mỗi lần xuất hiện là mô ̣t lần ám ảnh: “Mình nhớ đêm ấy đã thấy anh đến…Có điều lần này anh bi ̣ mạng nhê ̣n giăng quanh người…May là anh không mở miệng, chỉ tập tễnh đi quẩn bên mình, những sợi tơ nhện rung rảy, lấp lánh. Mình nhích nháy hai cánh mũi, nghĩ rằng sẽ phải ngửi mùi của anh nhưng chỉ
có một thứ vi ̣ nhàn nhạt của hơi nước. Mình khấn thầm rằng anh đừng làm em chó ng mặt, đi đi, thứ Ba em sẽ về. Anh gật đầu, quay lưng đi, tơ tớp, rối loạn trong sự im lặng” [47, tr.24].
Tiểu thuyết Mình và họ cũng không ít lần xuất hiê ̣n hình ảnh của những nhân vật ma mị, bí ẩn. Đó là những hồn ma lẩn khuất đâu đó trên những chặng đường đi của chuyến xe lên, xe xuống:
“ - Cao thì không rõ, nhưng ma thì người ta đồn là có thật. Đi đêm ở đoạn đường này lái xe nào cũng gặp không nhiều thì ít ra cũng một lần.
Bản thân lái xe đã gặp hai lần. Mình hỏi những con ma đó mặc gì thì lái xe đáp không rõ lắm, chúng cứ mờ mờ ảo ảo thế thôi. Thi thoảng ma còn xin đi nhờ xe má y của mấy cô giáo xóa mù. Hôm nào trở trời thì ma kêu nhiều, tiếng kêu giố ng như mè o động tình, lảnh lói, rợn gáy. Những người đàn ông đi săn đêm hay gặp ma, chúng quẩn lại thành từng đá m, trôi dạt vật vờ. Cũng có những con ma hung hãn, thù hận, chuyên rình cơ hội để lôi người sống xuống vực…” [47, tr.210]. Như vâ ̣y, kiểu nhân vâ ̣t người âm, hồn ma là mô ̣t nét đă ̣c sắc trong tiểu thuyết củ a Nguyễn Bình Phương. Các nhân vâ ̣t này phần lớn được xây dựng bằng bú t pháp kì ảo. Thông qua đây, Nguyễn Bình Phương muốn thể hiê ̣n một tư duy đô ̣c đáo của nhà văn. Đó là sự sống và cái chết, cõi âm và cõi dương luôn song hành, đan xen vào nhau. Chúng chưa bao giờ có sự phân biê ̣t ranh giớ i ra ̣ch ròi. Trong thế giới tinh thần của con người thực ta ̣i luôn tồn ta ̣i những lực lươ ̣ng vô hình. Những ma quỷ, linh hồn đều thể hiê ̣n sự ám ảnh, nỗi sợ hãi và bất an của con người. Như trong ác mô ̣ng, con người càng cố thoát ra, càng muố n rũ bỏ thì la ̣i càng lún sâu vào nó. Cũng qua viê ̣c xây dựng nhân vâ ̣t này, Nguyễn Bình Phương đã tiểu hiê ̣n mô ̣t thế giới quan, nhân sinh quan mang đâ ̣m tinh thần Phâ ̣t giáo. Vòng đời của con người không chỉ có một kiếp mà có nhiều kiếp. Kiếp sau nối liền kiếp trước. Con người trong mỗi
kiếp số ng dườ ng như đều có mố i liên hê ̣ mâ ̣t thiết và tác đô ̣ng, chi phố i đến cuộc sống của nhau. Điều này ta ̣o nên sự sâu sắc và ý vi ̣ cho tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương.