Kết cấu phân mảnh là mô ̣t đă ̣c trưng trong tiểu thuyết Viê ̣t Nam đương đại và cũng là đặc trưng trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương. Với xu thế phá vỡ những đa ̣i tự sự và kiểu cố t truyê ̣n tuyến tính theo truyền thống, kết cấu phân mảnh hướng tới viê ̣c phủ định những mối liên hê ̣, sự lôgic về mặt ý nghĩa ngôn từ và các thành phần trần thuâ ̣t của văn bản.
Vớ i tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già, có thể nhâ ̣n thấy ngay sự rời rạc, chắp nố i trong các ma ̣ch truyê ̣n. Tuyến truyê ̣n viết về cuô ̣c sống của người dân làng Phan là các mảnh ghép từ những câu chuyê ̣n về lai li ̣ch, cuô ̣c đời của những người dân sinh sống trong làng. Tuy nhiên tác giả không trình bày về ho ̣ theo kiểu tuyến tính, trình bày xong về người này rồi mới đến
người kia mà có sự hỗn đô ̣n, xáo trô ̣n. Khi đang nói về xuất thân, lai li ̣ch của nhân vâ ̣t này, nhà văn có thể hướng ngay ngòi bút sang ngoa ̣i hình, tính cách củ a nhân vâ ̣t khác, rồi la ̣i nhân vâ ̣t khác nữa, sau đó la ̣i trở về với nhân vâ ̣t ban đầu mà tác giả đang nói. Chẳng ha ̣n khi đang lí giải về nguồn gốc xuất thân của vợ chồng Trường hấp, Nguyễn Bình Phương la ̣i xen vào đó câu chuyện về Sinh lùn với “thói gió trăng” của mu ̣ và truyê ̣n cu ̣ Cung rỗ bi ̣ gãy mất hai cái răng cửa trước khi nó tự ru ̣ng. Hay cũng có lúc, nhà văn đang kể về mố i quan hệ vu ̣ng trô ̣m của Hải và Lanh la ̣i đô ̣t ngô ̣t chuyển sang trần thuật về ông Trình với nỗi băn khoăn về công cuô ̣c truy tìm kho báu. Bên cạnh những mảnh trần thuâ ̣t nói về cuô ̣c sống con người như trên, Nguyễn Bình Phương còn xen kẽ vào đó những đoa ̣n, câu tả cảnh thiên nhiên: “Ngà y 23, sao chổi xuất hiện phía tây trông như dải lụa trắng” [46, tr.14] hoă ̣c “Ngà y 17, dòng Linh Nham bi ̣ sạt lở một bờ hàng chục mét” [46, tr.39].
Thoạt kỳ thủy lại khắc họa một bức tranh hiện thực bị phân mảnh. Tính với thế giới vô thức điên loạn, bạo lực đẫm máu. Hiền là cô gái không được thỏ a mãn về du ̣c vọng, phải chôn vùi tuổi trẻ bên người chồng điên. Bà Liên luôn đau khổ với cuô ̣c đời của người đàn bà làm vợ mô ̣t kẻ ngiê ̣n rượu và vũ phu. Ông Phùng như một ngườ i nghê ̣ sĩ bị nghệ thuật bỏ rơi vào quên lãng, ông Khoa chỉ biết đă ̣t niềm tin vào thế giới của Chúa, gia đình ông Bồi heo hắt, ngày ngày thẻ bè lưới cất trên sông, rồ i những cô Nheo, ông Sung, Nam… Và còn biết bao những mảnh đời khác được khắc họa ở những mạch truyện riêng rẽ, rời rạc trong tác phẩm. Kết cấu phân mảnh trong tiểu thuyết
Thoạt kỳ thủy còn được thể hiện qua sự rời ra ̣c, phi lôgic trong lời đối thoại giữa các nhân vật. Các nhân vâ ̣t giao tiếp với nhau nhưng ho ̣ không tìm được tiếng nó i chung ngay với chính đồng loại của mình.
Kết cấu phân mảnh đã trở thành mô ̣t đă ̣c trưng cơ bản và có tính hê ̣ thố ng trong tiểu thuyết củ a Nguyễn Bình Phương. Khảo sát bất kì mô ̣t tiểu thuyết nào của nhà văn, ta cũng có thể thấy rõ nét những biểu hiê ̣n của loa ̣i
kết cấu này. Trong tác phẩm Mình và họ, mỗi mạch truyê ̣n đươ ̣c tao ̣ dựng từ sự ghép nối các sự vâ ̣t và sự viê ̣c riêng lẻ, tưởng chừng như không có mối liên hệ gì với nhau. Ma ̣ch truyê ̣n của tuyến xe lên bao gồm hàng loa ̣t những câu chuyện về người và cảnh vâ ̣t ở miền biên ải phía Bắc. Đó là truyê ̣n về những toán quân phỉ hoa ̣t đô ̣ng ở vùng biên giới với những luâ ̣t lê ̣ man rợn và sự tương đồng đến kì la ̣ giữa phỉ và quân cách ma ̣ng. Hoă ̣c câu chuyê ̣n về các đi ̣a danh đã từng chứng kiến những cái chết oan khuất và nghiê ̣t ngã của đồng bào, nhân dân ta như Thung lũng oan khuất, đỉnh Tà Vần, đỉnh Lũng Tẩu. Xen kẽ qua những câu chuyê ̣n đó là từng đoa ̣n đoa ̣n trần thuâ ̣t nhỏ của Hiếu (đóng vai trò là người kể chuyê ̣n) về mo ̣i người xung quanh: Về người anh trai, về mẹ, về chú, thím, về câ ̣u, về chi ̣ Hằng, Trang, Vân Ly, chi ̣ Thu, anh Thuận… Đôi khi người đo ̣c nga ̣c nhiên vì ma ̣ch truyê ̣n bi ̣ cắt ngang bởi những thành phần ngoài cốt truyê ̣n, chẳng ha ̣n như khi tác giả trần thuâ ̣t về cuộc gă ̣p gỡ trong tưởng tưởng giữa Hiếu với ngài Brêgiơnhép, mô ̣t vi ̣ chính trị gia của Liên Xô, hay câu chuyê ̣n về người thanh niên lễ tân ở khách sa ̣n …
Kết cấu phân mảnh dẫn đến cốt truyê ̣n dường như bi ̣ nhấn chìm, khó nắm bắt. Rất khó để kể la ̣i những diễn biến sự viê ̣c chính trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương bởi mỗi tác phẩm là tập hơ ̣p của mô ̣t loạt những mảnh tự sự chằng chi ̣t, rố i ren mà giữa chúng hầu như không có mô ̣t sự liên kết rõ rệt nào. Tác giả Nguyễn Bình Phương trên con đường hướng đến sự đổi mới, cách tân thể loa ̣i tiểu thuyết, đã chủ trương không theo lối kết cấu truyền thống, mô tả một thế giới hiện thực đang vâ ̣n đô ̣ng và phát triển trong sự hỗn đô ̣n, đổ vỡ, chứa đầy những điều hỗn tạp và nghi ̣ch lí.