Sự vô thức luôn là mô ̣t phần không thể thiếu trong những tiểu thuyết củ a Nguyễn Bình Phương. Từ những tác phẩm đầu tay như Và o cõi, Bả giời
đến những tác phẩm sau này như Ngồ i, Mình và họ, tác giả đều xây dựng hai thế giới song song hiện hữu. Đó là thế giới của ý thức và thế giới của sự vô thứ c. Nếu như ngôn ngữ sinh hoa ̣t là ngôn ngữ của con người trong cõi hiện thực với sắc thái chân thâ ̣t, ngay thẳng, có phần thô thiển, dung tu ̣c thì ngôn ngữ củ a giấc mơ và sự vô thức la ̣i trầm lắng, suy tư. Đó biểu hiê ̣n của những ám ảnh, sự sợ hãi, bất an, cũng là những ước mơ, khát vo ̣ng và ham muốn thầm kín trong tầng sâu tâm thức của con người.
Những đứa trẻ chết già đắ m chìm trong màu sắc huyền ảo, ma mi ̣. Ranh giớ i giữa hai thế giới âm – dương trở nên nha ̣t nhòa. Nếu như ở cõi người sống, người dân làng Phan giao tiếp với nhau bằng lớp ngôn ngữ sinh hoạt đời thường dung tu ̣c chứa đầy những âm mưu, toan tính thì cõi người âm la ̣i là mô ̣t thế giới vô thanh. Thế giới ấy chìm lắng trong những ngôn từ miên man, hoài vọng về một thời xa xưa của nhân vật Ông. Ông là mô ̣t tiền kiếp nào đó của nhân vâ ̣t Hải trong cõi thực. Chín phần Vô thanh trong tác
phẩm đều dằ ng dặc những suy tư của Ông về mo ̣i người xung quanh đồng thờ i cũng thể hiê ̣n những mố i liên hê ̣ giữa tiền kiếp và hâ ̣u kiếp. Ông suy nghĩ về cha và em gái. Rằng đã rất lâu về trước, cả ba người cũng đã cùng đồ ng hành trên mô ̣t chiếc xe trâu: “Cá ch đây lâu lắm rồi, ông nghe một câu vậy ngay trên chiếc xe như thế này. Ngày đó xe cũng có ba người, ba bố con ông…” [46, tr.16]. Ông miên man tìm về với những kỉ niê ̣m với người hàng xó m thân thiết: lão Biền, lão Ha ̣ng. Ông xót xa cho số phâ ̣n và bi ̣ ám ảnh bởi cái chết của ho ̣. Ông cô đơn và la ̣c lõng ngay trong chính những hoài niê ̣m củ a mình. Ông tìm đến sự an ủi trong những nỗi nhớ về chi ̣ Cải, về mùi hương khói tỏa ra nghi ngút từ miếu dì Lãm, về hình ảnh của Xoan, của me ̣ con thằ ng Tĩnh. Tất cả đều bỏ Ông ra đi và cuố i cùng, ông đơn côi trên chiếc xe trâu với cuô ̣c hành trình không điểm khởi đầu và kết thúc. “Và nó, chiếc xe trâu với ba con người lạ lẫm sẽ đưa ông đến đâu? Trở lại làng ư? Đi đâu nhỉ? Khỉ thật” [46, tr.95].
Ngôn ngữ của sự vô thức không chỉ tồn ta ̣i trong cõi âm mà ngay ở cõi dương, trong thế giới của người sống. Nó thể hiê ̣n những dằn vặt, sự ám ảnh và nỗi sợ hãi của con người. Trường hấp có những lúc hồi tưởng la ̣i cái ngày đi ̣nh mê ̣nh trong cuộc đời ông, ngày mà ông gánh trên vai mình tro ̣ng trách nặng nề mà dòng họ giao phó về tấm bản đồ kho báu. Đó cũng là căn nguyên củ a mo ̣i mưu toan, chiếm đoa ̣t và tranh đấu của người dân làng Phan. “Cụ
Trường thấy mình nhỏ lại, trẻ lại, đang đứng trước người đàn ông mặc áo ka ki cũ, sặc mùi cồn i ốt và thuốc súng.
- Ta là bá c cháu. Ta đã có gia đình với hai đứa con…Bây giờ ta quyết đi ̣nh giao cho chá u một viê ̣c. Đây là nhiê ̣m vụ thiêng liêng của dòng họ. Dòng họ ta có giàu lên hay lụi bại đi là nhờ cháu” [46, tr.113].
Ông Trình cũng đôi lúc rơi vào tra ̣ng thái mê man khi vô thức nghĩ về những bất trắc, khó khăn ngăn cản ông trong cuô ̣c hành trình đi đến với kho
báu. Những tấp thỏm, lo âu khi nghĩ đến mô ̣t ngày ông phải chiến đấu với Hải để giành lấy vâ ̣t báu. Tất cả đều đeo bám, giày vò và chi phối đến mo ̣i hành đô ̣ng của nhân vâ ̣t này.
Ngôn ngữ của sự vô thức được Nguyễn Bình Phương sử du ̣ng rất thành công trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy. Tác phẩm vẻn ve ̣n chỉ hơn mô ̣t trăm trang nhưng có rất nhiều lần lời câm của nhân vâ ̣t Tính được thuâ ̣t la ̣i. Lời câm của Tính thực chất là những ý nghĩ, suy tư của nhân vật này trước quá khứ và hiện ta ̣i. Những vì Tính là người điên, tâm lý không bình thường nên những ý nghĩ và suy tư đó trở lên rối rắm và phi lôgic.
Phần Phụ chú củ a Thoạt kỳ thủy ghi lại chi tiết những giấc mơ của Tính và Hiền. Những giấc mơ cũng lộn xô ̣n, rố i rắm nhưng ẩn sâu trong đó là những uẩn ức, sợ hãi, những khát khao và ham muốn không thể tìm thấy trong cuộc sống thực của các nhân vật. Ngôn ngữ của giấc mơ và vô thức chính là tiếng vo ̣ng từ sâu thẳm nô ̣i tâm của con người.
Trong tiểu thuyết Mình và họ, Nguyễn Bình Phương sử du ̣ng ngôn ngữ củ a sự vô thức một cách đậm đă ̣c. Câu chuyê ̣n là những chuyến xe lên và xe xuố ng ở vùng biên giới phía Bắc. Đan xen giữa hai cuộc hành trình trái ngược nhau là những ghi chép trong cuố n nhâ ̣t kí của nhân vâ ̣t anh, ghi la ̣i những kí ức chiến đấu gian khổ, hiểm nguy của anh về cuộc chiến tranh biên giới giữa
ta và Tàu năm 1979. Mình và họ là sự hòa quyê ̣n, ghép nố i giữa quá khứ và hiện tại, giữa sống và chết, giữa âm và dương, ý thức và vô thức. Ngôn ngữ của giấc mơ và vô thức bao trùm lên tất cả ma ̣ch truyê ̣n, thể hiê ̣n tầng sâu thế giớ i bí ẩn bên trong con người. Đó là những suy tư, chiêm nghiê ̣m, những ám ảnh, lo sợ, bất an và sám hối trước sự tác đô ̣ng của thế giới sống. Điều này làm cho nhân vâ ̣t của Nguyễn Bình Phương đươ ̣c hiê ̣n lên mô ̣t cách đa chiều, đa diê ̣n.
Nhân vâ ̣t Hiếu trong tác phẩm được xây dựng thành công qua những ngôn từ của sự vô thức. Khi đã trở thành mô ̣t linh hồn tham gia vào cuô ̣c hành
trình của chuyến xe xuống, những thanh âm trong ngôn từ vô thức của Hiếu men theo miền kí ức về những biến cố trong gia đình mình, về cuô ̣c chiến đấu mà người anh đã đi qua, về cuô ̣c hành trình của chuyến xe lên mới chỉ chấm dứ t trước đó không lâu sau cú bay tuyê ̣t mĩ xuống vực thẳm của chính anh.
Nhân vâ ̣t người anh trong Mình và họ sau khi trở về từ cuô ̣c chiến tranh ác liệt nơi biên giới đã trở thành mô ̣t kẻ điên loa ̣n. Chứng hoảng loa ̣n về tâm lí của anh bắt nguồ n từ những ám ảnh đau thương, nghiê ̣t ngã mà anh đã trải qua trong những ngày tháng chiến đấu. Chính điều đó đã đeo bám anh đến suốt cuộc đời. Ngay cả khi đất nước đã trở về với cuô ̣c sống bình yên, anh
vẫn ngày đêm bị giày vò bởi hình ảnh những cái chết đau đớn của đồng đô ̣i, những lần tra tấn dã man, tàn độc của ho, những giây phụ ́ t chiến đấu một mất một còn trước ho ̣ng súng của quân thù. Ngôn ngữ trong vô thức của anh là sự căm thù giặc đến sâu sắc: “Không chơi với bọn Khựa được đâu” [47, tr.166].
Khai thác ngôn ngữ của sự vô thức, Nguyễn Bình Phương mang đến những hình ảnh chân thật về con ngườ i. Đó là những con người đươ ̣c khám phá đến tận cùng sâu thẳm của tâm thức với những ước mơ, khát vo ̣ng, ham muố n, những ám ảnh, sơ ̣ hãi, sự cô đơn.
Như vâ ̣y, ngôn ngữ sinh hoa ̣t đời thường và ngôn ngữ của giấc mơ, sự vô thức là những ngôn ngữ chủ yếu được Nguyễn Bình Phương sử du ̣ng trong tác phẩm của mình. Qua đây, tác giả muốn phản ánh mô ̣thiện thực cuộc sống trần trụi, ngổn ngang những thô tục, chát chúa và thế giới nô ̣i tâm của con người những những uẩn ức và bí ẩn khôn cùng.
TIỂU KẾT CƯƠNG 3
Chương 3 tập trung tìm hiểu các biểu hiện tư duy tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương trong viê ̣c xây dựng kết cấu và ngôn ngữ. Từ việc khảo sát trên ba tiểu thuyết, chúng tôi thấy:
Xây dựng kết cấu tác phẩm, Nguyễn Bình Phương cũng như nhiều nhà tiểu thuyết đương đại, không ngừng nỗ lực tìm tòi để đổi mới, cách tân nghê ̣ thuật tiểu thuyết nước nhà. Nổi bật trong sáng tạo kết cấu của Nguyễn Bình Phương là kiểu kết cấu đa tuyến, kết cấu phân rã và sự đan xen của các thể loại khác vào kết cấu tiểu thuyết. Với những kiểu kết cấu này, tác phẩm của Nguyễn Bình Phương càng thêm phần đô ̣c đáo.
Nguyễn Bình Phương sử du ̣ng nhiều ngôn ngữ sinh hoa ̣t và ngôn ngữ của sự vô thức trong các tiểu thuyết củ a mình. Ngôn ngữ sinh hoa ̣t mang nhiều sắ c thái đờ i thường, dung tu ̣c, thô ráp lột tả hiê ̣n thực cuô ̣c sống đương đa ̣i với sự tha hóa, xuống dốc về nhân cách của con người, sự ba ̣o lực, đánh mất niềm tin vào tình đồng loại của con người. Ngôn ngữ của sự vô thức thể hiện sâu thẳm thế giới bên trong của con người. Thế giới tinh thần ấy ngày càng mong manh và dễ đổ vỡ trước những tác đô ̣ng ma ̣nh mẽ của thế giới hiện thực bên ngoài.
Vớ i kết cấu và ngôn ngữ tiểu thuyết mà Nguyễn Bình Phương sử du ̣ng, tác phẩm của anh đã ta ̣o đươ ̣c cho ba ̣n đo ̣c đă ̣c biê ̣t là những ba ̣n đo ̣c yêu thích tìm tòi, khám phá sự cuốn hút kì la ̣. Qua những bức tranh hiê ̣n thực tác giả xây dựng và phản ánh, ta nhâ ̣n thấy những phần tăm tối, những mă ̣t trái đang tồ n ta ̣i trong xã hô ̣i hiê ̣n đa ̣i. Tuy nhiên, cuô ̣c sống vốn dĩ muôn màu. Tất cả va ̣n vâ ̣t đều có hai thái cực: tốt – xấu, sáng – tối, trắng – đen. Cuô ̣c số ng đang vận đô ̣ng ngoài kia còn rất nhiều những mảng sáng, những khía cạnh tốt đe ̣p. Nguyễn Bình Phương trong tư duy nghê ̣ thuâ ̣t và cảm quan đời số ng củ a mình có phần nghiêng nhiều hơn về phần tối của đời sống. Điều này phần nào khiến cho tác phẩm của anh có phần bi quan, tiêu cực.
KẾT LUẬN
1. Tiểu thuyết là mô ̣t thể loa ̣i lớn của văn ho ̣c. Không giống với các thể loại khác, tiểu thuyết trong chặng đườ ng từ khi ra đời đến nay vẫn chưa bao giờ ngừ ng vâ ̣n đô ̣ng và biến đổi. Nó luôn trong tra ̣ng thái mở và chờ đơ ̣i mọi sự đổi mới, cách tân từ những ngòi bút tài năng và can đảm. Tư duy tiểu thuyết là những quan niệm, cảm xúc, suy nghĩ và cách lí giải của nhà văn về thế giớ i và con người. Đổi mới tư duy tiểu thuyết đang trở thành mô ̣t vấn đề vô cùng cấp bách và cần thiết. Ở Việt Nam, những thâ ̣p niên cuối của thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI chứng kiến những “màn lột xác” của tiểu thuyết hiện đa ̣i nước nhà. Sự lô ̣t xác đó không phải là quá trình sao chép, mô phỏng những kĩ thuâ ̣t viết của tiểu thuyết thế giới đương đa ̣i, hâ ̣u hiê ̣n đa ̣i mà đó là sự tìm tòi, khám phá, thử nghiê ̣m và đổi mới của thế hê ̣ nhà văn đương thời. Quá trình cách tân ấy của tiểu thuyết Việt Nam đã ghi nhận công sức đóng góp của biết bao tên tuổi, trong đó có Nguyễn Bình Phương.
2. Nguyễn Bình Phương là cây bút được đánh giá cao trong nền văn học Việt Nam đương đại. Riêng trong lĩnh vực tiểu thuyết, Nguyễn Bình Phương đã khẳng đi ̣nh được vi ̣ trí vững chắc của mình. Trên cơ sở phân tích thực tiễn, tác giả luâ ̣n văn cho rằng, nghiên cứu tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương từ góc độ tư duy tiểu thuyết là một con đường tiếp câ ̣n khoa học, hiê ̣u quả nhằm ghi nhâ ̣n những đóng góp và thành tựu bước đầu của nhà văn đối vớ i đời sống văn học nước ta hiện nay.
3. Tư duy tiểu thuyết củ a Nguyễn Bình Phương trước hết được thể hiê ̣n qua cách nhà văn xây dựng lên các kiểu loa ̣i nhân vâ ̣t trong tác phẩm của mình. Mỗi nhân vật xuất hiê ̣n trong tiểu thuyết đều mang mô ̣t du ̣ng ý của tác giả về những số phâ ̣n, những kiếp người trong đời sống hiê ̣n thực. Với ba loa ̣i nhân vật: Nhân vâ ̣t khiếm khuyết, nhân vâ ̣t người âm, hồn ma và nhân vâ ̣t cô đơn,
nhà văn đã khắc họa hình ảnh con người và cuộc sống như nó vốn có. Tiểu thuyết củ a Nguyễn Bình Phương chứa đựng những dự báo về xu thế phát triển tất yếu của xã hội hiện đại với những tha hóa và bạo lực, lạnh lùng và vô cảm, cô đơn và không thể thông hiểu, suy thoái về đạo đức, khủng hoảng về niềm tin … Đó là những vấn đề báo động trong đời sống của con người thời kỳ đương đại mà Nguyễn Bình Phương đã đặt ra trong các tiểu thuyết của mình.
Không gian - thời gian nghê ̣ thuâ ̣t trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương đi ngược lại với tiểu thuyết truyền thống và nằm trong quỹ đa ̣o của tiểu thuyết hậu hiê ̣n đa ̣i khi thủ tiêu tính liền ma ̣ch của thời gian và tính đơn nhất củ a không gian. Đây chính là biểu hiện của thế giới quan, của cách nhìn về cuộc sống thực tại của ngòi bút Nguyễn Bình Phương, cũng chính là mô ̣t phần tư duy tiểu thuyết độc đáo của tác giả.
Kết cấu cũng là mô ̣t phương diê ̣n phản ánh tư duy tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương. Nhà văn thường sự dụng các da ̣ng kết cấu đa tuyến, kết cấu phân mảnh trong tác phẩm củ a mình. Bên cạnh đó kết cấu của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương còn có sự hòa phối, xâm nhâ ̣p của một số thể loại văn học khác. Qua việc xây dựng kết cấu, tác giả muốn thể hiê ̣n quan niệm của mình về xã hô ̣i đương đa ̣i với sự lỏng lẻo, sa sút về các mố i quan hê ̣, sự rời ra ̣c, hỗn đô ̣n và đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ mo ̣i giá tri ̣ niềm tin và hi vọng của loài người.
Ngôn ngữ tác phẩm thể hiện rõ nét tư duy tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương. Qua ngôn ngữ sinh hoa ̣t và ngôn ngữ của sự vô thức, Nguyễn Bình Phương đã xây dựng thành công những bức tranh cuộc sống chân thực, trần trụi với các vấn đề bạo lực, tha hóa. Ẩn sau chân dung của mỗi con người trong xã hội đương đa ̣i là những khuất lấp trong tầng sâu vô thức, tiềm thức.
4. Qua sự tìm hiểu và phân tích, có thể thấy tư duy tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương mang dấu ấn củ a tiểu thuyết hâ ̣u hiện đa ̣i. Đứng cùng hàng ngũ củ a những nhà văn được xếp vào đô ̣i ngũ văn chương hâ ̣u hiê ̣n đa ̣i ở Việt Nam như Nguyễn Huy Thiê ̣p, Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Phạm Thị Hoài, Đoàn Minh Phượng, Thuâ ̣n…, Nguyễn Bình Phương cũng có xu hướng khai thác các yếu tố huyền thoại, kì ảo, phi lí trong tác phẩm góp phần thể hiện sự đổi mới kết cấu nghệ thuật, khả năng phản ánh bao quát hiện thực nhiều chiều, đồng thời thể hiện tinh thần phủ nhận hiện thực đương đại là điều mà nhà văn hướng đến. Tác phẩm văn chương suy cho cùng đều là cuộc lần tìm và lí giải con người trong thế giới đương đại ở chiều sâu vô thức với tất cả sự đổ vỡ niềm tin, cô đơn và bi kịch trên hành trình đi tìm ý nghĩa nhân bản.
5. Tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương đem đến cho ta những cái nhìn chân thực, thậm chí xù xì, góc cạnh về cuốc sống và con người trong thời đa ̣i ngày nay. Tuy vâ ̣y, trong mô ̣t cái nhìn tổng thể, có thể thấy rằng, thế giới nhân vật, hiện thực xã hô ̣i, thời gian và không gian nghê ̣ thuâ ̣t trong tiểu thuyết của nhà văn phần lớn mang màu đen tố i, bế tắc, nhức nhối. Con người cá nhân hiện lên qua ngòi bút của tác giả chỉ ră ̣t những đau đớn, bất ha ̣nh, bi