Tiểu thuyết là mô ̣t thể loa ̣i năng đô ̣ng linh hoa ̣t nhất trong số các thể loại văn ho ̣c. Tiểu thuyết trong quá trình vâ ̣n đô ̣ng luôn luôn có sự phát triển và biến đổi không ngừng. Nó có khả năng thu nhâ ̣n vào bản thân mình những
thể loại khác để ta ̣o nên những hình thức kết cấu đô ̣c đáo, sinh đô ̣ng và truyền tải tối ưu nhất những thông điê ̣p nghê ̣ thuâ ̣t về đời sống.
Do có kết cấu tương đối mở nên tiểu thuyết có thể chứa đựng trong bản thân nó những thể loa ̣i khác. Đây là mô ̣t xu hướng phổ biến của tiểu thuyết từ cuối thế kỉ XX sang đầu thế kỉ XXI. Luôn nha ̣y bén và đi trước thời đa ̣i, Nguyễn Bình Phương cũng xây dựng những tiểu thuyết của mình với sự hòa trộn, đan xen của nhiều thể loại. Trước hết, tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương thường giàu chất thơ. Nhiều tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương mang dáng dấp củ a mô ̣t bài thơ dài. Rõ nét nhất về điều này là Thoạt kỳ thủy. Chất thơ của tác phẩm được thể hiện trước hết ở hình thức câu văn. Tác giả tổ chức tiểu thuyết hầu hết bằng những câu văn ngắn và cách xuống dòng liên tu ̣c, ngắt quãng khiến cho Thoạt kỳ thủy như một bài thơ dài được viết theo thể thơ tự do không vần. Yếu tố thơ được biểu hiện qua những đoạn văn xuôi in nghiêng rất giàu chất thơ và đẫm màu sắc hư ảo:
Chất thơ còn thấm trong những lời thoại, lời hát của người điên: “Chạm vào cỏ trắng
Mình se sẽ hiện về
Trăng mách rằng có con chim nâu trong bông hoa nâu Khuya nào cũng mê mải hót
Hót vào giấc mơ của trăng…” [48, tr.141].
Trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già, yếu tố thơ được tác giả đan cài mô ̣t cách khéo léo làm tăng tính trữ tình và hấp dẫn của tác phẩm, đă ̣c biê ̣t là ở phần Vô thanh :
“ Ta có người yêu màu đen Mắt người yêu ta đỏ thẫm
Ngó n tay chàng tím như hoa dại Người yêu ta không màu
Người yêu ta trong veo
Ta có người yêu màu đen” [46, tr.127].
Tiểu thuyết Mình và họ, tuy không có sự xuất hiê ̣n của những vần thơ nhưng chất thơ vẫn thấm đẫm vào từng ngôn từ, câu văn trong những đoa ̣n văn viết về thiên nhiên vùng biên giới hùng vĩ, bí hiểm: “Bạt ngàn ức triê ̣u lá vớ i cành ràn rạt, thoạt đầu còn cứng, sau thì mọi thứ mềm mại, sau nữa thì mình không thể gọi tên chính xác bất cứ điều gì dính dáng tới cái vực thẳm hun hú t ấy… Ánh sáng dâng mình lên, thứ ánh sáng trắng tinh, nhe ̣, lâng lâng, xóa bỏ hết mọi ngượng ngùng…” [47, tr.11].
Một đă ̣c điểm nữa khi nói đến sự giao thoa với các thể loa ̣i khác trong kết cấu củ a tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương đó là sự đan xen của thể loa ̣i nhật ký. Điều này được thể hiê ̣n ở việc bất kì tiểu thuyết nào của nhà văn cũng đều chứa đựng những đoa ̣n văn ghi chép người thâ ̣t, việc thâ ̣t, những sự việc trong đời số ng sinh hoạt hàng ngày mà bản thân nhân vâ ̣t trải qua hoă ̣c chứ ng kiến. Về mặt hình thức, các đoạn văn đó đều nêu thời gian, ngày, tháng, năm rõ ràng, cu ̣ thể. Bên cạnh đó, những đoạn nhâ ̣t kí này còn mang màu sắc cảm xúc chân thật của cá nhân viết.
Tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già chứ a nhiều phân đoa ̣n mang dáng dấp của thể loại nhật kí khi tác giả miêu tả sự thay đổi kì lạ và bí ẩn của thiên nhiên và cuô ̣c sống con người ở làng Phan.
“Ngà y 23, sao chổi xuất hiê ̣n phía tây, trông như dải lụa trắng. Ngà y 13 tháng 12, động đất, thú trong rừng chạy nháo vào làng. Có con hổ trắng to bằng con trâu mộng. Nước sông Linh Nam nóng rẫy, cá và ba ba chết dạt trắng hai bên bờ” [46, tr.14].
Ngà y 21, sông Linh Nham cạn sạch. Ao nhà bà Liêm tự dưng đầy ắp nước, trong ao có con cá trê đỏ to bằng bụng chân, mắt mù, đuôi dà i như chiếc khăn phu la.” [46, tr.79].
Thoạt kỳ thủy có sự xâm nhâ ̣p rõ nét của thể loa ̣i nhâ ̣t kí khi phần phu ̣ chú của tác phẩm, Nguyễn Bình Phương ghi la ̣i mô ̣t cách chân thực những giấc mơ củ a Tính và Hiền với những mốc thời gian cu ̣ thể.
Giấc mơ củ a Tính: “Trưa 25 tháng 8
Sương trắng trôi vùn vụt. Một bàn tay chui lên từ sân nhà. Bàn tay vẫy vẫy. Tính bước lại, thụt xuống cái hố. Rơi thun thút. Kêu. Tỉnh”
[48, tr.143].
Giấc mơ củ a Hiền:
“Đêm 31 tháng 6 năm sau
Bè vó ông Bồi. Cá nổi vây trên sông, ông Bồi đến, quỳ xuống chân Hiền, nói:
- Giú p tôi với!
Hiề n cườ i, ông Bồi cũng cười. Vinh cất vó lên được toàn cá chép vây đỏ. Ông Bồi túm gáy Vinh, tát hai cái. Hiền khóc. Tỉnh” [48, tr.144].
Mình và họ vừ a mang dáng dấp của mô ̣t tiểu thuyết đời tư, vừa chứa đựng những yếu tố của mô ̣t cuốn tiểu thuyết li ̣ch sử. Đă ̣c biê ̣t, tác phẩm này có sự hòa trộn của thể loại nhâ ̣t ký. Mô ̣t trong ba ma ̣ch truyê ̣n của tiểu thuyết được tạo nên từ những trang nhâ ̣t ký của anh trai Hiếu khi trải qua những ngày tháng chiến đấu gian khổ để bảo vê ̣ biên giới của Tổ quốc. Mỗi trang viết củ a anh đều chân thực và sinh đô ̣ng vô cùng.
Có thể nói chính sự liên kết lỏng lẻo trong các thành phần của cốt truyện và trần thuật đã tạo điều kiện cho sự xâm nhập các thể loại khác vào tiểu thuyết. Và hiệu ứng trở lại của cuộc xâm nhập ấy là khiến cho kết cấu truyện trở nên đứt gãy, cốt truyện co giãn linh hoạt, điều đó giúp cho viê ̣c thể
hiện tư duy tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương mô ̣t cách rõ nét hơn. Dường như với nhà văn, các thể loa ̣i văn chương không có ranh giới ra ̣ch ròi. Nó có thể mở rô ̣ng và đón nhâ ̣n vào bản thân những thể loa ̣i khác để ta ̣o nên sự linh hoạt trong kết cấu và tính hấp dẫn của tác phẩm. Bên ca ̣nh đó, đă ̣c điểm này về mặt kết cấu của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương còn cho thấy mô ̣t ý thức củ a tác giả về cuô ̣c sống với những quan hê ̣ lỏng lẻo, sự nha ̣t nhòa giữa các ranh giớ i và sự đan xen, hòa quyê ̣n mô ̣t cách tự nhiên của nhiều khía ca ̣nh, nhiều yếu tố trong thế giớ i.
Kết cấu là mô ̣t phương diê ̣n cơ bản của hình thức tác phẩm. Với những kết cấu đa tuyến, phân rã hay sự đan xen của các thể loa ̣i khác vào kết cấu của tiểu thuyết là mô ̣t đă ̣c điểm thường thấy của văn chương hậu hiện đa ̣i. Có thể thấy những kiểu kết cấu này trong các sáng tác của Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Phạm Thi ̣ Hoài, Thuận, Nguyễn Viê ̣n…Tất cả đều nhằ m hướ ng đến thể hiện sự phân rã, hỗn loạn của đời sống đương đại vừa mở rộng biên độ của hiện thực phản ánh vừa thể hiện cách nhìn đa chiều về con người hôm nay.