Thời gian nghê ̣ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tư duy tiểu thuyết nguyễn bình phương (Trang 63)

Trong văn ho ̣c, mo ̣i sự miêu tả, trần thuâ ̣t đều xuất phát từ mô ̣t điểm nhìn nhất định trong thời gian. “Thời gian nghệ thuật gắn liền với tổ chức bên trong của hình tượng nghê ̣ thuật. Khi nào ngòi bút nghê ̣ sĩ chạy theo diễn biến sự kiện thì thời gian trôi nhanh, khi nào dừng lại miêu tả chi tiết thì thời gian trôi chậm lại. Thời gian nghê ̣ thuật thể hiê ̣n sự tự cảm thấy của con người trong thế giới” [19, tr.322].

Cù ng với không gian nghê ̣ thuâ ̣t, thời gian nghê ̣ thuâ ̣t cũng là mô ̣t yếu tố minh chứ ng rõ nét cho tư duy tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương. Nghiên cứu các sáng tác của anh, có thể thấy rõ thời gian tuyến tính gần như bị triệt tiêu. Tác giả thườ ng ta ̣o nên sự xoắn kép của nhiều ma ̣ch truyê ̣n, thời gian quá khứ và hiê ̣n ta ̣i là hai ma ̣ch vâ ̣n đô ̣ng song song với nhau.

2.2.2.1. Thờ i gian phi tuyến tính

Cấu trúc thời gian trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương luôn song hành hai trục thời gian thực và thời gian tâm linh, huyền ảo. Đó là thời gian phi tuyến tính. Thời gian trong đó trước hết là thời gian thực. Và để tạo tính chân thực, tin cậy cho câu chuyện, Nguyễn Bình Phương đã sử dụng lối ghi chép thời gian chính xác đến từng phút, giờ, ngày, tháng, năm.

Ở tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già, Nguyễn Bình Phương sử du ̣ng hình thức chép sử biên niên với mâ ̣t độ dày đă ̣c.

Ngày mùng 7 tháng 6, giờ Dậu, dân làng thấy trong đáy ao nhà Trường hấp bốc lên cột khí trắng hình con rắn [46, tr.9].

Mùa đông, tháng 11, ngày mùng 9, giờ Tý, cả làng Phan giật mình vì tiếng hổ gầm ngay cánh rừng bên cạnh” [46, tr.13].

“Ngày 20, giờ Dậu, có mây hình bàn tay, đỏ rực như máu.Cũng ngày hôm đó, dưới thành phố, một đứa trẻ bốn mắt ra đời ở bệnh viện, sau đó chết nhưng mắt vẫn mở” [46, tr.208].

Trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy, Nguyễn Bình Phương vẫn duy trì lối ghi chép thời gian chính xác, tỉ mỉ. Thời gian mở đầu là Mười một giờ mười

lăm và kết thúc là mười hai giờ. Quãng thời gian bốn mươi lăm phút vòng đời con cú lại tương ứng với quãng thời gian sống của nhân vật Tính.

Mình và họ cũng có sự ghi chép những dấu mốc thời gian cu ̣ thể trong quãng đường hành quân của nhân vâ ̣t anh. Điều này khiến câu chuyê ̣n trong tác phẩm đa ̣t tính chân thực hơn bao giờ hết:

I8-9

Trưa” [47, tr.20]. “Tố i nay thật hẻo.

Hình như là thứ hai” [47, tr.46].

II-3” [47, tr.213].

Có thể nhận thấy, trong từ ng tiểu thuyết, Nguyễn Bình Phương đều hữu ý trình bày cu ̣ thể thời gian. Tuy vâ ̣y, thời gian đó vẫn gơ ̣i lên cho người đo ̣c một ấn tượng huyễn hoặc. Bởi ngày đó, giờ đó, tháng đó, tưởng chừng như rất đích xác nhưng la ̣i không biết thuô ̣c về năm nào, thời nào. Đó chính là ý đồ nghệ thuâ ̣t của nhà văn. Ngay trong chính cái hiê ̣n thực nhất vẫn có cái khó xác đi ̣nh.

Thời gian trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương không tuần tự từ nguyên nhân đến kết quả, từ quá khứ đến hiê ̣n ta ̣i mà mo ̣i giới ha ̣n thời gian đều bi ̣ đảo lô ̣n và xoắn vă ̣n vào nhau.

Những đứa trẻ chết già bao gồ m hai mạch truyê ̣n song song giữa hai cõi âm - dương. Các nhân vâ ̣t trên chuyến xe trâu như là tiền kiếp của những người trong cõi hiê ̣n thực. Do vâ ̣y, có thể thấy, thời gian trong phần thanh vớ i những sự kiê ̣n mà nhân vâ ̣t Ông đã trải qua hoă ̣c chứng kiến

dường như là thời gian của quá khứ, của hư ảo. Thời gian đó có thể là kiếp trước, hoă ̣c kiếp trước nữa. Có thể rất gần, cũng có thể rất xa xôi với thời điểm hiê ̣n ta ̣i. Rất khó để đoán đi ̣nh. Chính điều này đã ta ̣o nên tính huyền ảo cho thời gian của câu chuyê ̣n.

Tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy vớ i ba phần truyê ̣n, cả ba phần đều mang yếu tố thờ i gian. Ngay từ phần mở đầu của tác phẩm, phần Tiểu sử đã lươ ̣c thuâ ̣t về vòng đời của mỗi nhân vâ ̣t tương ứng với thời gian tồn tại của họ trong cuộc đời. Sự huyền ảo của thời gian được gợi lên từ sự trùng khít đến kì la ̣ giữa vòng đời của Tính và con Cú.

Vớ i tiểu thuyết Mình và họ, sự đan quện giữa các tầng lớp thời gian rõ nét hơn cả. Ba mạch truyện của tác phẩm đều có sư ̣ tương quan lẫn nhau về mặt thời gian. Chuyến xe lên với sự tham gia của Hiếu, Trang và những người đồng hành như mô ̣t sự tiếp nối, bước la ̣i những dấu chân mà người anh đã đi qua. Chuyến xe xuống với sự có mă ̣t của những người áp giải và người bị áp giải cùng sự hiê ̣n hữu của linh hồn Hiếu la ̣i tiếp tu ̣c là sự tiếp nố i củ a chuyến xe lên. Cách mạch truyê ̣n cứ thế nố i nhau về mă ̣t thời gian, lí giải và làm sáng tỏ cho nhau. Xen kẽ trong thời gian hiê ̣n thư ̣c của những chuyến xe là thờ i gian quá khứ được ghi la ̣i trong những trang nhật ký của nhân vâ ̣t anh khi đã trải qua cuộc chiến tranh biên giới năm bảy chín. Sự đồng hiện giữa thời gian hiê ̣n tại với thời gian quá khứ, thời gian li ̣ch sử tạo nên không khí hư ảo cho tác phẩm.

2.2.2.2. Thờ i gian tâm lí

Để ta ̣o nên tính huyền thoa ̣i trong thời gian, Nguyễn Bình Phương cò n xây dư ̣ng lên da ̣ng thời gian tâm lí. Đó là thời gian của phần vô thức trong con người, hoă ̣c là thời gian nhân vâ ̣t bô ̣c lô ̣ những gì sâu kín nhất trong tâm tư củ a ho ̣. Thời gian tâm lí được tạo nên từ những giấc mơ, từ dòng chảy ý thức, của vô thức, tiềm thức. Kiểu thời gian này gắn liền với

Tiểu thuyết Những đứ a trẻ chết già luôn có những khoảng thời gian tâm lí của các nhân vâ ̣t. Trường hấp, ông Trình, lão Liêm, Hải thường có khoảng lặng dành cho những suy nghĩ ám ảnh về kho báu mà ho ̣ đang đeo đuổi và tìm kiếm. Với Tính trong Thoạt kỳ thủy, trăng gơ ̣i không gian đồng thờ i cũng gơ ̣i lên thời gian. Tính lo ̣t lòng trong cảm giác sơ ̣ hãi vì thiếu hơi ấm tình thương, chỉ có duy nhất trăng hiê ̣n hữu nhưng trăng la ̣i chào đón Tính bằng sự lạnh lẽo, đầy đe do ̣a.

Vớ i Hiếu trong Mình và họ, thờ i gian tâm lí xoay quanh những ám ảnh về sự tàn khốc, ác liệt của cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc mà người anh đã trải qua, ám ảnh về một người vô hình nào đó “đang đứng dạng háng đái thẳng xuống mặt mình” [47, tr.15], ám ảnh về những người từ cõi âm đến đưa Hiếu đi cù ng ho ̣ về với thế giới của cõi chết. “Bọn họ đã đến từ lúc nào, lờ mờ ở bên ngoà i, đến vì mình, chính xác hơn là đón mình đi” [47, tr.22]. Toàn bộ thời gian củ a chuyến xe xuống cũng là thời gian tâm tưởng của Hiếu khi anh đã trở thành một linh hồn cô đơn, lạc lõng sau cú bay tuyê ̣t mĩ xuống vực thẳm hun hút nơi biên ải. Những dòng chữ in nghiêng trong tác phẩm đều là suy nghĩ, tâm tra ̣ng củ a Hiếu về quá khứ đã qua và về hiê ̣n ta ̣i với chuyến xe đang lăn bánh qua những khúc cua hiểm trở của những con đường vùng biên giới.

Như vâ ̣y, với kiểu không - thời gian thực - ảo đan xen, cùng không gian, thờ i gian của tâm lí và sự phi lí, Nguyễn Bình Phương đã ta ̣o nên mô ̣t bức tranh đa chiều, đa diện về cuộc sống và con người. Con người trong thế giới ấy luôn tồn tại giữa những điều hiê ̣n thực và phi thực, những cái lôgic và phi lôgic, giữa âm và dương, thực và ảo. Nguyễn Bình Phương cho ̣n điểm khởi đầu cho câu chuyện củ a mình bằng những không gian, thời gian bình thường, thậm chí còn cu ̣ thể và chính xác nhưng la ̣i diễn biến và kết thúc các câu chuyện ấy bằng những không – thời gian phi xác đi ̣nh, phi hiê ̣n thực. Đó chính biểu hiện của cách cảm, cách nghĩ của Nguyễn Bình Phương, cũng chính là tư duy tiểu thuyết của ngòi bút văn chương này.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong chương này, chúng tôi nhận thấy tư duy tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương chi phối rõ nét nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm của nhà văn. Ở đó vừa in dấu sáng tạo đặc sắc của riêng tác giả, vừa cho thấy sự nối tiếp đặc trưng, kỹ thuật viết của nhiều nhà văn hiê ̣n đa ̣i khác. Thế giới số ng của con ngườ i qua tư duy, cách nhìn, cách cảm của Nguyễn Bình Phương không phải là mô ̣t thế giới bằng phẳng, bình yên mà chứa đầy những trú c trắc và hoài nghi. Tập trung khảo sát ba dạng thức nhân vật cơ bản của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương: nhân vật khiếm khuyết, nhân vật ngườ i âm, hồ n ma và nhân vật cô đơn, với việc sử dụng dày đặc các yếu tố huyễn hoặc, kỳ ảo, mờ hóa, huyền ảo hóa, chúng tôi nhận thấy rằng, Nguyễn Bình Phương đã lách ngòi bút của mình tới những khía ca ̣nh sâu xa nhất của đời sống con người, đặc biệt là những vấn đề thuộc về thế giới tinh thần. Để rồi đằng sau đó nổi lên cốt lõi, bản chất của hiện thực với hàng loạt những vấn đề nhức nhối trong đời sống đương đại, những trạng thái tâm lí căng thẳng của thời đại. Đó là sự hoang mang, lo âu, bất ổn; nỗi cô đơn lạc lõng, hụt hẫng, bơ vơ, sự thiếu hụt, méo mó về cả nhân hình, nhân tính. Đó còn là sự tha hóa đạo đức, sự mất mát lòng tin, đổ vỡ các giá trị cuộc sống…

Không gian - thời gian nghê ̣ thuâ ̣t được Nguyễn Bình Phương sử du ̣ng chủ yếu đó là không - thời gian hiê ̣n thực huyền ảo và phi tuyến tính, mang đậm màu sắc tâm lí của nhân vâ ̣t. Tác giả cố ý xóa nhòa mo ̣i đường biên giữa hư và thực, âm và dương. Tác giả phủ lên lớp không gian, thời gian dòng chảy tâm lí của con người. Sự đan xen, đồng hiê ̣n của các kiểu không - thời gian phần nào cho thấy bản chất của thế giới hiện ta ̣i, mô ̣t thế giới đầy rẫy sự xáo trộn, nha ̣t nhòa về mọi giới hạn. Đồng thời cũng qua đó phản ánh tâm lí cô đơn của con người hiê ̣n đa ̣i.

Tuy nhiên cũng cần phải nhâ ̣n đi ̣nh rằng, Nguyễn Bình Phương đã đi khá sâu vào những khía ca ̣nh tăm tố i, có phần tiêu cư ̣c trong bản thể con

người. Tác giả nhìn đời sống của con người đương đa ̣i trong mô ̣t gam màu tố i lạnh lẽo, ảm đa ̣m. Liê ̣u con người ngay nay trong đời sống của ho ̣ có chỉ toàn những bi ki ̣ch và đau đớn, bất an về tinh thần như nhà văn nhìn nhận? Hay bên ca ̣nh đó con người vẫn còn đó những niềm vui, ha ̣nh phúc và nu ̣ cười? Đây cũng là mô ̣t nét chưa hoàn toàn thấu đáo trong tư duy tiểu thuyết củ a nhà văn Nguyễn Bình Phương.

Chương 3

KẾT CẤU VÀ NGÔN NGỮ

TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG 3.1. Kết cấu trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương

Kết cấu là một trong những tiêu chí quan trọng để định giá tác phẩm, bởi ở đó hội tụ toàn bộ tài năng tổ chức tác phẩm, những sáng tạo độc đáo của nhà văn với cá tính, phong cách và quan niệm thẩm mỹ riêng. Sự sáng tạo về mặt kết cấu là không giới hạn, bởi mỗi tác phẩm đòi hòi một sự sáng tạo kết cấu tương thích với nội dung. Theo cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, kết cấu là “toà n bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm” [19, tr.156]. Đó là sự “...Tổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của từng tác phẩm” [19, tr.156]. Vì thế, nghiên cứu tiểu thuyết không thể không xem xét về kết cấu.

Nói đến vấn đề kết cấu, ta không thể không nhắc đến nhà nghiên cứu Phan Cư Đê ̣. Tác giả này cho rằng, chức năng của kết cấu là “Tổ chứ c mối liên hệ giữa các yếu tố thuộc nội dung tác phẩm (tính cách và hoàn cảnh, hành động và biến cố trong cốt truyện) và các yếu tố khác thuộc hình thức (bố cục, hệ thống ngôn ngữ, nhi ̣p điê ̣u….” [13, tr.225]. Viê ̣c tổ chức kết cấu có mối quan hệ chă ̣t chẽ với viê ̣c xây dựng hê ̣ thống hình tượng và xây dựng sườn truyện, cốt truyện. Khi nhà tiểu thuyết bắ t tay vào viê ̣c xây dựng hê ̣ thống nhân vật thì thực chất là ông ta đang chuẩn bi ̣ cho quá trình phát triển của cốt truyê ̣n và đó cũng là bản phác thảo đầu tiên cho kết cấu sau này của tác phẩm. Tóm lại, kết cấu là một phương diê ̣n phức tạp của tác phẩm văn ho ̣c. Nếu tác phẩm văn chương được coi là bức tranh về đời sống thì kết cấu giữ vi ̣ trí quan tro ̣ng hàng đầu ta ̣o nên hình khối và màu sắc cho bức tranh đời sống đó.

Tiểu thuyết Việt Nam trước năm 1975 thường sáng tác theo mạch truyện tuyến tính và chú trọng chủ yếu tới nội dung phản ánh. Các tác phẩm thuộc trào lưu văn học lãng mạn, văn ho ̣c hiê ̣n thực phê phán hay văn học cách ma ̣ng thường chứa đựng những sự việc có mố i liên hệ nhân quả với nhau. Sự viê ̣c này dẫn đến sự việc kia theo mô ̣t trâ ̣t tự lôgic và tất yếu. Sự đổi mớ i kết cấu chỉ thực sự diễn ra trong văn ho ̣c từ sau năm 1975. Đó là sự thủ tiêu kết cấu và hủy diê ̣t của cốt truyê ̣n. Các nhà tiểu thuyết đương đại đã sáng tạo nhiều kết cấu mới bên cạnh kết cấu tuyến tính truyền thống. Tiêu biểu phải kể đến các nhà văn như Bảo Ninh, Nguyễn Xuân Khánh, Tạ Duy Anh, Nguyễn Việt Hà, Thuận, Đoàn Minh Phượng…

Tư duy tiểu thuyết xét cho cùng là cách nhìn, cách cảm, là quan niê ̣m nghệ thuâ ̣t của nhà văn về cuô ̣c sống. Tất cả đều được nhà văn chuyển tải vào những trang viết của tác phẩm, không chỉ qua khía ca ̣nh nội dung mà còn qua hình thức. Các vấn đề củ a cuô ̣c sống đươ ̣c nhà văn nhìn nhâ ̣n ra sao đều được sắ p xếp và lựa chọn mô ̣t cách có ý đồ nghê ̣ thuâ ̣t. Mă ̣t khác, kết cấu la ̣i chính là sự tổ chức và sắp xếp các yếu tố trong tác phẩm nghê ̣ thuâ ̣t. Do vâ ̣y, không khó để nhận ra mố i liên hệ mật thiết giữa tư duy nghê ̣ thuâ ̣t của mô ̣t nhà văn vớ i kết cấu của mô ̣t tác phẩm cu ̣ thể do nhà văn đó sáng tác.

Vớ i Nguyễn Bình Phương, mô ̣t ngòi bút tiểu thuyết có lối tư duy la ̣ và đầy tính sáng ta ̣o thì mô ̣t điều tất yếu đó là lối kết cấu trong tác phẩm của anh cũng đă ̣c biê ̣t. Người ta thường nhắc đến Nguyễn Bình Phương trước hết với tư cách là người có công lớn trong viê ̣c cách tân về mă ̣t hình thức của tiểu thuyết đương đại. Mô ̣t trong những mă ̣t hình thức đó là kết cấu. Kết cấu có thể coi là một thành công nổi bật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương. Nhà văn luôn nhìn nhâ ̣n cuô ̣c sống hiê ̣n đa ̣i như mô ̣t thế giới hỗn đô ̣n, trống rỗng, rờ i ra ̣c, chất chứa đầy tính phi lí. Tuy nhiên, trong những sự rời ra ̣c, hỗn

đô ̣n đó la ̣i có những mối liên hê ̣ tưởng chừng như không thể tách rời nhau. Đó là sự tương tác giữa quá khứ, hiê ̣n ta ̣i, tương lai. Sự gă ̣p gỡ giữa tiền kiếp và hậu kiếp trong mô ̣t đời người. Nổi bật hơn cả trong kết cấu tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương là kết cấu đa tuyến và phân rã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tư duy tiểu thuyết nguyễn bình phương (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)