Không gian nghê ̣ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tư duy tiểu thuyết nguyễn bình phương (Trang 57 - 63)

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Không gian nghê ̣ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, là mô hình nghệ thuật về cái thế giới mà con người đang sống, đang cảm thấy vi ̣ trí, số phận mình ở trong đó. Nếu mọi vật trong thế giớ i đều tồn tại trong không gian ba chiều: Cao, rộng, xa và chiều thời gian thì không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian, không có nhân vật nà o không có nền cảnh nào đó” [19, tr.160]. Có thể nhâ ̣n thấy, không gian trong tác phẩm văn ho ̣c không hoàn toàn đồng nhất với không gian trong cuô ̣c sống.

Trong những sáng tác ấy, không gian là bối cảnh tự nhiên, là môi trường hoa ̣t đô ̣ng của nhân vâ ̣t, là tầm nhìn, điểm nhìn của tác giả.

Không gian nghê ̣ thuâ ̣t trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương thể hiện rõ tư duy tiểu thuyết củ a nhà văn này. Không gian thường thấy trong tác phẩm của anh là không gian hiện thực – huyền ảo và không gian tâm lý.

2.2.1.1. Không gian hiện thực – huyền ảo

Một trong những nhân tố hàng đầu tạo nên tính hiê ̣n thực trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương chính là không gian nghệ thuật của từng tác phẩm. Một điểm đặc biê ̣t và dễ nhâ ̣n thấy trong tiểu thuyết của nhà văn này đó là sự xuất hiê ̣n đậm đặc của những không gian thuộc vùng đất Thái Nguyên. Đây chính là quê hương, là nơi sinh ra và lớn lên của Nguyễn Bình Phương. Mảnh đất quê nhà đã ăn sâu vào tiềm thức và tự bao giờ trở thành một phần máu thịt của nhà văn. Chính vì vậy, như mô ̣t lẽ tự nhiên nhất, Nguyễn Bình Phương thường nhắ c đến tên các đi ̣a danh của Thái Nguyên trong các tiểu thuyết củ a mình và lấy đó làm bối cảnh cho những câu chuyê ̣n đươ ̣c kể. Những cái tên như: Làng Phan, Linh Nham, Linh Sơn, Núi Rùng, núi Hột, bãi Nghiền Sàng, chùa Hang, chùa Phù Liễn, Phổ Yên, Đồng Bẩm, Lai Hiên, Tra ̣i Cau, cầu Gia Bẩy… được lặp đi lă ̣p la ̣i nhiều lần trong các tiểu thuyết củ a Nguyễn Bình Phương vừa ta ̣o nên tính hệ thống trong không gian vừ a đo ̣ng la ̣i ám ảnh trong lòng người đo ̣c.

Không gian hiê ̣n thư ̣c trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương bao gồ m không gian làng quê và không gian thành thi ̣. Trong đó không gian làng quê xuất hiê ̣n nhiều hơn cả. Đó cũng là một hình ảnh làng xã đủ đầy các yếu tố: sông, núi, chùa, miếu, ao, nhà, vườn…. Hình ảnh ấy vô cùng thân thuộc, gần gũi trong tâm thức người Việt. Trong Những đứa trẻ chế t già, không gian làm nền cảnh xuất hiê ̣n cho cuô ̣c số ng của gia đình Trường hấp cùng những con người xung quanh đó là làng Phan. Không gian làng đươ ̣c kiến ta ̣o với sư ̣ xuất hiê ̣n của dòng sông Linh Nham, của

quả đồ i hình con nghê sau nhà Trường hấp, của cái ao to rô ̣ng, vuông vức bên trái nhà Trường, thung lũng sau núi nơi Hải cùng đám ba ̣n ho ̣c võ từ ông Trình, miếu của dì Lãm luôn tỏa khói hương nghi ngút. Tất cả làm nên mô ̣t không gian vô cùng chân thực. Không gian làng của Thoạt kỳ thủy cũng bao gồ m những thành tố tương tư ̣. Câu chuyê ̣n về số phâ ̣n, cuộc đời nhân vâ ̣t Tính nổi bâ ̣t trên phông nền của không gian làng ở Linh Sơn, nơi có núi Hô ̣t, sông Linh Nham, bãi Nghiền Sàng, Ao Lang. Những đi ̣a danh này khiến người đo ̣c như tin tưởng vào mô ̣t câu chuyê ̣n có thâ ̣t và đã, đang xảy ra trên trên mô ̣t vùng quê nào đó.

Bên cạnh không gian làng, không gian phố cũng xuất hiê ̣n trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Đă ̣c trưng của không gian phố xá đươ ̣c xây dựng dưới ngòi bút của nhà văn thường nhỏ he ̣p, buồn vắng và đặc biê ̣t có sự lỏng lẻo, hời hợt trong mối quan hệ giữa người với người. Với Những đứa trẻ chết già, không gian phố thấp thoáng hiê ̣n lên qua những trường đoạn nói về cuộc sống của Loan. Mô ̣t không gian tối tăm, tù túng, tẻ nha ̣t: “Những ngôi nhà chìm trong lớp khói mờ ảo, ma quái. Hàng xà cừ chắc ni ̣ch, đen đúa thả lá đầy mặt đường như một sự buông xuôi bất lực. Tối mùa đông thành phố càng bí hiểm và lạnh lẽo. Các cửa hàng đóng sớm, người qua lại thưa thớt, vội vã. Trong công viên, ánh đèn lù mù, vàng ê ̣ch, soi hờ xuống mặt cỏ. Thấp thoá ng bóng mấy cô gái đứng ngồi ra chiều uể oải, ngán ngẩm” [46, tr.223].

Không gian phố cũng đôi lần hiện lên trong tiểu thuyết Mình và họ. Tác giả vẫn phủ lên những con phố ấy một không khí ảm đa ̣m và nha ̣t nhòa, ngay cả với mảnh đất Hà thành vẫn được mệnh danh là chốn phồn hoa đô hô ̣i, mảnh đất ngàn năm văn hiến:

“…Mình nói Hà Nội đông đúc, ồn ảo, tạp nham đủ mọi loại người. Anh hơi nghiêng đầu, mắt trái nhíu lại như không tin lời mình.

- Nhà cao tầng thì sao?

- Cũng leo teo được mấy cái.

- Còn tháp Rù a, nó vẫn đe ̣p như thế chứ?

- Nó chưa bao giờ đe ̣p cả. Chỉ nhỉnh hơn miếu bà Đông một tí thôi” [47, tr.175].

Nếu như làng và phố là hai không gian hiê ̣n thực chủ yếu trong các tiểu thuyết củ a Nguyễn Bình Phương thì gần đây nhất, trong tác phẩm Mình và họ, nhà văn đã đưa người đọc đến một không gian mới mẻ, đô ̣c đáo. Đó là không gian núi rừ ng hùng vĩ, hoang sơ, hiểm trở nơi biên giới. Theo cuô ̣c hành trình của những chuyến xe lên, xe xuố ng và thông qua cuốn nhâ ̣t kí mà nhân vâ ̣t anh ghi lại, Nguyễn Bình Phương đã mang đến một khám phá mới la ̣ về thiên nhiên, cảnh vâ ̣t nơi đi ̣a đầu Tổ quốc. Những núi cao, vực thẳm, những khúc cua hiểm trở , những thung lũng mờ ảo sương khói xuất hiê ̣n lă ̣p đi lă ̣p la ̣i trong cuố n tiểu thuyết. Các đi ̣a danh có thâ ̣t ở miền biên giới phía Bắc: đỉnh Tà Vần, núi Tây Côn Lĩnh, bản La Sin, Mã Pí Lèng, Ngân Sơn, Đồng Văn, Phổ Ba… tạo cho người đo ̣c sự tin tưởng vững chắc vào câu chuyê ̣n mà Nguyễn Bình Phương xây dựng trong tác phẩm củ a mình. Mô ̣t điểm đă ̣c biê ̣t trong cách xây dựng không gian rừ ng núi vùng biên ải của nhà văn đó là không gian ấy vừa đẹp, vừa hùng vĩ nhưng mă ̣t khác la ̣i tiềm ẩn trong đó sự chết chó c, tranh đấu và ba ̣o lực giữa người và người: “Không thể nhìn thấy

núi trùng điệp nhưng vẫn biết nú i trùng điê ̣p bởi các khúc quanh hiê ̣n ra liên tục. Và bởi ánh sáng của đèn thường xuyên rơi tõm vào khoảng trống phía trước. Mình ngoái cổ về sau, thấy hai đốm đèn đỏ nhòa của chiếc xe tải vừa đi qua ẩn hiê ̣n sau các khối sẫm đen, mà ban ngày đó là những ngọn núi xanh ngú t, đẹp tê dại. Đe ̣p vậy mà vùng này luôn luôn nghèo rớt vì chìm ngập trong những cuộc thanh tẩy, chém giết” [47, tr.37].

Như vậy, qua những đi ̣a danh cu ̣ thể, có thực trong đời sống, Nguyễn Bình Phương đã xây dựng lên những không gian mang tính chất hiê ̣n thực trong tiểu thuyết củ a mình. Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương được cấu ta ̣o trên nền cảnh của những không gian hiê ̣n thực. Tuy nhiên chính trong cái hiện thực đó, tác giả lại đan xen những yếu tố hoang đường, huyễn hoă ̣c ta ̣o nên một không gian vừa hư vừa thực, vừa hợp lí vừa phi lí, từ đó ta ̣o nên mô ̣t thế giới nằm đâu đó giữa hiê ̣n thực và huyền ảo. Đến đây, bút pháp của Nguyễn Bình Phương có phảng phất hơi hướng của khuynh hướng văn ho ̣c hiện thực huyền ảo trên thế giới.

Cả ba tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già, Thoạt kỳ thủy, Mình và họ

đều xuất hiê ̣n hai mảng không gian thực - ảo. Bản thân tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già đươ ̣c xây dựng trên hai tuyến truyê ̣n cơ bản: tuyến thứ nhất xoay quanh câu chuyện về gia đình Trường hấp và người dân làng Phan, tuyến truyện thứ hai nói về cuô ̣c hành trình của chuyến xe trâu với những linh hồn chết. Không gian thực - ảo của truyện còn đươ ̣c thể hiê ̣n ở ngôi miếu thờ của dì Lãm quanh năm nghi ngú t khói hương, không gian huyền bí dưới gốc si già, không gian của quả đồi sau nhà Trường hấp...

Thoạt kỳ thủy cũng mang mô ̣t không gian tràn ngâ ̣p những sư ̣ viê ̣c kì lạ, quái đản như có một thế lư ̣c siêu nhiên vô hình nào đó đang tác đô ̣ng đến cuô ̣c số ng của người dân vùng Linh Sơn: “Bên rặng bạch đàn rì rầm đen, những đám sương lóe sáng. Từng luồng trắ ng vươn đến, uốn cong, va chạm rồ i ngả ra, sáp lại, quằn quại, rạp xuống, xoắn bê ̣n thành một mớ hỗn độn, bùng nhùng” [48, tr.33].

Không gian núi rừng vùng biên giới phía Bắc vừa chân thực la ̣i vừa mang dáng vẻ kì bí, huyễn hoă ̣c trong Mình và họ. Chính không gian đó làm cho câu chuyê ̣n trong cuốn tiểu thuyết càng cuốn hút và sinh đô ̣ng. “Đường về âm ỉ, những rặng núi đen thẫm giữa những làn sương mờ trôi vật vờ như ma đói”[46, tr.84]. Câu chuyê ̣n về bãi đá Đồng Văn ở Hà Giang vừa thực la ̣i vừa

đến đó vào đêm trăng, người ta không thể không rợn gai ốc trước những hình thù ngoắt nghéo, quái đản do các rào đá tạo thành” [47, tr.102].

Sử dụng yếu tố huyền ảo trong xây dựng không gian tác phẩm để tạo nên sự đan cài thực - ảo, nhằm lý giải, khám phá sâu sắc hiện thực đời sống là điều có thể tìm thấy trong sáng tác của nhiều nhà văn khác như Võ Thị Hảo, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái… Nguyễn Bình Phương vừa có điểm gặp gỡ các nhà văn trên, lại vừa tạo ra sự khác biệt trong cấu trúc không gian hiện thực huyền ảo xuyên suốt, nhất quán trong tất cả các tiểu thuyết của mình. Không gian tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương vừa mang hơi thở đời sống hiện đại vừa thấm đẫm tinh thần văn hóa phương Đông. Từ những bình diện không gian mới, nhà văn muốn chứng tỏ: sự quái đản, kì bí, huyễn hoă ̣c chính là mô ̣t phần của cuô ̣c số ng con người. Nó tồn tại bền bỉ, ăn sâu vào tiềm thứ c của con người.

2.2.1.2. Không gian tâm lí

Không gian tâm lí là mô ̣t kiểu không gian mới mang hơi hướng của văn chương hậu hiện đại. Không gian tâm lí là không gian của những hồi ức, giấc mơ.

Những đứa trẻ chết già đầy rẫy những khoảng không gian của giấc mơ và kí ức. Những giấc mơ luôn hiện lên đầy ám ảnh và như mô ̣t điềm báo nào đó về số phận của nhân vâ ̣t. Đó là giấc mơ mơ hồ, lơ đãng của Trường hấp về một điều gì đó cụ đã trải qua trong quá khứ: “Cụ lẩm bẩm vẻ khổ sở và chìm vào trạng thái lơ mơ. Có những luồng khói chuyển động nhe ̣ thênh, rồi trong là n khói ấy xuất hiê ̣n bóng người. Rất đông người, toàn quần áo trắng, cả những thanh gươm cũng trắng” [46, tr.112]. Giấc mơ đôi lúc cũng là nơi gă ̣p gỡ củ a những con người ở tiền kiếp và hâ ̣u kiếp. Giấc mơ nhắc nhớ nhân vâ ̣t về kiếp trướ c của mình.

Thoạt kỳ thủy là cuố n tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương sử du ̣ng những giấc mơ vớ i tần suất đâ ̣m đă ̣c hơn cả. Nhân vâ ̣t chính của truyê ̣n là Tính luôn

chìm đắm trong những giấc mơ hỗn đô ̣n, u mê. Giấc mơ là phần thế giới vô thứ c trong Tính, là nơi trăng và máu thường xuyên xuất hiê ̣n.

Tiểu thuyết Mình và họ cũng chất chứa đầy những không gian của giấc mơ. Giấc mơ là nơi linh hồn nhân vâ ̣t anh thườ ng tìm về gă ̣p Hiếu, nhắn gửi những gì anh còn chưa thực hiện được khi còn sống. Có thể nói, không gian tâm lí được Nguyễn Bình Phương xây dựng rất thành công trong cuốn tiểu thuyết này. Những mảnh không gian củ a hồ i ức, của quá khứ bất chợt hiện lên rồ i lại chìm dần giữa những khoảng không gian của thực ta ̣i. Đan xen giữa không gian núi rừng hùng vĩ, hoang sơ là không gian của hồi ức, của suy tưởng trong Hiếu về gia đình, về vùng quê Thái Nguyên với nhiều biến đô ̣ng trong cuộc đờ i và số phận của từng thành viên trong gia đình. Không gian kí ức cũng hiện lên qua lời kể trong cuốn nhâ ̣t kí của nhân vâ ̣t anh. Đó là không gian của những ngày tháng chiến đấu ác liệt với quân thù ở ma ̣n biên giới phía Bắc năm 1979. Tất cả đều hòa quyê ̣n, đan lồng và bổ sung cho nhau, làm tác phẩm có tính linh hoạt cao và lôi cuốn, hấp dẫn.

Như vậy có thể thấy, không gian nghê ̣ thuâ ̣t trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình phương mang nhiều sắc thái khác nhau. Nó vừa gần gũi, chân thư ̣c nhưng cũng vừa kì ảo, hoang vu. Những không gian ấy là tấm gương soi ro ̣i rõ nét nhất cuô ̣c sống hiê ̣n tại và thế giới tinh thần với biết bao sự bí ẩn và phức ta ̣p của con người. Đồ ng thời cũng qua nghê ̣ thuâ ̣t xây dư ̣ng không gian, Nguyễn Bình Phương biểu hiện cách nhìn, quan niệm của nhà văn về hiện thực và con người. Một thế giới hiện thực cả phần đời sống bên ngoài lẫn đời sống tâm lý - tâm linh đều bộn bề, phức tạp, chất chứa dồn nén nhiều tầng, nhiều cõi, nhiều kiếp với cả những điều khả tri lẫn bất khả tri không dễ gì nắm bắt. Đây cũng chính là mô ̣t đă ̣c điểm trong tư duy tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tư duy tiểu thuyết nguyễn bình phương (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)