Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng bộ địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển biến kinh tế, xã hội huyện tiên du, tỉnh bắc ninh từ năm 1999 đến năm 2013 (Trang 44)

2.1.1. Bối cảnh lịch sử

Trong thập niên cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI, bối cảnh thế giới đã có những biến đổi to lớn và sâu sắc, ảnh hưởng toàn diện và mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống xã hội của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Dân tộc ta đứng trước những thời cơ lớn đan xen với nhiều thách thức lớn. Khả năng duy trì hoà bình ổn định trên thế giới và khu vực cho phép chúng ta tập trung vào nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, xã hội; đồng thời đòi hỏi phải đề cao cảnh giác, chủ động đối phó với các tình huống bất trắc, phức tạp có thể xảy ra

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ diễn ra ngày càng mạnh mẽ; khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tiếp tục có những bước nhảy vọt, ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tri thức và sở hữu trí tuệ có vai trò ngày càng quan trọng. Kinh tế tri thức phát triển mạnh, do đó con người và tri thức càng trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia.

Đất nước ta sau 15 năm đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo thế và lực để thúc đẩy công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu. Bên cạnh đó, chúng ta còn phải đối phó với những thách thức: Tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, nạn tham nhũng quan liêu,“diễn biến hoà bình” do các thế lực thù địch gây ra. Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kì mới là vấn đề có ý nghĩa sống còn của Đảng và nhân dân ta. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX diễn ra trong hoàn cảnh đó, nhằm hoạch định đường lối cho sự phát triển của đất nước trong những năm 2001 - 2005 và 2001 - 2010. Đại hội có nhiệm vụ tổng

thực hiện chiến lược kinh tế - xã hội; rút ra bài học kinh nghiệm sâu sắc, từ đó phát triển và hoàn thiện đường lối, định ra chiến lược phát triển đất nước trong hai thập kỉ đầu của thế kỉ XXI. Với tinh thần “Dân chủ - Trí tuệ - Trách nhiệm

- Đổi mới”, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001) đề ra mục

tiêu tổng quát phát triển đất nước là đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển nhanh, bền vững theo định hướng XHCN, phấn đấu đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp có tŕnh độ phát triển trung bình, chính trị-xã hội ổn định, dân chủ-kỉ cương, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao, tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau.

Tỉnh Bắc Ninh từ sau ngày tái lập, nhất là từ sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV (10/1997) đã nỗ lực phấn đấu, giành được nhiều thành tựu quan trọng, hoàn thành và vượt mức nhiều chỉ tiêu do Đại hội đề ra. Tình hình chính trị-xã hội ổn định, kinh tế phát triển nhanh, cơ sở hạ tầng và năng lực sản xuất được tăng cường, văn hóa xã hội phát triển khá, đời sống vật chất tinh thần nhân dân được cải thiện, bộ mặt đô thị, nông thôn từng bước được đổi mới. Thành tựu đó là bước khởi đầu tốt đẹp, có ý nghĩa quan trọng, là tiền đề đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng tỉnh Bắc Ninh giàu mạnh, văn minh. Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Ninh đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập trong xây dựng và phát triển, nhất là về hệ thống phân chia các đơn vị hành chính chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đòi hỏi cần phải hoàn thiện.

Tiên Sơn là một huyện lớn của tỉnh Bắc Ninh, được thành lập năm 1963 trên cơ sở hợp nhất 2 huyện Từ Sơn và Tiên Du, khi tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh hợp nhất thành tỉnh Hà Bắc. Trong hoàn cảnh mới, tình hình đó không còn phù hợp cho sự phát triển, hạn chế rất lớn việc khai thác tiềm năng và thế mạnh của từng địa phương, ảnh hưởng không tốt đến việc thực hiện các mục tiêu, kế hoạch phát triển của tỉnh.

Chính vì vậy, ngày 9/8/1999, Chính phủ ra Nghị định số 68/NĐCP tách huyện Tiên Sơn thành huyện Tiên Du và huyện Từ Sơn. Huyện Tiên Du được tái lập, gồm 15 xã và 1 thị trấn: Đại Đồng, Tri Phương, Hoàn Sơn, Phật Tích, Việt

Đoàn, Minh Đạo, Cảnh Hưng, Tân Chi, Lạc Vệ, Hiên Vân, Liên Bão, Nội Duệ, Phú Lâm, Khắc Niệm, Hạp Lĩnh (1) và thị trấn Lim.

Huyện Tiên Du được tái lập đã tạo điều kiện thuận lợi để Đảng bộ và nhân dân trong huyện chủ động, tích cực phát huy truyền thống, khai thác hết tiềm năng và thế mạnh của mình vào việc xây dựng và phát triển quê hương.

2.1.2. Chủ trương phát triển kinh tế, xã hội của huyện Tiên Du

Vận dụng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (18 - 25/2006), Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVII (14 - 16/12/2005) đề ra mục tiêu tổng quát đến năm 2010 là: “Khai thác và phát huy hơn nữa tiềm năng, thế mạnh của địa

phương, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tăng cường sức mạnh đoàn kết toàn dân, đẩy mạnh CNH, HĐH nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và bền vững hơn. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc, nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân…Phấn đấu đến năm 2010, Bắc Ninh là tỉnh phát triển khá trong cả nước, đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, tạo tiền đề đến năm 2020 là một trong những tỉnh dẫn đầu trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ’’…[80, tr. 40]

Quán triệt đường lối chung của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVII, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, Đại hội Đảng bộ huyện Tiên Du lần thứ XIV (19 - 21/11/2000) đã xác định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2005 là: “Tập trung mọi

nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Từng bước cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội… đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng huyện Tiên Du giàu mạnh, văn minh”.

Đại hội cũng nêu rõ mục tiêu cụ thể: Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân là 13,5%, trong đó: nông - lâm nghiệp tăng từ 5,5 đến 5,8%, công nghiệp - xây dựng

tăng từ 28 đến 30%, thương mại-dịch vụ tăng từ 15 đến 17%; cơ cấu kinh tế nông- lâm nghiệp chiếm 41,5%, công nghiệp xây dựng chiếm 33,5%, thương mại-dịch vụ chiếm 25%; thu ngân sách tăng bình quân hằng năm là 8,25% [47, tr. 15 - 16].

Đại hội Đảng bộ Tiên Du lần thứ XV (16-18/2005) xác định phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu tổng quát 5 năm giai đoạn 2006 - 2010 là: “Phát huy sức

mạnh đại đoàn kết toàn dân, huy động mọi tiềm năng và lợi thế của địa phương đẩy mạnh CNH, HĐH nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và bền vững. Tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại. Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa - xã hội, y tế, giáo dục, bảo đảm an sinh xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Củng cố quốc phòng vững chắc, an ninh chính trị, trật an toàn xã hội ổn định… Phấn đấu đến năm 2015 Tiên Du cơ bản trở thành huyện công nghiệp…”. Mục tiêu cụ thể được Đại hội nhất trí thông qua: Nhịp độ

tăng trưởng kinh tế là 16,5%/năm, trong đó: nông - lâm - thủy sản tăng 4,1%, công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng 23,3%, dịch vụ tăng 16%; cơ cấu kinh tế công nghiệp - xây dựng cơ bản 57,7%, dịch vụ 24,4%, nông nghiệp 17,9%; thu nhập bình quân đầu người đạt 18,110 triệu đồng/năm [48, tr.18 - 19].

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIV và lần thứ XV, nhân dân Tiên Du đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện có nhiều chuyển biến phát triển đi lên. Tuy nhiên, Đảng bộ và nhân dân huyện Tiên Du vẫn còn đối mặt nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới và sự suy giảm kinh tế trong nước, lạm phát tăng cao, tình hình thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Trong bối cảnh ấy, Đại hội Đảng bộ huyện Tiên Du lần thứ XVI (7/2010) xác định hướng đi tiếp theo trong giai đoạn 2010 - 2015 là: “Huy động mọi tiềm

năng và lợi thế của địa phương đẩy mạnh CNH, HĐH nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và bền vững; tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại; phát triển văn hóa - xã hội, y tế, giáo dục, bảo đảm an sinh xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; củng cố quốc phòng vững chắc, an ninh

chính trị, trật an toàn xã hội ổn định... phấn đấu đến năm 2015 Tiên Du cơ bản trở thành huyện công nghiệp”. Mục tiêu cụ thể được xác định: Tốc độ tăng GDP bình

quân 14,5%/năm, trong đó nông - lâm - thủy sản tăng 2,6%/năm, công nghiệp - xây dựng tăng 16,1%/năm, dịch vụ tăng 14%/năm; cơ cấu kinh tế: tỉ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 76,6%,dịch vụ 16,9%, nông - lâm - thủy sản 5,5%; thu ngân sach hằng năm bình quân 23,5%; đến 2015 GDP bình quân đầu người đạt 84 triệu đồng (theo giá hiện hành) [49, tr. 14-15].

Những nghị quyết các kì đại hội Đảng bộ huyện thể hiện sự vận dụng sáng tạo đường lối mới của Đảng và Đảng bộ tỉnh phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của địa phương theo hướng đẩy mạnh CNH, HĐH. Thông qua quá trình triển khai thực hiện các nghị quyết Đại hội Đảng bộ, tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện có những bước chuyển biến mạnh mẽ.

2.2. Chuyển biến về kinh tế của huyện Tiên Du từ năm 1999 đến năm 20132.2.1. Trong cơ cấu kinh tế 2.2.1. Trong cơ cấu kinh tế

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn lúng túng khi mới được tái lập, nhưng BCH Đảng bộ huyện Tiên Du đã nhanh chóng bắt tay vào việc chỉ đạo thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XV (10/1997) và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tiên Sơn lần thứ XIII (29 - 30/31996).

Trong 5 năm (1996 - 2000), nhờ việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi đi đôi với phân vùng sản xuất, dịch vụ, nền kinh tế của huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực với tốc độ tăng trưởng khá, bình quân tăng 10,4%/năm. Trong đó: Nông - lâm - thủy sản tăng 8,5%, công nghiệp-xây dựng cơ bản tăng 18,7%, thương mại - dịch vụ tăng tăng 11,2%. Đến năm 2000, cơ cấu kinh tế của huyện Tiên Du chuyển dịch khá tích cực, giảm tỉ trọng ngành Nông nghiệp và tăng dần tỉ trọng khu vực công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ. So với năm 1995, tỉ trọng khu vực nông nghiệp trong nền kinh tế giảm từ 65,8%, xuống còn 52,4%; công nghiệp-xây dựng cơ bản tăng từ 11,9%,

Trong những năm 2001 - 2005, huyện Tiên Du có nhiều thuận lợi cơ bản để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đất nước sau 15 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn, sự nghiệp CNH, HĐH đất nước đang được đẩy mạnh. Huyện Tiên Du sau khi được tái lập nằm giữa 2 trung tâm kinh tế - thương mại của tỉnh là thị xã Bắc Ninh và huyện Từ Sơn, cách thủ đô Hà Nội 25 km. Ở vị trí này, huyện Tiên Du có hệ thống giao thông hết sức thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển các KCN, CCN; phát triển các hoạt động dịch vụ - thương mại và du lịch, khai thác các tiềm năng thế mạnh để tạo ra bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Tuy nhiên, trong giai đoạn này huyện cũng gặp không ít khó khăn do mới tái lập nên quy mô nền kinh tế còn nhỏ, cơ sở hạ tầng bất cập, đội ngũ cán bộ còn thiếu và chưa đồng bộ.

Nhờ biết phát huy thuận lợi, từng bước vượt qua khó khăn, nhân dân huyện Tiên Du đã giành được nhiều thành tựu quan trọng, nổi bật là duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ. Trong 5 năm (2001 - 2005), tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 15,5%/năm, vượt kế hoạch 2% (mục tiêu là 13,5%); trong đó khu vực sản xuất nông - lâm - thủy sản tăng 5%, khu vực công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng 29,5%, thương mại - dịch vụ tăng 16,5%; thu nhập bình quân đầu người tăng 37,64% so với mục tiêu Đại hội XIV đề ra, đạt 7570000đ/người/năm [48, tr. 2].

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực: Tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng cơ bản từ 24,5% năm 2000, tăng lên 56,3% năm 2005; thương mại - dịch vụ chiếm 18.8%; khu vực sản xuất nông - lâm - thủy sản từ 52,4% năm 2000, giảm xuống còn 24% năm 2005. Cụ thể như sau:

Về sản xuất nông - lâm - thủy sản: Giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp năm 2005 đạt 319 tỉ đồng, tăng 32,4% so với năm 2000; giá trị sản xuất/ha canh tác năm 2005 đạt 35 triệu đồng, vượt 2 triệu đồng/ha (mục tiêu là 33 triệu đồng). Cơ cấu giá trị trong khu vực sản xuất nông nghiệp có chuyển biến rất tích cực: Tỉ trọng ngành trồng trọt từ 65,5% năm 2000, giảm xuống còn 54,2% năm 2005, ngành chăn nuôi và thủy sản từ 27,3% năm 2000, tăng lên 35,2% năm 2005.

Sản xuất CN - TTCN được xác định là khâu đột phá để thúc đẩy nền kinh tế của huyện. Các KCN tập trung, CCN và các ngành nghề địa phương phát triển mạnh và toàn diện; nổi bật là KCN Tiên Sơn, CCN Phú Lâm, các làng nghề ở thị trấn Lim, Khắc Niệm, Nội Duệ, Phú Lâm…Giá trị sản xuất CN - TTCN tăng mạnh, từ 35,7 tỉ năm 2000, lên 2.087 tỉ năm 2005 với tốc độ tăng trưởng trung bình 102%/năm.

Về thương mại - dịch vụ: Mạng lưới chợ nông thôn được mở rộng. Các loại hình kinh doanh đa dạng đã thúc đẩy ngành Thương mại - Dịch vụ có bước phát triển khá. Bên cạnh những doanh nghiệp cũ, trên địa bàn huyện xuất hiện thêm các doanh nghiệp mới, nâng tổng số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại-dịch vụ lên 21 cơ sở. Toàn huyện có 2.270 hộ tham gia buôn bán, tăng gấp 3 lần so với năm 2000, đáp ứng tốt nhu cầu thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng của nhân dân. Nhờ đó, tổng mức lưu chuyển hàng hóa năm 2005 đạt 295 tỉ đồng, tăng 1,94 lần so với năm 2000.

Xây dựng cơ sở hạ tầng được quan tâm tập trung đầu tư và đạt kết quả tốt. Huyện đã đầu tư gần 250 tỉ đồng để xây dựng các công trình giao thông phục vụ phát triển kinh tế. Các tuyến đường vào khu công nghiệp, huyện lị đều được nhựa hóa. Phong trào xây dựng đường giao thông nông thôn phát triển mạnh mẽ ở tất cả các xã; nhiều xã hoàn thành gạch hóa, bê tông hoá 100% [73]. Như vậy, trong 5 năm (200 - 2005), dù có nhiều khó khăn do huyện vừa mới lập lại, xuất phát điểm còn thấp, song được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, sự giúp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển biến kinh tế, xã hội huyện tiên du, tỉnh bắc ninh từ năm 1999 đến năm 2013 (Trang 44)