Về công tác y tế và bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển biến kinh tế, xã hội huyện tiên du, tỉnh bắc ninh từ năm 1999 đến năm 2013 (Trang 92)

3.4.1. Y tế

Trong những năm đầu sau ngày huyện được tái lập, mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ y tế vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chuyên môn, song công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được các cấp lãnh đạo quan tâm. Các chương trình y tế quốc gia được thực hiện nghiêm túc; chương trình tiêm chủng mở rộng hằng năm cho trẻ em đều đạt trên 99% so với số cháu trong độ tuổi. Y tế dự phòng được chú ý và tăng cường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, kịp thời dập tắt các ổ dịch bệnh trên địa bàn huyện. Trang thiết bị kĩ thuật và đội ngũ y, bác sĩ từng bước được bổ sung cho các cơ sở. Mạng lưới y tế xã được củng cố khá tốt, từng bước đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân.

Thực hiện Thông tri số 05 - TTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (10/9/2002) về củng cố mạng lưới y tế cơ sở, các cấp, các ngành, các đơn vị chú trọng đến công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân. Mạng lưới y tế trên địa bàn huyện được mở rộng, gồm có 15 cơ sở khám chữa bệnh, trong đó có 1 bệnh viện đa

trang thiết bị cũng được tăng cường; từ 133 giường bệnh, đạt tỉ lệ 11,8 gường/10.000 dân (năm 2000), tăng lên 143 giường, đạt tỉ lệ 11,42 giường/10.000 dân (năm 2005), 12 giường/10.000 dân (năm 2010) và năm 2013 là 13,8 giường/10.000 dân. Đội ngũ cán bộ y tế thường xuyên được bổ sung và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. 100% trạm y tế xã, thị trấn có bác sĩ và nữ hộ sinh trung học, hoặc y sĩ sản nhi. Tỉ lệ bác sĩ/10.000 dân từ 2,51 bác sĩ năm 2000, tăng lên 2,8 năm 2013. Số cơ sở đạt chuẩn quốc gia về y tế tăng nhanh. Năm 2005, toàn huyện chỉ có 9/14 xã, thị trấn (64,28%) đạt chuẩn quốc gia về y tế, đến năm 2010, tỉ lệ đó đã tăng lên 100%. Năm 2013 có 3/14 xã, thị trấn đạt tiêu chí chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2011 - 2020 (Theo tiêu chí mới) là Phú Lâm, Tân Chi và thị trấn Lim [73],[74]. Mạng lưới y tế cơ sở xã và các cơ sở tư nhân có cơ sở vật chất trang thiết bị phù hợp cho hoạt động chuyên môn.

Công tác tiêm chủng mở rộng thường xuyên được duy trì, tăng cường tiêm phòng các loại vắc - xin dịch vụ phục vụ cho công tác phòng dịch, như tiêm phòng dại, phòng uốn ván, viêm gan B, viêm gan A, thương hàn, quai bị... để giảm tỉ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Công tác khám, chữa bệnh đạt kết quả cao. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, sức khỏe trẻ em và sinh sản thường xuyên được quan tâm. Tỉ lệ chuyển viện hằng năm giảm từ 5%, xuống còn 3%. Năm 2013, tổng số khám bệnh đạt 111.562 lượt người, điều trị nội trú cho 5.704 bệnh nhân; 3.580 trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm đủ miễn dịch cơ bản; số phụ nữ có thai được tiêm AT2 là 3.824 người [74].

Tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi hằng năm đạt 95-99,8%. Chương trình chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi được thực hiện ở 14/14 xã, thị trấn và đạt kết quả tốt. Năm 2000, số trẻ em suy dinh dưỡng chiếm 34,6% tổng số trẻ; đến năm 2005, tỉ lệ đó giảm xuống còn 24%, năm 2010 là 13,5% và đến 2013 chỉ còn 10%.

Công tác xã hội hóa y tế đã đạt được một số kết quả bước đầu, đáp ứng nhu cầu sử dụng các thiết bị, kĩ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị. Hệ thống các cơ sở y tế tư nhân ngày càng phát triển.

Tuy nhiên, khả năng đáp ứng của ngành Y tế huyện vẫn bộc lộ nhiều hạn chế: Khoảng cách và mức độ hưởng thụ các dịch vụ y tế còn chênh lệch; hoạt động xã hội hóa công tác y tế còn thấp; công tác khám chữa bệnh, mặc dù các chỉ tiêu đều đạt và vượt cao so với kế hoạch đề ra, song chủ yếu là bệnh nhẹ, một số bệnh nhân nặng phải chuyển tuyến trên do thiếu cán bộ chuyên khoa sâu. Trong công tác y tế dự phòng, như xét nghiệm, y tế trường học, an toàn lao động, vệ sinh lao động còn thiếu trang thiết bị và thiếu nhân lực, đặc biệt là đội ngũ bác sĩ.

Bảng 3.4- Một số chỉ tiêu về y tế huyện Tiên Du từ năm 2000 đến năm 2007.

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

2000 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1.Số bệnh viện Bệnh viện 01 01 01 01 2. Số trạm y tế Trạm 14 14 14 14 3. Số xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế Trạm 0 9 12 12 4. Số trạm y tế có bác sĩ Trạm 2 8 10 10 5. Phòng khám đa khoa Phòng 1 1 1 1 6. Số bác sĩ Bác sĩ 20 31 37 37 7. Số bác sĩ/10.000 dân Bác sĩ 21,51 2,25 2,66 2,66 8. Tổng số giường bệnh Giường bệnh 133 143 143 143 9.Số giường bệnh/10.000 dân Giường bệnh 11,18 11,42 11,16 11,16 10. Tỉ lệ TE<5 tuổi suy dinh

dưỡng

% 34,6 22,1 20,7 19,2

11. Tỉ lệ TE<1 tuổi được tiêm chủng

% 95 97 97 99,8

Nguồn: [74].

3.4.2. Về bảo vệ môi trường

Môi trường là một trong những yếu tố hàng đầu đảm bảo cho sự phát triển kinh tế, xã hội bền vững. Bước vào thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH, với sự phát triển

mạnh mẽ của nền kinh tế và quá trình đô thị hóa đã và đang làm cho vấn đề môi trường của huyện Tiên Du trở nên cấp thiết.

Đến cuối năm 2013, trên địa bàn huyện có hàng trăm nhà máy, xí nghiệp công nghiệp lớn nhỏ đang hoạt động, như Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi DABACO II, Công ti chế biến thực phẩm Á Châu, Công ti bia Việt Hà, Nhà máy gạch Hoa Sơn, Nhà máy gạch tuynen Sông Đống, tuynen Bắc Hưng, Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi cao cấp NUTRECO… Hằng năm, những nhà máy này thải ra môi trường một khối lượng khí thải, chất thải cực lớn mặc dù đã tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về xử lí chất thải theo quy trình trước khi thải ra môi trường. Nhưng sự tác động của các nhà máy, xí nghiệp này đối với bộ phận dân cư quanh vùng là rất lớn, nguy cơ ô nhiễm môi trường xung quanh là rất cao. Ngoài ra, các hoạt động sản xuất, kinh doanh ở các làng nghề, cùng chất thải, rác thải hằng ngày từ bệnh viện, trạm y tế, từ sinh hoạt của người dân làm cho môi trường của Tiên Du đứng trước nguy cơ ô nhiễm trầm trọng.

Trước thực trạng trên, Đảng bộ huyện, các cấp, các ngành, nhất là Phòng Tài nguyên - Môi trường đã đề ra nhiều giải pháp tích cực nhằm bảo vệ và cải tạo môi trường trên địa bàn huyện. Trong những năm 1999 - 2013, công tác quản lí nhà nước về môi trường được chỉ đạo thường xuyên nhằm từng bước giảm thiểu tình trạng ô nhiễm. Huyện đã xây dựng quy định về bảo vệ môi trường trong các khu dân cư, CCN; chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp để chấm dứt tình trạng đun đốt gạch thủ công gây ảnh hưởng xấu tới môi trường đúng thời hạn quy định; hoàn thành việc xây dựng các bãi thu gom trung chuyển rác thải sinh hoạt ở 100% số thôn xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Đến năm 2013, tất cả các thôn đã thành lập được tổ vệ sinh môi trường, thực hiện thu gom, vận chuyển rác thải. Đồng thời, huyện cũng chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường ở các đơn vị, các doanh nghiệp, nhất là các KCN trên địa bàn huyện, kịp thời xử lí những vi phạm theo pháp luật.

Phong trào trồng cây xanh được các cơ quan, đơn vị và toàn dân thực hiện liên tục và đạt kết quả khá tốt. Ngoài diện tích đồi rừng đã được phủ xanh và chăm sóc tốt, hằng năm huyện chỉ đạo trồng được khoảng 200.000 cây phân tán các loại.

Nhờ đó, mật độ cây xanh tăng lên đáng kể, tạo ra môi trường không khí trong lành, mát mẻ và cảnh quan tươi đẹp cho huyện, nhất là ở 2 bên các tuyến đường, tuyến phố, các khu di tích lịch sử văn hóa, công viên, trường học, bệnh viện…

Những dự án quy hoạch, xây dựng hạ tầng, chỉnh trang đô thị được thực hiện đúng thiết kế, cùng với các đợt ra quân hằng năm làm công tác vệ sinh ở khu dân cư, nơi công cộng; khơi thông cống rãnh, dòng chảy các kênh mương..., đã góp phần đắc lực vào việc giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện.

Nhìn chung, vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường những năm 1999 - 2013 trên dịa bàn huyện Tiên Du đã có nhiều cố gắng và đạt được kết quả quan trọng, giảm thiểu đáng kể tình trạng ô nhiễm do sự phát triển của công nghiệp và quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh, bảo vệ tốt cảnh quanh thiên nhiên và các không gian đô thị. Tuy nhiên, là một huyện đang trên đà phát triển nhanh nên nguy cơ ô nhiễm môi trường rất lớn. Vấn đề xử lí chất thải công nghiệp chưa đảm bảo, các làng nghề, nhiều nhà máy, xí nghiệp đã ngang nhiên xả thẳng chất thải chưa xử lí ra môi trường. Một số tuyến đường trong huyện chưa được nâng cấp, gây bụi bẩn trong những ngày nắng nóng và hanh khô. Ý thức bảo vệ môi trường của một bộ phận dân cư chưa cao. Một số gia đình xả rác sinh hoạt chưa đúng quy định, xây cống rảnh công trình vệ sinh chưa đảm bảo. Trong các khu dân cư ở địa bàn nông thôn do chăn nuôi với số lượng lớn nên ô nhiễm có chiều hướng gia tăng. Trên các cánh đồng, các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học sử dụng tràn lan, gây ô nhiễm môi trường…

3.5. Về chính sách xã hội

Đồng thời với việc tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, trong những năm 1999 - 2013, việc hiện hiện các chính sách xã hội được Đảng bộ, chính quyền các cấp, các ngành huyện Tiên Du thường xuyên quan tâm và thực hiện tốt. Chính sách đối với người có công, gia đình chính sách, người nghèo được giải quyết kịp thời theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Chế độ lương, phụ cấp cho các đối tượng hưởng lương trong ngân sách Nhà nước được chi trả đầy đủ và đúng kì hạn. Công tác từ thiện, nhân đạo, tương trợ, giúp đỡ đồng bào khó khăn về

đời sống, về nhà ở mang tính xã hội hóa ngày càng được tăng cường, trở thành phong trào phát triển sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân.

Với đạo lí Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ người trồng cây, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa’’ được mọi tầng lớp nhân dân trong huyện nhiệt liệt hưởng ứng. Tính riêng trong thời gian 1996 - 2000, nhân dân Tiên Du đã quyên góp tặng 2.896 sổ tiết kiệm tình nghĩa, trị giá 561 triệu đồng, tặng 47 ngôi nhà cho các gia đình thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ. Huyện còn giải quyết kịp thời chế độ ưu đãi đối với người có công, đối tượng chính sách theo đúng Nghị định 28/CP của Chính phủ.

Từ năm 2000 trở đi, phong trào Đền ơn đáp nghĩa càng được đẩy mạnh, trở

thành nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Tiên Du. Trong 5 năm (2001 - 2005), toàn huyện đã vận động quyên góp được gần 2 tỉ đồng, tặng gần 3.000 sổ tiết kiệm tình nghĩa; xây dựng 70 nhà tình nghĩa, 87 nhà đại đoàn kết cho gia đình chính sách, người neo đơn, hoàn thành xóa nhà tranh tre nứa lá cho người nghèo trên địa bàn huyện [48, tr. 7]. Huyện thường xuyên quan tâm đến chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chính sách xã hội khác cho người có công với nước, người tham gia hoạt động kháng chiến, đối tượng chính sách và người nghèo. Đến năm 2013, 100% người nghèo đã được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em được đặc biệt chú trọng. Huyện thường xuyên hỗ trợ tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em mồ côi, khuyết tật thuộc hộ nghèo, cận nghèo; khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em khuyết tật, dị tật bẩm sinh. Các chính sách xã hội đối với thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, người già yếu cô đơn, người nghèo, học sinh nghèo vượt khó, người tàn tật, người nhiễm chất độc da cam đi - ô - xin, Bà mẹ Việt Nam anh hùng… được các cấp ủy đảng, đoàn thể quần chúng trong huyện quan tâm thực hiện tốt. Hằng năm, các chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục - đào tạo, an sinh xã hội, dự án tín dụng cho vay ưu đãi hộ nghèo, hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề đối với người nghèo được duy trì thường xuyên. Công tác giảm nghèo được thực hiện bằng nhiều biện pháp đồng bộ, tích cực và đạt kết quả cao, đưa tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 2,54% năm 2013.

Công tác phòng chống ma túy, mại dâm cũng được đẩy mạnh. Riêng năm 2013, huyện đưa 23 đối tượng vào cai nghiện tại Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề -

Hướng thiện; đồng thời triển khai, duy trì 9 xã, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm [96].

Có thể nói, nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh, huyện đến cơ sở, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và sự hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân, trong 15 năm (1999 - 2013), huyện Tiên Du đã triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách xã hội, huyện còn một số hạn chế. Đó là, việc xác định các đối tượng chính sách, xác định hộ nghèo, người khuyết tật... để chi trả, trợ cấp, thăm hỏi tặng quà và giải quyết chính sách ưu đãi cho những đối tượng này nhiều lúc, nhiều nơi chưa kịp thời, chưa thỏa đáng, khiến dư luận bất bình.

3.6. Về an ninh, quốc phòng

Bước vào thế kỉ XXI, những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và trong nước, đặc biệt là mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động xấu đến tình hình an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Trên địa bàn huyện, một số nơi xảy ra những diễn biến phức tạp, như tranh chấp ruộng đất, tệ nạn xã hội (cờ bạc, rượu chè, ma túy, mại dâm…), tệ quan liêu, tham ô, lãng phí…Mặt khác, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh chiến lược diễn biến hòa bình bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Vì vậy, vấn đề xây dựng, củng cố nền Quốc phòng là một trong những nhiệm vụ chủ yếu được Đảng bộ đặt lên hàng đầu.

Trong những năm 1999 - 2013, các cấp, các ngảnh từ huyện đến cơ sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục cho quần chúng hiểu rõ quan điểm, đường lối quân sự của Đảng, âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, đặc biệt là chiến lược “Diễn biến

hòa bình - Bạo loạn lật đổ’’, nêu cao tinh thần cảnh giác, tham gia bảo vệ Đảng,

bảo vệ chính quyền. Thế trận phòng thủ chiến tranh nhân dân, kết hợp thế trận an ninh trên địa bàn đã được xây dựng và củng cố vững chắc. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 BCHTW khóa IX về chiến lược an ninh bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

phương được quán triệt thực hiện nghiêm túc. Lực lượng vũ trang của huyện ngày càng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, không ngừng nâng cao khả năng sẳn sàng chiến đấu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Công tác xây dựng lực lượng dự bị động viên và huấn luyện dân quân, tự vệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển biến kinh tế, xã hội huyện tiên du, tỉnh bắc ninh từ năm 1999 đến năm 2013 (Trang 92)