Trong nông-lâm nghiệp-thủy sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển biến kinh tế, xã hội huyện tiên du, tỉnh bắc ninh từ năm 1999 đến năm 2013 (Trang 66 - 74)

Trong những năm 1996 - 2000, sản xuất nông - lâm nghiệp của huyện phát triển mạnh. Giá trị sản lượng nông nghiệp tăng từ 154,9 tỉ đồng năm 1995, lên 213,6 tỉ đồng năm 2000. Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm là 6,65%, giá trị sản xuất đạt 27 triệu đồng/ha [47, tr.2].

Bằng các biện pháp thâm canh tăng vụ, đi đôi với đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi cùng với việc tăng cường đầu tư cho xây dựng, cải tạo các trạm bơm và công trình thủy lợi đầu mối, diện tích gieo trồng của huyện được mở rộng, từ 114.000 ha năm 1995, lên 114.716 ha năm 2000, tăng 0,508%. Hệ số sử dụng đất năm 2000 đạt 2,19 lần, tăng 0,1 lần so với năm 1995. Nhìn chung, diện tích các loại cây lương thực đều tăng; trong đó, diện tích lúa năm 2000 tăng 5,88%, ngô tăng 62,96% so với năm 1995. Nhiều dự án ứng dụng KHKT được đưa vào sản xuất có hiệu quả và hướng mở rộng, như: Dự án sản xuất lúa lai, ngô lai, nuôi cá đồng

hóa đàn bò…Đó là những biện pháp thúc đẩy nông nghiệp phát triển, có xu hướng chuyển dần sang sản xuất hàng hóa. Chương trình đưa giống lúa có năng suất, chất lượng cao vào đồng ruộng thâm canh theo tinh thần Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy được triển khai thực hiện có hiệu quả. Riêng vụ xuân năm 2000, toàn huyện đã có 70% diện tích gieo cấy được sử dụng các giống lúa lai C70,C71, nếp 352, lúa lai 2 dòng, lúa thuần Trung Quốc…Do vậy, năng suất và sản lượng tăng đáng kể qua các năm, bình quân mỗi năm tăng 7,05%. Năm 2000, tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 65.000 tấn; bình quân lương thực đầu người là 510 kg. Một số nơi đã mạnh dạn sản xuất lúa đặc sản chất lượng cao. Trên địa bàn huyện đã hình thành một số vùng chuyên canh rau, hoa, cây cảnh ở các xã Tân Chi, Việt Đoàn, Tri Phương, Phú Lâm… Các loại cây công nghiệp, như lạc, đậu tương, khoai tây được khôi phục.

Sản lượng lương thực tăng không những đảm bảo ổn định lương thực trên địa bàn huyện mà còn là nguồn cung cấp thức ăn cho chăn nuôi phát triển. Kết quả thống kê cho thấy, chăn nuôi đã có bước chuyển biến đáng kể cả về tốc độ gia tăng và giá trị. Đàn lợn tăng 10,45%/năm; riêng năm 2000, toàn huyện có 64.100 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 4.934 tấn. Đàn trâu do nhu cầu đưa cơ giới vào phục vụ sản xuất nên có xu hướng giảm, năm 2000 chỉ còn 1.380 con, trong khi nhu cầu về chăn nuôi bò thịt và bò sữa có xu hướng tăng nhanh, tổng đàn bò năm 2000 có 5.490 con, bò lai Sind tăng gấp 3 lần năm 1995, bò sữa có 200 con. Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo phương pháp công nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, trong một số hộ gia đình, chăn nuôi đã và đang trở thành ngành sản xuất chính.

Về lâm nghiệp, phong trào trồng cây phủ xanh đất trống đồi trọc và trồng cây phân tán phát triển khá ở hầu hết các xã trong huyện. Đến năm 2000, huyện Tiên Du đã hoàn thành cơ bản việc trồng rừng phủ xanh đồi núi trọc theo Dự án

327 và tiếp tục triển khai bước 2 Chương trình 661. Phong trào trồng cây ăn quả

theo mô hình VAC được mở rộng ở các hộ gia đình và các xã vùng đồi, như Việt Đoàn, Hoàn Sơn, Phật Tích, Liên Bão, Hiên Vân, Lạc Vệ.

Nhìn chung, trong giai đoạn 1996 - 2000, sản xuất nông - lâm nghiệp đã có bước phát triển đáng kể, nhưng việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật

nuôi chưa có chuyển biến rõ rệt ở một số dự án như trồng lúa đặc sản, chăn nuôi bò Sind, bò sữa, cây ăn quả…

Để khắc phục những yếu kém trên, từ năm 2001, Huyện ủy, UBND huyện đã chỉ đạo phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng cường hiệu quả kinh tế/đơn vị diện tích canh tác, tăng sản lượng nông sản hàng hóa, kim ngạch xuất khẩu, ưu tiên phát triển các loại: lúa lai, rau màu, hoa, cây xuất khẩu; đẩy mạnh thâm canh, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất. Nhờ đó, các chỉ tiêu đề ra trong sản xuất nông - lâm nghiệp đều đạt kế hoạch.

Trong quá trình khắc phục những hạn chế, yếu kém của ngành sản xuất nông – lâm nghiệp, Huyện ủy quyết định chuyển nền sản xuất nông nghiệp còn nặng về độc canh thành nền sản xuất đa canh, đa dạng hóa sản phẩm. Đồng thời tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lí có tốc độ phát triển nhanh, khai thác mọi tiềm năng thế mạnh của huyện, hình thành những vùng sản xuất tập trung quy mô lớn nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa trong sản xuất nông - lâm nghiệp. Để làm được điều đó, huyện xác định trước hết phải đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính, có vị trí tương xứng với trồng trọt; trong ngành trồng trọt tiếp tục đẩy mạnh sản xuất lương thực trên cơ sở thâm canh tăng vụ, chuyển đổi một số diện tích trồng cây lương thực truyền thống không hiệu quả sang trồng cây công nghiệp, cây thực phẩm và nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao, mở rộng diện tích cây ăn quả, cây đặc sản.

Nhờ chủ trương và những giải pháp đúng đắn trên, trong những năm 2001 - 2005, sản xuất nông - lâm nghiệp phát triển với nhịp độ khá và đồng đều ở các ngành sản xuất. Đến năm 2005, giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp đạt 378,8 tỉ đồng, tăng 32,4% so với năm 2000; giá trị sản xuất/ha đạt 35 triệu đồng, vượt 2 triệu đồng/ha (chỉ tiêu do Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIV đề ra là 33 triệu đồng/ha). Cơ cấu giá trị trong ngành có sự chuyển biến tích cực, tỉ trọng ngành trồng trọt giảm từ 65,5% năm 2000, xuống còn 53,2% năm 2005; ngành chăn nuôi và thủy sản tăng từ 27,3% năm 2000, lên 41,2% năm 2005.

Do có chính sách đầu tư trong việc sử dụng các giống lúa lai có năng suất, chất lượng cao, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, đầu tư thâm canh, cứng hóa kênh mương,

xuất, nên cơ cấu giống và cơ cấu mùa vụ đã có những thay đổi rất căn bản. Diện tích gieo cấy các giống lúa thuần, lúa lai Trung Quốc và các giống lúa đặc sản tăng nhanh, từ 44% năm 2000, lên 91,5% năm 2005; diện tích cấy lúa hàng hóa 1.300 ha, chiếm 12% diện tích gieo cấy lúa. Cơ cấu trà xuân muộn từ 23,5% năm 2000, tăng lên 91,2% năm 2005; trà mùa trung từ 70,08% tăng lên 90%, góp phần tăng nhanh năng suất và sản lượng lương thực trên phạm vi toàn huyện. So với năm 2000, năng suất lúa năm 2004 tăng 3%, tổng diện tích cây có hạt giảm 600 ha do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nhưng tổng sản lượng vẫn đạt 62.214 tấn, bằng 83,4% chỉ tiêu kế hoạch; sản lượng đậu tương năm 2005 đạt 688 tấn, tăng 53,6% so với năm 2000.

Ngành Chăn nuôi được đầu tư phát triển theo mô hình trang trại. Trên địa bàn huyện đã hình thành và phát triển các HTX chăn nuôi bò sữa, chăn nuôi lợn. Các tiến bộ KHKT trong chăn nuôi được áp dụng rộng rãi. Công tác tiêm phòng ngăn ngừa dịch bệnh thường xuyên được tiến hành kịp thời, góp phần tăng nhanh đàn gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản. Đàn bò tăng bình quân mỗi năm 6,5%. Năm 2005, tổng đàn bò trên địa bàn huyện có 7.268 con, tăng 28% so với năm 2000; trong đó bò sữa có 424 con, tăng gấp 2,12 lần so với năm 2000 (đạt 84,8% chỉ tiêu Đại hội đề ra); sản lượng sữa đạt 750 tấn, tăng gấp 5 lần so với năm 2000, đàn bò lai Sind chiếm 74% tổng đàn bò thịt. Tổng đàn lợn năm 2005 có 66.450 con, tăng 3,1% so với năm 2000. Đàn gia cầm có 585.000 con, tăng bình quân 7,2%/năm. Tổng sản lượng thịt xuất chuồng năm 2005 đạt 8.896 tấn, tăng 46,3% so với năm 2000 [48, tr. 3], [87].

Nghề nuôi trồng thủy sản được xác định là mũi nhọn đột phá trong chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại, phát triển nghề cá kết hợp với chăn nuôi gia cầm đạt hiệu quả kinh tế cao. Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2005 đạt 290 ha, tăng 33,6%, sản lượng thủy sản tăng gấp 2,5 lần so với năm 2000.

Về lâm nghiệp, phong trào trồng cây tiếp tục được duy trì tốt ở hầu hết các địa phương trong huyện. Toàn huyện đã hoàn thành trồng rừng bước 2

công tác chăm sóc, bảo vệ rừng đã trồng, đồng thời mở rộng mô hình trồng cây phân tán, bình quân mỗi năm trồng được từ 150.000 đến 200.000 cây các loại.

Từ năm 2006 trở đi, kinh tế nông nghiệp huyện Tiên Du có những bước chuyển biến mạnh mẽ. Giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp năm 2010 đạt 892,6 tỉ đồng, tăng 114% so với năm 2005; trong đó, tỉ trọng ngành trồng trọt chiếm 41,7% giảm 11,3% so với năm 2005; ngành chăn nuôi chiếm 53,4%, tăng 12,2%; dịch vụ nông nghiệp chiếm 4,9%. Diện tích lúa hàng hóa từ 8% năm 2005, tăng lên 31,2% năm 2010; diện tích lúa lai từ 7,5%, tăng lên 38,9%; giá trị sản xuất trồng trọt/ha canh tác đạt 72,1 triệu đồng (gấp 2 lần mục tiêu đề ra). Toàn huyện đã quy hoạch, phát triển được 85 ha trồng hoa, cây cảnh, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chăn nuôi gia súc, gia cầm tiếp tục phát triển mạnh. Từ năm 2010, toàn huyện đã có 30,14 ha mô hình chăn nuôi công nghiệp xa khu dân cư; các hình thức chăn nuôi bò, lợn hướng nạc tiếp tục được duy trì và phát triển tốt. Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng mạnh, năm 2010 có 370 ha, tăng 123 ha so với năm 2005, vượt chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ đề ra [49, tr. 2]. Sản lượng thịt hơi gia súc, gia cầm và thủy sản tăng mạnh.

Trong những năm 2006 - 2013, mặc dù nông nghiệp Tiên Du phải đương đầu với không ít khó khăn, thách thức do tác động của biến đổi khí hậu, dịch bệnh kéo dài, song sản xuất nông - lâm - thủy sản vẫn đạt những kết quả, tiến bộ tích cực. Sau khi hoàn thành việc “Dồn điền đổi thửa’’, trên địa bàn huyện đã hình thành một số vùng chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa cho thu nhập cao và ổn định. Việc thực hiện các chủ trương, đề án, kế hoạch phát triển chăn nuôi trang trại ngoài khu dân cư theo hướng an toàn sinh học gắn với giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, cùng với việc tăng cường ứng dụng KHKT và áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất trồng trọt, nuôi cá thâm canh có năng suất và giá trị kinh tế cao, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm cho rau, thịt, cá, cũng như việc kiểm tra, quản lí sử dụng đất phát triển mô hình kinh tế trang trại, VAC trên địa bàn huyện…, đã góp phần nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất của ngành. Giá trị ngành trồng trọt và nuôi trồng thủy sản/ha canh tác năm 2013 đạt 95,9 triệu đồng, tăng 23,8 triệu đồng so với năm 2010.

được thời tiết và sâu bệnh, như giống KD, VH1, LT2, nếp các loại… thay thế các giống có năng suất thấp, như Bao thai, DT10…Ngoài ra, huyện còn chú trọng đầu tư và mở rộng diện tích một số giống đặc sản để xây dựng vùng sản xuất nông sản hàng hóa.

Việc mở rộng diện tích sản xuất cây thực phẩm, trong đó các cây vụ đông là một trong những ưu tiên của huyện Tiên Du. Huyện đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác chuyển giao KHKT, khuyến khích kí kết hợp đồng thu mua, chế biến với các doanh nghiệp và tư thương, tăng cường xây dựng cơ sở bảo quản giống trên địa bàn, đảm bảo cho người dân chủ động được giống, xác định và chỉ đạo đưa các loại cây vụ đông chủ lực, như khoai tây, cà rốt, ớt…vào sản xuất.

Trên cơ sở đất đai của từng xã, huyện đã chỉ đạo bố trí các loại cây trồng phù hợp với đặc điểm nông hóa thổ nhưỡng của từng địa phương. Nhờ đó, vùng sản xuất lúa hàng hóa có giá trị kinh tế cao bước đầu được hình thành ở các xã Lạc Vệ, Hiên Vân, Tân Chi, Nội Duệ, Phú Lâm. Những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, như khoai tây, đỗ tương, ngô, rau cũng được quan tâm phát triển. Vùng rau an toàn hình thành ở xã Việt Đoàn, Hiên Vân. Toàn huyện có 85 ha hoa cây cảnh tập trung ở các xã Phú Lâm, Việt Đoàn, thị trấn Lim, bước đầu đã cho hiệu quả kinh tế rất cao, mở ra một hướng phát triển mới đầy tiềm năng cho nông nghiệp của huyện trong tương lai.

Với mục tiêu đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi thành ngành sản xuất chính, Huyện ủy, UBND huyện đã tích cực chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung đầu tư, tạo điều kiện khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại, chăn nuôi tập trung bán công nghiệp nằm ngoài khu dân cư; tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, tổ chức tập huấn chuyển giao KHKT, cải tạo đàn vật nuôi ở các địa phương bằng các loại giống mới có hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, từ khi có chính sách cải tạo đàn bò bằng Đề án Sind hóa đàn bò và Chương trình Nạc hóa đàn lợn đã làm thay đổi sâu sắc cơ cấu giống vật nuôi, tạo ra được những giống tốt

có năng suất, chất lượng cao, rút ngắn thời gian nuôi, tăng trọng lượng thịt hơi xuất chuồng. Trong giai đoạn 2011 - 2013, tốc độ tăng đàn lợn bình quân mỗi năm là

2,1%/năm; đàn gia cầm tăng từ 596.000 con năm 2010, lên 717.228 con năm 2013 [96]. Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà Nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn, huyện Tiên Du đẩy mạnh thâm canh số diện tích nuôi trồng thủy sản đã có, từng bước chuyển diện tích ruộng trũng cấy lúa một vụ không ăn chắc, sang nuôi trồng thủy sản. Đồng thời, huyện tạo điều kiện cho các hộ nông dân vay vốn với chính sách ưu đãi, dồn ô đổi thửa, mở rộng diện tích, cấp chứng chỉ công nhận trang trại, vì vậy đã khuyến khích kinh tế trang trại phát triển mạnh. Trang trại đã từng bước cải tiến về quy mô sản xuất cũng như chất lượng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động dư thừa ở địa phương. Diện tích nuôi trồng năm 2013 là 401 ha, song nhờ làm tốt công tác thâm canh nên sản lượng thu hoạch tăng nhanh: Năm 2011 đạt 2.513 tấn, năm 2012 đạt 2.684 tấn và đến 2013 tăng lên 2.813 tấn. Giá trị sản xuất của ngành Thủy sản năm 2013 đạt 99,1 tỉ đồng [96].

Về dịch vụ nông nghiệp, nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển và mong muốn của người nông dân, mới tập trung ở một số khâu làm đất bằng máy, xay xát, sửa chữa cơ khí về nông nghiệp, chữa bệnh cho gia súc, gia cầm, cung ứng vật tư.

Công tác trồng mới, chăm sóc, bảo vệ và khai thác diện tích rừng hiện có luôn được coi trọng. Tốc độ tăng bình quân của ngành Lâm nghiệp đạt 3,8%/năm, toàn huyện có 153,8 ha đất lâm nghiệp, trong đó diện tích đất rừng là 152,9 ha. Từ năm 2010 đến năm 2013, toàn huyện đã trồng mới được 230.000 cây phân tán các loại.

Bảng 2.4 - GTSX nông-lâm nghiệp-thủy sản huyện Tiên Du giai đoạn 2005-2013

Năm Tổng số Chia ra

Trồng trọt Chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản

Lâm nghiệp và dịch vụ

NLTS

Theo giá hiện hành (triệu đồng)

2005 378.803 200845 156209 21749

2007 515.308 250603 236158 28547 2008 594.527 331401 238721 24405 2009 722.671 391756 301807 29054 2010 892.593 372391 476108 44094 2011 1.130.022 478220 602737 49064 2012 1.152.59 423928 610384 80946 2013 1143327 407151 644642 91534 Cơ cấu (%)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển biến kinh tế, xã hội huyện tiên du, tỉnh bắc ninh từ năm 1999 đến năm 2013 (Trang 66 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)