Về an ninh, quốc phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển biến kinh tế, xã hội huyện tiên du, tỉnh bắc ninh từ năm 1999 đến năm 2013 (Trang 98 - 128)

Bước vào thế kỉ XXI, những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và trong nước, đặc biệt là mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động xấu đến tình hình an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Trên địa bàn huyện, một số nơi xảy ra những diễn biến phức tạp, như tranh chấp ruộng đất, tệ nạn xã hội (cờ bạc, rượu chè, ma túy, mại dâm…), tệ quan liêu, tham ô, lãng phí…Mặt khác, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh chiến lược diễn biến hòa bình bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Vì vậy, vấn đề xây dựng, củng cố nền Quốc phòng là một trong những nhiệm vụ chủ yếu được Đảng bộ đặt lên hàng đầu.

Trong những năm 1999 - 2013, các cấp, các ngảnh từ huyện đến cơ sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục cho quần chúng hiểu rõ quan điểm, đường lối quân sự của Đảng, âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, đặc biệt là chiến lược “Diễn biến

hòa bình - Bạo loạn lật đổ’’, nêu cao tinh thần cảnh giác, tham gia bảo vệ Đảng,

bảo vệ chính quyền. Thế trận phòng thủ chiến tranh nhân dân, kết hợp thế trận an ninh trên địa bàn đã được xây dựng và củng cố vững chắc. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 BCHTW khóa IX về chiến lược an ninh bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

phương được quán triệt thực hiện nghiêm túc. Lực lượng vũ trang của huyện ngày càng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, không ngừng nâng cao khả năng sẳn sàng chiến đấu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Công tác xây dựng lực lượng dự bị động viên và huấn luyện dân quân, tự vệ được duy trì thường xuyên. Công tác tuyển quân, tuyển sinh quân sự hằng năm đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, hoàn thành tốt chỉ tiêu ra quân 100%. Công tác chỉ đạo và thực hiện diễn tập phòng thủ khu vực được thực hiện có hiệu quả. Riêng trong 3 năm (2011 - 2013), huyện đã tổ chức 2 cuộc diễn tập chiến đấu trị an và 3 cuộc diễn tập phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai; đồng thời tham mưu xủ lí các tình huống xảy ra ở các cơ sở, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, góp phần xây dựng khu vực phòng thủ huyện vững chắc.

Việc quản lí và huy động lực lượng dự bị động viên theo kế hoạch thực sự đi vào nền nếp, tạo nên sự chuyển biến mạnh trong nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền và đoàn thể quần chúng. Cơ quan quân sự huyện thường xuyên tổ chức tốt công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ, dân quân, tự vệ trong các cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn huyện.

Quán triệt Nghị quyết 08 - NQ/TW của Bộ Chính trị và các Nghị quyết 09 - NQ/CP, 32 - NQ/CP của Chính phủ về công tác đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, các cấp ủy đảng, chính quyền huyện Tiên Du và các địa phương đã lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác an ninh, quốc phòng, từng bước kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Các chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, bảo đảm an toàn giao thông được triển khai tích cực. Lực lượng Công an nhân dân được tăng cường và thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các ngành, đoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền các chỉ thị, nghị định của Chính phủ về công tác phòng chống tội phạm; đồng thời nắm chắc tình hình, tập trung lực lượng giải quyết kịp thời các điểm có dấu hiệu phức tạp liên quan đến an ninh nông thôn, các loại tội phạm hình sự, các tụ điểm cờ bạc, ma túy, mại dâm. Nhờ vậy, số vụ án được khám

phá đạt tỉ lệ cao, tai nạn giao thông đã giảm dần; an ninh nông thôn được giữ vững. Nhiệm vụ bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ pháp luật và bảo vệ chính trị nội bộ được coi trọng. Lực lượng Công an và mạng lưới an ninh được kiện toàn nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ.

Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, phong trào Toàn dân bảo vệ an

ninh Tổ quốc được đẩy mạnh, phát triển cả chiều rộng và chiều sâu với nhiều hình

thức phong phú. Các cụm an ninh giáp ranh, câu lạc bộ hướng thiện, tổ liên gia, tổ, ngõ, xóm an toàn… được thành lập ở nhiều nơi. Công tác phòng ngừa xã hội, phòng ngừa nghiệp vụ kết hợp chặt chẽ với đấu tranh chống tham nhũng, buôn lậu, và công tác điều tra truy xét án đạt hiệu quả cao.

Công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án luôn được Đảng bộ quan tâm chỉ đạo. Các đơn vị luôn xác định rõ chức năng nhiệm vụ, hoàn thành tốt công tác chuyên môn. Các vụ án đều được giải quyết kịp thời, nghiêm minh, đúng các quy định về tố tụng hình sự, dân sự theo đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; không có vụ án nào điều tra truy tố, xét xử oan sai, tỉ lệ thi hành án được nâng lên. Đã bám sát nhiệm vụ chính trị trọng tâm của từng giai đoạn để xác định án điểm và đưa ra xét xử lưu động đạt kết quả cao trong giáo dục riêng và phòng ngừa chung.

Công tác phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật được tiến hành thường xuyên. Hoạt động trợ giúp pháp lí và hoạt động hòa giải ở cơ sở có nhiều tiên bộ, góp phần tích cực làm giảm tình trạng vi phạm pháp luật và mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Cùng với đó, công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư tố cáo, khiếu nại của công dân được chỉ đạo sát sao và có hiệu quả, nhất là việc duy trì đổi mới phương pháp, phong cách tiếp dân được nâng cao rõ rệt. Việc tổ chức chỉ đạo thực hiện các quyết định, kết luận sau thanh tra và các bản án có hiệu lực thi hành từng bước được giải quyết và có tiến bộ. Công tác thanh tra có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện thanh tra theo kế hoạch, chuyên đề, thực hiện các nhiệm vụ đột xuất của cấp ủy, chính quyền; kịp thời phát hiện xử lí nhiều vụ việc sai phạm, nhất là trong lĩnh vực quản lí đất đai, xây dựng cơ bản, thực hiện các chính sách xã hội, giải phóng

mặt bằng…Vì vậy, số vụ khiếu kiện đông người vượt cấp và số đơn thư tồn đọng đã giảm đáng kể, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện.

Tuy nhiên, tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội và trật tự an toàn giao thông có nơi, có lúc còn gia tăng và có chiều hướng diễn biến phức tạp, nhất là ở địa bàn các KCN, CCN. Một số điểm tranh chấp, khiếu kiện gây ảnh hưởng đến an ninh nông thôn chưa được giải quyết kịp thời, triệt để. Số vụ phạm pháp hình sự tuy giảm nhưng một số nhóm tội phạm lại gia tăng. Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phát triển chưa đồng đều...

Tiểu kết chương 3

Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế của huyện Tiên Du trong 15 năm (1999 - 2013) đã tạo ra động lực thúc đẩy sự chuyển biến về xã hội. Bộ mặt kinh tế - xã hội của huyện đổi thay rõ rệt so với trước đây. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo phát triển nhanh và toàn diện. Mạng lưới trường lớp không ngừng được củng cố, mở rộng và đa dạng về các lọai hình đào tạo, đáp ứng tối đa nhu cầu học tập của con em nhân dân trong huyện. Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân có bước tiến đáng kể. Hệ thống y tế từ huyện đến cơ sở được đầu tư hoàn thiện, chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao. Các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể được bảo tồn, phát huy, đáp ứng tốt nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nâng cao thể lực của nhân dân và phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị - xã hội của địa phương. Việc thực hiện các chính sách xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động được tiến hành tốt. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được củng cố vững chắc, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, tình hình phát triển xã hội của huyện Tiên Du trong 15 năm (1999 - 2013) đã bộc lộ nhiều hạn chế. Đó là, giáo dục - đào tạo chưa có bước phát triển đột phá, việc phân luồng, hướng nghiệp và đào tạo nghề chưa thực sự hiệu quả, nhiều khi còn mang tính hình thức. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đảm bảo, chưa có chế tài đủ mạnh để xử lí những vi phạm; việc kiểm soát và xử lí dịch bệnh còn chậm chạp và nhiều khi mang tính hình thức. Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động hiệu quả chưa cao, tình trạng thất nghiệp có chiều hướng gia tăng do một bộ phận rất lớn nông dân bị thu hồi ruộng đất để phát triển công nghiệp. Việc chuyển đổi nghề nghiệp diễn ra chậm và chưa có hướng đi phù hợp. Sự chênh lệch về thu nhập, khoảng cách giàu nghèo có chiều hướng gia tăng. Công tác xóa đói giảm nghèo chưa bền vững. Vấn đề thực hiện các chính sách xã hội còn nhiều bất cập, vấn đề đền bù giải phóng mặt có nơi, có lúc chưa thỏa đáng khiến dư luận bức xúc, dẫn đến tình tình trạng khiếu kiện vượt cấp vẫn xảy ra. Việc quy hoạch đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng còn bất hợp lí. Tình trạng ô nhiễm môi trường chưa được xử lí triệt để và có nguy cơ trầm trọng hơn. Các tệ nạn xã hội còn nhiều và diễn biến phức tạp, nhất là vấn nạn ma túy, mại dâm, cờ

KẾT LUẬN

1- Từ sau khi thực hiện đường lối đổi mới, nhất là từ sau ngày tái lập, kinh tế - xã hội huyện Tiên Du có những bước chuyển biến nhanh chóng

Từ một nền kinh tế thuần nông, lạc hậu, mất cân đối, chuyển sang nền kinh tế hàng hóa với cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp - dịch vụ khá cân đối, phát triển theo hướng hiện đại, là một bước chuyển căn bản của huyện Tiên Du. Cơ cấu kinh tế của huyện năm 2000 còn tương đối lạc hậu với tỉ trọng: nông nghiệp chiếm 52,4%, công nghiệp chỉ chiếm 24,5% và dịch vụ là 23,1%. Đến năm 2013, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch mạnh mẽ với tỉ trọng các khu vực tương ứng là: 9% - 73,5% - 17,5%. Tuy đây chưa phải là tỉ lệ lí tưởng cho một cơ cấu kinh tế hiện đại (dịch vụ còn thấp), song đã cho thấy một sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp, là cơ sở để hoạch định giải pháp điều chỉnh hợp lí hơn trong những năm tới.

Chuyển mạnh từ một huyện nông nghiệp thành một huyện công nghiệp, trong 15 năm, kinh tế của Tiên Du luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, trung bình 15,36%/năm, thuộc loại cao nhất của tỉnh Bắc Ninh. Quy mô nền kinh tế cũng vì thế mà lớn mạnh vượt bậc, năm 2013 gấp 8,53 lần so với năm 2000. Sản xuất CN - TTCN đã có bước phát triển nhảy vọt; tổng giá trị sản xuất của ngành từ 35,7 tỉ đồng năm 2000, tăng lên 26.096 tỉ đồng trong năm 2013. Điều quan trọng hơn là, huyện đã xác định được những ngành nghề mũi nhọn, sản phẩm thế mạnh như: Gạch ngói, chế biến lâm sản, thức ăn gia súc, giấy, chế biến thực phẩm, đồ gỗ mĩ nghệ…, để từ đó xây dựng kế hoạch phát triển. Sản xuất CN - TTCN từ chỗ nhỏ bé thực sự đã vươn lên trở thành ngành kinh tế chủ đạo trong nền kinh tế của huyện.

Sản xuất nông - lâm - thủy sản, mặc dù tỉ trọng trong nền kinh tế giảm mạnh nhưng giá trị lại tăng rõ rệt; tổng giá trị sản xuất từ 213,6 tỉ đồng năm 2000, tăng lên hơn 11.000 tỉ đồng năm 2013. Từ nền sản xuất độc canh, huyện Tiên Du đã chuyển sang nền sản xuất đa canh hàng hóa; chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính.

Thương mại - Dịch vụ đã có sự chuyển biến đáng kể so với trước. Tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao, giá trị tổng doanh thu dịch vụ năm 2000 mới đạt 135 tỉ đồng thì đến 2013 đã tăng lên 2.936 tỉ đồng. Tiên Du từng bước trở thành

trung tâm trung chuyển hàng hóa, giao thương của khu vực phía Bắc thủ đô Hà Nội. Đó là cơ sở để Tiên Du vững tin có thể đưa thương mại - dịch vụ sớm trở thành ngành kinh tế chính của huyện trong tương lai gần, đuổi kịp và vượt tốc độ phát triển của ngành công nghiệp.

Song song với phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa - xã hội cũng có sự chuyển biến rõ rệt, đạt được những thành tựu quan trọng. Từ vị trí ở tốp cuối của tỉnh Bắc Ninh, ngành Giáo dục Tiên Du đã vươn lên đứng ở tốp đầu; chất lượng giáo dục ở các cấp học được nâng cao, hoàn thành phổ cập THCS toàn huyện và bắt đầu triển khai phổ cập THPT. Sự nghiệp y tế và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân phát triển tốt và ngày càng đảm bảo.

Cùng với việc thực hiện các chính sách xã hội, chương trình giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội được coi trọng, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả đã góp phần tăng cường khối đoàn kết toàn dân, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền. Đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân được nâng cao rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt gần 2900 USD, thuộc diện cao nhất tỉnh. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững, ổn định, tạo được môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội.

2- Những chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế, xã hội huyện Tiên Du trong thời

kì 1999 – 2013 khẳng định đường lối đổi mới do Đảng ta đề ra là đúng đắn; đồng thời thể hiện tính sáng tạo của Đảng bộ và chính quyền địa phương trong quá trình vận dụng đường lối công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước trên địa bàn

Sau 10 năm đổi mới (1986 - 1996), nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kì quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành, cho phép chuyển sang thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Đại hội VIII đã điều chỉnh chính sách CNH theo hướng lấy nông nghiệp làm khâu đột phá, coi nông nghiệp kết hợp với công nghiệp chế biến là mặt trận hàng đầu; tiếp tục thực hiện rộng rãi hơn chính sách mở cửa, phát triển kinh tế nhiều thành phần, nâng cao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp; gắn công nghiệp hóa với hiện đại hóa, lấy khoa học - công nghệ làm động

lực, lấy nguồn lực con người làm yếu tố trung tâm của CNH, HĐH. Đại hội IX (năm 2001), Đại hội X (năm 2006) và Đại hội XI của Đảng tiếp tục bổ sung và phát triển đường lối CNH, HĐH đất nước.

Mục tiêu lâu dài của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cải biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; mức sống vật chất và tinh thần cao; quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Đường lối của Đảng đã từng bước đi vào cuộc sống, định hướng chiến lược cho sự phát triển của đất nước. Trên cơ sở đó, căn cứ vào điều kiện thực tế, các địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển biến kinh tế, xã hội huyện tiên du, tỉnh bắc ninh từ năm 1999 đến năm 2013 (Trang 98 - 128)