Về văn hóa-giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển biến kinh tế, xã hội huyện tiên du, tỉnh bắc ninh từ năm 1999 đến năm 2013 (Trang 85)

3.3.1. Về giáo dục

Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta là: “Coi giáo dục và đào tạo là quốc sách

hàng đầu’’ trong mọi chiến lược phát triển đất nước. Nhận thức rõ điều đó, trong

suốt 15 năm (1999 - 2013), Đảng bộ, chính quyền huyện Tiên Du luôn quan tâm, đầu tư và tạo mọi điều kiện cho sự phát triển giáo dục - đào tạo. Hệ thống trường lớp trên địa bàn huyện được sắp xếp, tổ chức lại với nhiều hình thức, quy mô đào tạo hợp lí, đa dạng hóa các loại trường chuyên, lớp chọn, trường dạy nghề, trường dân lập - tư thục, chính quy và không chính quy nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu học tập của nhân dân trong huyện. Những học sinh nghèo, học sinh khuyết tật, học sinh thuộc diện chính sách, học sinh các xã khó khăn đều được tạo điều kiện để đến lớp và hưởng các chính sách xã hội, chính sách khuyến học của Đảng và Nhà nước.

Mặc dù nguồn ngân sách đầu tư cho giáo dục - đào tạo của huyện còn hạn hẹp nhưng các trường đã làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, từng bước xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị trong các trường học phục vụ cho dạy và học ngày càng tốt hơn. Tính đến năm 2005, toàn huyện đã có 50% phòng học bậc mầm non, 80% phòng học bậc tiểu học và 93% phòng học bậc THCS được kiên cố hóa. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được thực hiện tốt với 29,4% trường mầm non, 100% trường tiểu học và 17,6% trường THCS đạt chuẩn quốc gia.

Nội dung, phương pháp và chương trình đào tạo không ngừng được đổi mới, do đó chất lượng và hiệu quả giáo dục đã được nâng cao rõ rệt qua từng năm. Ngành Giáo dục của huyện liên tục giữ vững là lá cờ đầu trong ngành Giáo dục của tỉnh. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 (24/12/1996) Ban Chấp hành Trung ương (khóa VIII) và Nghị quyết 03 (30/6/2006) của Tỉnh ủy về giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và môi trường, huyện đã tiến hành sắp xếp lại hệ thống giáo dục, tách riêng cơ sở vật chất các trường tiểu học và THCS, phát triển trường phổ thông dân lập - tư thục;

tăng cường chỉ đạo xây dựng các trường trọng điểm, trường chuẩn quốc gia… nhằm mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài’’.

Tính đến năm 2000, toàn huyện có 337 nhóm trẻ với 1.641 cháu, 158 lớp mẫu giáo với 4.365 học sinh, đạt tỉ lệ huy động trẻ từ 3 đến 5 tuổi là 67% (riêng các cháu 5 tuổi ra lớp là 2.395 cháu, đạt 100%); 4 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia: Lạc Vệ 1, Lac Vệ 2, Hoàn Sơn và Đại Đồng; 7 xã hoàn thành phổ cập THCS gồm: Nội Duệ, Hạp Lĩnh, Tân Chi, thị trấn Lim, Hiên Vân, Liên Bão và Phật Tích. Hằng năm, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học vào THCS đạt 98,2%, THCS vào THPT đạt từ 72% đến 75%. Số lượng học sinh cũng như số trường Trung học phổ thông đều tăng. Năm 1995, Trường THPT Tiên Du 1 có 30 lớp với gần 1.400 học sinh; đến năm học 2000 - 2001 đã phát triển lên 58 lớp với 3.046 học sinh. Trường phổ thông cấp II+III Hạp Lĩnh khi mới thành lập (năm 1996) chỉ có 3 lớp cấp III với 150 học sinh. Từ năm 1998, Nhà trường được chia tách, thành lập Trường THPT Tiên Du II. Đến năm học 2000 - 2001, Nhà trường có 26 lớp với hơn 1.300 học sinh. Trường THPT dân lập Tiên Du cũng được thành lập, trong năm học 2001 - 2002 có 16 lớp với gần 1.000 học sinh theo học. Số học sinh THPT toàn huyện từ 5.002 em trong năm học 1999 - 2000, tăng lên 6.400 em trong năm học 2004 - 2005 [73].

Cùng với số lượng, chất lượng giáo dục có chiều hướng đi lên. Phong trào thi đua dạy tốt - học tốt được duy trì và đẩy mạnh trong các nhà trường. Đội ngũ giáo viên ở tất cả các cấp học thường xuyên được bồi dưỡng, theo học các lớp nâng hệ, các lớp chuyên đề để nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, đạt chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhờ đó, tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn và giáo viên giỏi các cấp đều tăng. Riêng trong năm học 2006 - 2007, số giáo viên dạy loại giỏi đạt 35%, loại khá đạt 55% tổng số giáo viên toàn huyện [89]. Đến năm 2013, toàn ngành Giáo dục huyện có 100% giáo viên đạt chuẩn, trong đó trên chuẩn chiếm 84,5%, có 273 giáo viên dạy giỏi cấp huyện và 26 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh [96, tr. 3]. Tỉ lệ học sinh đạt loại tốt về hạnh kiểm, loại khá, giỏi về văn hóa trong các năm học ngày càng tăng. Từ năm 2000 đến năm 2005, số học sinh tiểu học xếp hạnh kiểm tốt từ 65% tăng lên 97%, xếp loại văn hóa khá - giỏi từ 65% tăng lên

81,2%; số học sinh THCS xếp loại hạnh kiểm tốt từ 63% tăng lên 75%, xếp loại văn hóa khá, giỏi từ 39,7% tăng lên 59,1%; học sinh THPT xếp đạo đức tốt và khá đạt bình quân 93,5%; xếp loại văn hóa khá-giỏi 50,1%. Kết quả thi học sinh giỏi cấp tiểu học và THCS huyện Tiên Du không ngừng tăng lên, từ vị trí thứ 8 toàn tỉnh trong năm học 1999 - 2000, vươn lên đứng thứ 5 trong năm học 2004 - 2005 và đến năm 2010 đã xếp vào vị trí thứ 3. Toàn huyện đã hoàn thành phổ cập THCS trước 3 năm so với kế hoạch đề ra [73], [87].

Công tác xã hội hóa giáo dục tiếp tục được đẩy mạnh và phát triển, các trung tâm giáo dục cộng đồng phát triển đều khắp ở các xã, thị trấn. ở các thôn, làng dòng họ, các hội khuyến học được thành lập, hoạt động thiết thực và có hiệu quả góp phần tiên tới xây dựng một xã hội học tập. Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học trong các nhà trường được quan tâm đầu tư theo hướng hiện đại hóa và chuẩn hóa. Trang thiết bị đồ dùng dạy học được đầu tư, mua sắm đồng bộ và đầy đủ. Tính đến năm 2013, toàn huyện có 43/53 trường (81,1%) đạt chuẩn Quốc gia [96, tr. 3].

Để đáp ứng nhu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH, tạo tiền đề thực hiện mục tiêu xây dựng Tiên Du thành huyện công nghiệp vào năm 2020, trong những năm 2011 - 2013, huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện đề án phát triển giáo dục - đào tạo, xây dựng trường chuẩn quốc gia, phổ cập THPT; đổi mới phương pháp quản lí, nâng cao chất lượng giáo dục, tiếp tục mở rộng quy mô giáo dục theo hướng đa dạng hóa các loại hình trường lớp; tiếp tục duy trì kết quả phổ cập giáo dục vững chắc. Năm 2013, tỉ lệ huy động học sinh ra lớp tăng 3% so với năm học 2011 - 2012; tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 97,4%, tốt nghiệp THPT đạt 98,5%; chất lượng đầu vào lớp 6 THCS Tiên Du, vào lớp 10 THPT và tỉ lệ học sinh đỗ đại học, cao đẳng giữ vững ở tốp đầu của tỉnh. Trường THPT Nguyễn Đăng Đạo và trường THPT Tiên Du I được xếp vào tốp 200 trường có điểm thi cao nhất toàn quốc [96].

Bảng 3.3- Số trường, số lớp, số học sinh huyện Tiên Du năm 2013

Ngành học Số trường Số lớp Số học sinh

Mầm non 18 224 7036

- Tiểu học - THCS - THPT 16 15 4 340 218 90 10.485 7.266 3.830 Nguồn: [74].

Nhìn chung, sự nghiệp giáo dục - đào tạo Tiên Du từ sau ngày tái lập huyện, nhất là từ năm 2006 trở đi, phát triển khá toàn diện và ổn định. Chất lượng giáo dục có những bước chuyển biến vượt bậc. Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS và THPT bình quân đạt trên 95%. Chất lượng đầu vào các trường THPT có điểm chuẩn cao đứng ở tốp đầu của tỉnh. Tỉ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng hằng năm từ 55% đến 60%; nhiều học sinh đạt giải cao trong các kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh và quốc gia; đặc biệt trong các năm học 2002 - 2003, 2003 - 2004, 2004 - 2005, huyện Tiên Du đều có học sinh đỗ thủ khoa 30/30 điểm, á khoa 29,75 điểm, 29,5 điểm thi đại học. Trên 90% số phòng học, phòng chức năng được kiên cố hóa. Từ chỗ đứng ở tốp cuối của tỉnh Bắc Ninh khi mới tái lập huyện, đến năm 2013, ngành Giáo dục Tiên Du đã vươn lên đứng ở tốp đầu của tỉnh. Trên địa bàn huyện Tiên Du đã có 6 trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, làm sáng thêm truyền thống hiếu học, khoa bảng của quê hương “Lưỡng quốc Trạng

nguyên’’ Nguyễn Đăng Đạo.

Bên cạnh những bước chuyển biến mạnh mẽ nêu trên, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Tiên Du trong những năm 1999 - 2013 vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Đó là, các trường tiểu học đạt chuẩn nhưng còn thiếu phòng chức năng, thư viện; đội ngũ giáo viên chưa đủ ở một số môn, chưa đồng bộ; công tác xã hội hóa giáo dục chưa mạnh, vấn đề đa dạng hóa các loại hình đào tạo còn bất cập; diện tích nhiều trường chưa đủ mức tối thiểu 10m2/học sinh (thiếu sân chơi, bãi tập cho học sinh); một bộ phận giáo viên trình độ còn chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục; chất lượng dạy và học một số nơi chưa cao, chưa đồng đều, việc áp dụng phương pháp dạy học mới còn lúng túng; đặc biệt là số giáo viên ra trường chưa được phân công công tác còn lớn, gây lãng phí nguồn nhân lực có trình độ cao.

3.3.2. Về văn hóa

Thực hiện Nghị quyết TW 5 (khóa VIII) về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Huyện ủy Tiên Du tích cực chỉ đạo chính quyền các cấp, các ngành, các địa phương tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao bám sát và phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Hoạt động văn hóa được triển khai trên địa bàn huyện bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, thực sự trở thành phong trào quần chúng phục vụ đắc lực nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc của quê hương Quan họ.

Toàn huyện có 1 trung tâm văn hóa huyện; 100% xã có điểm bưu điện văn hóa; 100% thôn, làng có nhà văn hóa; 100% làng có đội văn nghệ. Các thiết chế cho hoạt động văn hóa, thể thao từ huyện đến cơ sở được quan tâm đầu tư, có quy hoạch, có cơ chế hỗ trợ. Công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa, thể thao được đẩy mạnh, thu hút các nguồn lực xã hội tham gia phát triển. Tuy nhiên, các nhà văn hóa thôn làng còn thiếu cả về diện tích và thiết bị; chỉ có khoảng 30% số nhà văn hóa đáp ứng đủ bàn ghế, loa đài, phông màn và diện tích khuôn viên; trên 40% số nhà văn hóa thôn hoạt động thường xuyên có nền nếp, số còn lại gặp nhiều khó khăn về nội dung và kinh phí hoạt động.

Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và công tác xây

dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, cơ quan văn hóa phát triển rộng khắp. Nếu như năm 2000, toàn huyện chỉ có 37/78 (47,4%) làng đạt danh hiệu Làng văn hóa

và trên 60% số hộ đạt danh hiệu Gia đình văn hóa, thì đến năm 2005 đã có 71,9%

làng đạt tiêu chuẩn Làng văn hóa, 96% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn Gia đình văn hóa. Việc đánh giá công nhận ngày càng thực chất đã đưa phong trào Toàn dân đoàn kết

xây dựng đời sống văn hóa của huyện đi vào chiều sâu. Kết quả bình xét năm 2007

toàn huyện có 34/68 (50%) làng đạt tiêu chuẩn Làng văn hóa, 47 cơ quan (97,9%)

đạt tiêu chuẩn Cơ quan văn hóa, 23.438 gia đình (90%) đạt tiêu chuẩn Gia đình văn

hóa. Năm 2010, toàn huyện có 95% số gia đình đạt tiêu chuẩn Gia đình văn hóa,

cơ quan đơn vị đạt tiêu chuẩn Cơ quan văn hóa, 93% số hộ đạt tiêu chuẩn Gia đình

văn hóa, 66,2% số làng đạt danh hiệu Làng văn hóa [82], [87, [89], [93], [96]

Các xã đều tăng cường chỉ đạo vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới hỏi, tang ma và lễ hội.

Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phát triển mạnh, nhất là vào những dịp tổ chức kỉ niệm hoặc chào mừng những sự kiện chính trị lớn của đất nước và địa phương. Trung bình mỗi xã trong một năm có từ 4 đến 8 chương trình văn nghệ được dàn dựng và biểu diễn. Sinh hoạt câu lạc bộ được các đơn vị duy trì tốt, có năm tổ chức tới 3 - 4 đợt giao lưu các câu lạc bộ thơ ca trong các cụm. Công tác quản lí các hoạt động kinh doanh, biểu diễn văn hóa và lễ hội ở địa phương luôn đảm bảo theo quy định. Để xây dựng một nền văn hóa lành mạnh, tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của quê hương Kinh Bắc, Phòng Văn hóa huyện tích cực phối hợp với các ngành chức năng, các cơ sở kiểm tra xử lí nghiêm các loại văn hóa phẩm không lành mạnh, các tụ điểm cờ bạc, rượu chè, lô đề, các quán Internet, Karaoke trá hình…

Hoạt động thể dục thể thao được đẩy mạnh, dần dần trở thành nhu cầu trong đời sống văn hóa tinh thần của quần chúng. Đến năm 2013, huyện Tiên Du có 1 trung tâm TDTT; 100% số xă đã quy hoạch được sân vận động; 48/68 làng có điểm tập luyện; trên địa bàn huyện có 34 sân bóng chuyền, 143 sân cầu lông, hơn 20 sân bóng bàn, 1 sới vật, và nhiều phương tiện dụng cụ phục vụ tập luyện. Các khu trung tâm TDTT xã, thị trấn, thôn, làng cũng từng bước được triển khai xây dựng. Nhiều môn thể thao truyền thống được khôi phục và phát triển.

Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại’’ với khẩu hiệu “Mỗi người chọn cho mình một môn thể thao mà mình ưa thích” được đông đảo cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong huyện hưởng ứng. Số lượng người luyện tập TDTT thường xuyên tăng lên rõ rệt, tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi. Hằng năm, Phòng Văn hóa - Thông tin - Thể thao huyện phối hợp với các ban ngành, đoàn thể tổ chức thi đấu các môn thể thao, thu hút mọi lứa tuổi tham gia. Trong các lực lượng vũ trang và trường học, phong trào rèn luyện

thân thể phát triển mạnh. Hằng năm, Ban Chỉ huy quân sự và Công an huyện đều tổ chức Hội thao giáo dục quốc phòng cho dân quân, tự vệ trong toàn huyện, các giải cầu lông, bóng chuyền, bóng bàn… Huyện Tiên Du được khẳng định là đơn vị mạnh của tỉnh về giáo dục thể chất trong các trường học, hằng năm có khoảng 95 - 96% số học sinh đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể... Huyện còn mở lớp nghiệp dư các môn thể thao để phát hiện tài năng, tuyển chọn và bồi dưỡng vận động viên từ cơ sở tham gia các giải cấp tỉnh. Nhờ đó, trong các cuộc thi đấu thể thao do tỉnh tổ chức, đoàn vận động viên thể thao của huyện đều đạt giải cao. Riêng năm 2007, các vận động viên của huyện Tiên Du đạt 15 HCV, 16 HCB, 21 HCĐ [89]. Trong những năm sau đó, thành tích của đoàn thể thao huyện luôn đứng ở tốp đầu tỉnh và đóng góp nhiều vận động viên xuất sắc cho tỉnh tham dự các giải thể thao Quốc gia.

Nhìn chung, phong trào TDTT huyện Tiên Du phát triển tương đối đều, rộng khắp và khá mạnh, song vẫn còn nhiều hạn chế: Cơ sở vật chất từ huyện đến cơ sở còn nghèo nàn, thiếu nhiều dụng cụ tập luyện. Dù huyện đã dành đất cho hoạt động TDTT nhưng chưa có quy hoạch đồng bộ, chưa có lộ trình đầu tư xây dựng, nên chậm có công trình chuẩn theo quy định của ngành TDTT...

Công tác thông tin tuyên truyền được đẩy mạnh. Huyện có 1 máy phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển biến kinh tế, xã hội huyện tiên du, tỉnh bắc ninh từ năm 1999 đến năm 2013 (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)