Về chính sách xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển biến kinh tế, xã hội huyện tiên du, tỉnh bắc ninh từ năm 1999 đến năm 2013 (Trang 96 - 98)

Đồng thời với việc tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, trong những năm 1999 - 2013, việc hiện hiện các chính sách xã hội được Đảng bộ, chính quyền các cấp, các ngành huyện Tiên Du thường xuyên quan tâm và thực hiện tốt. Chính sách đối với người có công, gia đình chính sách, người nghèo được giải quyết kịp thời theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Chế độ lương, phụ cấp cho các đối tượng hưởng lương trong ngân sách Nhà nước được chi trả đầy đủ và đúng kì hạn. Công tác từ thiện, nhân đạo, tương trợ, giúp đỡ đồng bào khó khăn về

đời sống, về nhà ở mang tính xã hội hóa ngày càng được tăng cường, trở thành phong trào phát triển sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân.

Với đạo lí Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ người trồng cây, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa’’ được mọi tầng lớp nhân dân trong huyện nhiệt liệt hưởng ứng. Tính riêng trong thời gian 1996 - 2000, nhân dân Tiên Du đã quyên góp tặng 2.896 sổ tiết kiệm tình nghĩa, trị giá 561 triệu đồng, tặng 47 ngôi nhà cho các gia đình thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ. Huyện còn giải quyết kịp thời chế độ ưu đãi đối với người có công, đối tượng chính sách theo đúng Nghị định 28/CP của Chính phủ.

Từ năm 2000 trở đi, phong trào Đền ơn đáp nghĩa càng được đẩy mạnh, trở

thành nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Tiên Du. Trong 5 năm (2001 - 2005), toàn huyện đã vận động quyên góp được gần 2 tỉ đồng, tặng gần 3.000 sổ tiết kiệm tình nghĩa; xây dựng 70 nhà tình nghĩa, 87 nhà đại đoàn kết cho gia đình chính sách, người neo đơn, hoàn thành xóa nhà tranh tre nứa lá cho người nghèo trên địa bàn huyện [48, tr. 7]. Huyện thường xuyên quan tâm đến chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chính sách xã hội khác cho người có công với nước, người tham gia hoạt động kháng chiến, đối tượng chính sách và người nghèo. Đến năm 2013, 100% người nghèo đã được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em được đặc biệt chú trọng. Huyện thường xuyên hỗ trợ tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em mồ côi, khuyết tật thuộc hộ nghèo, cận nghèo; khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em khuyết tật, dị tật bẩm sinh. Các chính sách xã hội đối với thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, người già yếu cô đơn, người nghèo, học sinh nghèo vượt khó, người tàn tật, người nhiễm chất độc da cam đi - ô - xin, Bà mẹ Việt Nam anh hùng… được các cấp ủy đảng, đoàn thể quần chúng trong huyện quan tâm thực hiện tốt. Hằng năm, các chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục - đào tạo, an sinh xã hội, dự án tín dụng cho vay ưu đãi hộ nghèo, hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề đối với người nghèo được duy trì thường xuyên. Công tác giảm nghèo được thực hiện bằng nhiều biện pháp đồng bộ, tích cực và đạt kết quả cao, đưa tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 2,54% năm 2013.

Công tác phòng chống ma túy, mại dâm cũng được đẩy mạnh. Riêng năm 2013, huyện đưa 23 đối tượng vào cai nghiện tại Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề -

Hướng thiện; đồng thời triển khai, duy trì 9 xã, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm [96].

Có thể nói, nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh, huyện đến cơ sở, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và sự hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân, trong 15 năm (1999 - 2013), huyện Tiên Du đã triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách xã hội, huyện còn một số hạn chế. Đó là, việc xác định các đối tượng chính sách, xác định hộ nghèo, người khuyết tật... để chi trả, trợ cấp, thăm hỏi tặng quà và giải quyết chính sách ưu đãi cho những đối tượng này nhiều lúc, nhiều nơi chưa kịp thời, chưa thỏa đáng, khiến dư luận bất bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển biến kinh tế, xã hội huyện tiên du, tỉnh bắc ninh từ năm 1999 đến năm 2013 (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)