Trong công nghiệp tiểu thủ công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển biến kinh tế, xã hội huyện tiên du, tỉnh bắc ninh từ năm 1999 đến năm 2013 (Trang 55 - 66)

Với lợi thế về địa lí, giao thông và đất đai, sản xuất CN - TTCN được Đảng bộ huyện xác định là khâu đột phá, là động lực phát triển kinh tế, xã hội cần phải đầu tư, tạo mọi điều kiện để phát triển nhanh và bền vững. Đảng bộ huyện đã ban hành nhiều nghị quyết về phát triển CN - TTCN nhằm thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất kinh doanh ở các KCN, CCN trên địa bàn. Huyện cũng có chính sách để các địa phương khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống, tạo thêm và nhân rộng nghề mới, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Trong những năm đầu sau khi tái lập, huyện còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng, chưa xác định hướng phát triển cụ thể. Do vậy, sản xuất CN - TTCN của huyện còn nhỏ bé, chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp bước đầu đã được quan tâm đầu tư. Ngoài một số làng nghề ở Nội Duệ, thị trấn Lim, Khắc Niệm với các nghề truyền thống như dệt

lụa, làm bún, xây dựng…, đã phát triển thêm một số nghề mới, như sản xuất giấy ở Phú Lâm, chế biến lâm sản ở thị trấn Lim, nghề mộc ở Đại Đồng… Đến năm 2000, toàn huyện đã có 27 doanh nghiệp ngoài quốc doanh; 15 doanh nghiệp sản xuất CN - TTCN, trong đó có 4 công ty TNHH, 11 HTX và 798 hộ cá thể thu hút hàng và giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động [73, tr. 25]. Giá trị sản xuất toàn ngành CN - TTCN tăng từ 18,73 tỉ đồng năm 1995, lên 35,7 tỉ đồng năm 2000; bình quân mỗi năm tăng 13,7%. Đáng chú ý là có một số mặt hàng phát triển và đạt chất lượng khá tốt, như giấy, tơ tằm, chế biến nông sản, lâm sản...

Từ năm 2001 trở đi, thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh CNH, HĐH, huyện tập trung đầu tư phát triển mạnh sản xuất CN - TTCN, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống; đồng thời mở mang thêm nghề mới. Trước mắt, huyện đẩy nhanh tiến độ xây dựng và hình thành các CCN Khắc Niệm, Hạp Lĩnh, Liên Bão, Phú Lâm và tạo điều kiện để Trung ương và tỉnh hình thành, phát triển KCN tập trung Tiên Sơn. Cùng với việc ưu tiên đầu tư các nghề sản xuất giấy, vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, dệt may..., huyện tập trung tổ chức khai thác tài nguyên, sản xuất gạch ngói, xây dựng dân dụng, nghề mộc, mây tre đan..

Trong những năm 2001 - 2005, giá trị sản xuất CN - TTCN tăng mạnh. Nếu năm 2000 mới đạt 35,7 tỉ đồng, thì đến năm 2005 tăng lên 2.087 tỉ đồng (theo giá so sánh hiện hành); tốc độ tăng trưởng đạt 102,1%/năm [87]. Sự phát triển nhanh chóng ngành CN - TTCN đã tác động mạnh đến khả năng phát triển của các ngành sản xuất và dịch vụ khác, làm cho cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, phát huy được hiệu quả sản xuất kinh doanh, thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Sản phẩm chủ yếu có sức cạnh tranh và tiêu thụ mạnh là vật liệu xây dựng các loại (gạch, ngói…), giấy các loại, thức ăn gia súc.

Hiện trạng phát triển TCN trên địa bàn huyện cho thấy: Các ngành nghề tiểu thủ công chế biến sản phẩm lâm sản, như mây tre đan, mộc là những sản phẩm có thị trường mở, giá trị cao, thu hút nhiều lao động, thu nhập khá ổn định nhưng thiếu doanh nghiệp đầu mối đứng ra cung ứng vật tư và thu mua sản phẩm. Các ngành cơ khí, điện tử chủ yếu đáp ứng yêu cầu các mặt hàng dân dụng và xây dựng thiết yếu của nhân dân; chế biến lương thực, thực phẩm sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra mới được chế biến một phần nhỏ so với tổng sản phẩm của nông dân, chủ yếu là nấu rượu, làm bún, làm bánh…thiếu các cơ sở chế biến rau quả, giết mổ thịt lợn

xuất khẩu và chế biến lương thực ở các làng nghề; chế biến thủy sản có nguồn nguyên liệu song chủ yếu là tiêu thụ sản phẩm tươi sống; may thêu ren và móc sợi có tiềm năng khai thác lao động nông thôn phù hợp và thuận lợi, giá nhân công phù hợp nhưng còn manh mún; sản xuất vật liệu xây dựng, hệ thống lò sản xuất gạch đã đáp ứng được nhu cầu xây dựng nội huyện và có khả năng xuất ra ngoài huyện nhưng chưa được đầu tư có chiều sâu để giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng, tăng cường sức cạnh tranh. Đây à những ngành nghề có tiềm năng ớn và bước đầu đã phát triển khá tốt, song cần phải được đẩy mạnh đầu tư hơn nữa. Ngoài ra, các nghề khác vẫn được duy trì tốt, tốc độ phát triển khá, đáp được nhu cầu thị trường và nhu cầu của nhân dân.

Sau 5 năm thực hiện, tình hình phát triển nghề và làng nghề trên địa bàn huyện đã có bước tiến vượt bậc. 100% các xă và thị trấn đã có nghề, tổ chức sản xuất, góp phần quan trọng nâng cao thu nhập cho người lao động, đẩy nhanh tốc độ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Việc quy hoạch xây dựng và phát triển các KCN tập trung, CCN cũng có những bước tiến mới. Trên địa bàn huyện có 2 KCN tập trung: KCN Tiên Sơn với tổng quy hoạch 349 ha và KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn với tổng quy hoạch 230,58 ha. Ngoài ra, có 3 CCN nhỏ được phê duyệt điều chỉnh quy hoạch gồm CCN làng nghề Phú Lâm với diện tích 22 ha, CCN Tân Chi với diện tích 80 ha và CCN Nội Duệ diện tích 17 ha. Các dự án đầu tư vào KCN ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Năm 2002, tần suất đầu tư chỉ đạt bình quân 1,2 triệu USD/ha và khoảng 2 triệu USD/dự án; đến năm 2006, đã tăng lên 3 triệu USD/ha và khoảng 5,3 triệu USD/dự án.

KCN Tiên Sơn được khởi công xây dựng từ năm 2000 nằm trên địa bàn xã Hoàn Sơn (huyện Tiên Du) và xã Tân Hồng (huyện Từ Sơn). Tính đến cuối năm 2006, Khu công nghiệp Tiên Sơn có 79 dự án với tổng giá trị là 5154,63 tỉ đồng; trong đó, 25 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với số tiền là 14 triệu USD; diện tích đã thu hồi 330,3 ha, trong đó đã cho thuê 142,805 ha, bằng 43,23%. Các doanh nghiệp đã đăng kí thuê đất đạt 100%, có 50 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, giải quyết được việc làm thường xuyên cho 5.741 lao động có thu nhập ổn định từ 800.000đ/người/tháng trở lên.

CCN Phú Lâm được điều chỉnh quy hoạch với diện tích 26 ha (mở rộng thêm 4 ha) tại xóm Hạ Giang, thôn Tam Tảo, có 11 công ty và HTX hoạt động sản xuất

giấy, bao bì, bìa Cacton. Diện tích công nghiệp đang sử dụng chiếm 45,7% diện tích quy hoạch. CCN Tân Chi đã phê duyệt quy hoạch 80 ha, đang tiến hành xây dựng hạ tầng và thu hút đầu tư dự kiến mở rộng thêm 50 ha. Hiện ở 2 CCN trên có 17 doanh nghiệp đang hoạt động, với số vốn đầu tư trên 350 tỉ đồng, giả quyết việc làm cho hơn 1000 lao động [92].

Từ năm 2006 đến năm 2013, trong bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới suy giảm, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ chậm, song sản xuất CN - TTCN của huyện Tiên Du vẫn có bước phát triển khá, góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và tăng ngân sách cho địa phương. Các sản phẩm chủ đạo của ngành Công nghiệp huyện Tiên Du gồm: Gạch xây dựng các loại, hàng thủ công mĩ nghệ, giấy các loại, thức ăn gia súc, quần áo may sẵn… Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 1994) trong giai đoạn 2006 - 2010 là 42,67%/năm, giai đoạn 2011 - 2013 là 9,14%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt 19.532 tỉ đồng; theo giá so sánh năm 2010 thì giá trị sản xuất công nghiệp năm 2013 đạt 26.096 tỉ đồng, tăng 8,2% so với năm 2012; tốc độ tăng bình quân từ năm 2011-2013 đạt 10,6%/năm [74, tr, 26].

Đến năm 2013, trên địa bàn huyện có 3 KCN tập trung gồm: KCN Tiên Sơn, KCN Đại Đồng-Hoàn Sơn, KCN - đô thị và dịch vụ Việt Nam - Singapo (VISIP Bắc Ninh). Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận chủ trương mở rộng quy hoạch KCN Tiên Sơn lên 410 ha, gồm 380 ha công nghiệp và 30 ha đô thị; KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn lên 572 ha. Ngoài ra tỉnh còn dự kiến quy hoạch mới KCN tập trung AJS của tập đoàn AJS nằm trên địa bàn các xã Lạc Vệ, Hiên Vân và Tân Chi. KCN Tiên Sơn là KCN có tỉ lệ lấp đầy nhanh nhất (69,9%), góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao của huyện Tiên Du.

KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn khởi công xây dựng năm 2008, tổng diện tích quy hoạch là 572 ha, có 31 dự án đầu tư với số vốn đăng kí 96,42 triệu USD; diện tích đã thu hồi 198,99 ha, bằng 56,6%. Trong đó có 2 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho 965 lao động. Đến năm 2010, KCN Tiên Sơn và Đại Đồng - Hoàn Sơn có 158 dự án với tổng vốn đầu tư 3.656,66 tỉ đồng và trên 250 triệu USD; trong đó có 116 dự án đã đi vào sản xuất, giải quyết việc làm

cho 16.800 lao động. Đến năm 2013, diện tích lấp đầy đạt khoảng trên 70% [49, tr, 3].

Khu VISIP - Bắc Ninh, được triển khai xây dựng năm 2007 với tổng diện tích quy hoạch 700 ha, gồm 500 ha KCN và 200 ha đô thị nằm trên địa bàn xã Đại Đồng (Tiên Du) và phường Phù Chẩn (thị xã Từ Sơn); tổng vốn đầu tư 169 triệu USD; diện tích hiện tại đã cho thuê là 141,3 ha. Đến năm 2013 thu hút được 50 nhà đầu tư tới thuê đất, xây dựng nhà xưởng sản xuất, trong đó có nhiều nhà đầu tư lớn đến từ các quốc gia Nhật Bản, Singapo, Mỹ, châu Âu như: Microsoft, PepsiCo, Foster, Mapetree...Trong 500 ha KCN, có 300 ha thuộc huyện Tiên Du, KCN VISIP - Bắc Ninh đã hoàn thiện giai đoạn 1 với tỉ lệ lấp đầy đạt 90% và đang hoàn thiện các bước để triển khai giai đoạn 2. Tổng vốn đầu tư tính đến đầu năm 2014 đạt 1,13 tỉ USD, chủ yếu các doanh nghiệp FDI, chiếm 18% tổng vốn FDI của tỉnh Bắc Ninh, tạo việc làm cho 17.000 ao động cho thu nhập cao và ổn định [11], [49].

Bảng 2.2- Giá trị sản xuất công nghiệp huyện Tiên Dugiai đoạn 2005 - 2013.

Năm Tổng số Chia ra

Nhà nước Ngoài Nhà nước FDI

Theo giá hiện hành (tỉ đồng)

2005 2.087 272 1.092 723 2006 3.246 252 1.577 1.417 2007 4.710 311 1.887 2.512 2008 8.963 535 2.517 5.911 2009 10.492 1.087 3.395 6.010 2010 19.532 1.550 5.341 12.648 2011 25.474 1.056 7.947 16.478 2012 29.486 808 1.077 18.601 2013 32.079 751 14.789 16.575

Tốc độ tăng/giảm bình quân mối năm (%)

2006-2010 42,67 28,21 36,41 53,33

2011-2013 9,14 -32,88 24,88 2,41

2006-2013 29,34 0,65 29,64 34,82

Theo giá so sánh năn 2010 (tỉ đồng)

2010 19.532 1.550 5.341 12.641

2012 24.450 631 8.012 15.807

2013 26.096 561 11.444 14.091

Nguồn: [28]. Có thể thấy, sản xuất CN - TTCN của huyện tăng trưởng cao, đạt và vượt tốc độ tăng trưởng theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ đề ra, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Các ngành sản xuất đã thể hiện được thế mạnh như thức ăn gia súc, sản xuất giấy, sản xuất đồ gỗ mĩ nghệ, sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông sản thực phẩm chiếm tỉ trọng khá cao trong giá trị tổng sản phẩm. Sản xuất CN - TTCN phát triển nhanh cả về số lượng, quy mô, trình độ công nghệ và hiệu quả sản xuất kinh doanh; bước đầu đã củng cố và phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống, làm tăng nhanh số lượng người lao động có việc làm, góp phần ổn định đời sống nhân dân, trật tự an ninh xã hội trên địa bàn huyện, đồng thời làm tăng đáng kể thu ngân sách địa phương.

Tuy nhiên, ngành Công nghiệp của huyện còn bộc lộ một số hạn chế: Một số cơ sở sản xuất CN - TTCN có chất thải xử lí chưa triệt để, gây ô nhiễm môi trường; việc phân công lao động nông nghiệp sang công nghiệp chưa mạnh, thiếu công nhân kĩ thuật lành nghề, không qua các trường đào tạo mà chủ yếu làm việc bằng kinh nghiệm, tự học hỏi; trình độ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn rất hạn chế, việc áp dụng cơ khí hóa còn ít và chắp vá, máy móc cơ khí đều là tận dụng, chậm đổi mới; việc quy hoạch các cụm, điểm công nghiệp còn thiếu kinh nghiệm, chưa đáp ứng được yêu cầu; việc đền bù giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn.

Năm 2005 Năm 2010

Nguồn: [28].

Biểu đồ 2.2 - Cơ cấu (%) giá trị sản xuất công nghiệp huyện Tiên Du, giai đoạn 2005 - 2013

2.2.3. Trong thương mại, dịch vụ và du lịch

Trong những năm đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường, thương nghiệp Nhà nước dần dần thích ứng với cơ chế mới, cùng với các thành phần kinh tế khác làm cho thị trường trong huyện ngày càng phong phú đa dạng, lưu thông thông suốt. Các cụm thương mại - dịch vụ từng bước hình thành ở thị trấn, thị tứ được tập trung phát triển ở trung tâm huyện lị Lim, chợ Và, chợ Sơn, chợ Ve...cùng với hệ thống bán lẻ gồm 353 hộ kinh doanh năm 1995, đã tăng lên 590 hộ trong năm 2000. Mạng lưới chợ nông thôn phát triển cơ bản đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hóa của nhân dân; giá cả hàng hóa, dịch vụ ổn định. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2000 đạt 135 tỉ đồng [73].

Ngân hàng và các tổ chức tín dụng đã tích cực khai thác các nguồn tiền nhàn rỗi trong nhân dân và sự hỗ trợ của ngân hàng cấp trên để tăng nguồn vốn phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của huyện. Tổng mức huy động vốn bình quân 5 năm (1996 - 2000) đạt 43,9 tỉ đồng: riêng năm 2000 đạt 56 tỉ đồng, tăng 55,4% so với năm 1995. Cùng thời gian này, toàn huyện có 29.700 lượt hộ nông dân được vay vốn phát triển sản xuất, trong đó có 6.000 hộ được vay vốn ngân hàng người nghèo với tổng số tiền là 13 tỉ đồng. Hoạt động của các quỹ tín dụng được thực hiện có quy trình, giúp các hộ nông dân mạnh dạn đầu tư có chiều sâu, cải tiến kĩ thuật đổi mới công nghệ.

Nhìn chung do đặc điểm là một huyện kinh tế thuần nông, lại vừa mới được tái lập, cơ sở hạ tầng còn rất lạc hậu, nên hoạt động thương mại - dịch vụ giai đoạn 1996 - 2000 chậm phát triển; tỉ trọng của ngành trong cơ cấu kinh tế còn nhỏ bé, chỉ chiếm 23,1% (năm 2000).

Trong những năm 2001 - 2005, thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện chuyển dịch khá mạnh. Huyện tiếp tục cung cấp, sắp xếp và xây dựng các ngành thương mại - dịch vụ - du lịch theo hướng đổi mới với tất cả các doanh nghiệp Nhà nước làm chức năng lưu thông hàng hóa đến các điểm dân cư, đảm bảo cung ứng đến người dân các mặt hàng thuộc diện chính sách xã hội, các loại vật tư thiết yếu phục vụ sản xuất. Cùng với việc mở rộng mạng lưới chợ nông thôn và đa dạng hóa các loại hình kinh doanh, thương mại - dịch vụ có bước phát triển đáng kể so với những năm trước. Trong kinh doanh có sự kết hợp chặt chẽ giữa các khâu bán buôn, bán lẻ, mở đại lí với nhiều mặt hàng đa dạng. Công tác quản lí thị trường có nhiều cố gắng trong đấu tranh chống buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép và gian lận thương mại, đảm bảo giữ gìn trật tự về sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện.

Năm 2001, Tiên Du mới có 689 cơ sở kinh doanh thương mại, khách sạn, nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển biến kinh tế, xã hội huyện tiên du, tỉnh bắc ninh từ năm 1999 đến năm 2013 (Trang 55 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)