Đặc điểm chung của câu phức phụ thuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) câu phức trong tuyển tập nam cao (Trang 43 - 44)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN

2.2. Câu phức phụ thuộc trong Tuyển tập Nam Cao

2.2.1. Đặc điểm chung của câu phức phụ thuộc

1) Về số lượng

Trong Tuyển tập Nam Cao, câu phức phụ thuộc là kiểu câu phức có số lượng lớn (chiếm 70,59% trong tổng số câu phức). Đặc điểm này cho thấy trong việc tạo lập câu phức, việc tạo câu phức trong đó các cụm chủ vị có quan hệ phụ thuộc vào nhau có ý nghĩa quan trọng đối với việc biểu thị các nội dung phức tạp cần diễn đạt.

2) Về nội dung

Câu phức phụ thuộc thuộc kiểu câu phức đa sự kiện trong đó chỉ có một sự kiện (sự việc) chính. Các sự việc nêu ở các cụm chủ vị phụ thuộc chỉ có tác dụng làm rõ sự việc nêu ở cụm chủ vị chính về mặt nào đó.

3) Về kiểu cấu tạo

Câu phức phụ thuộc trong Tuyển tập Nam Cao rất phong phú, đa dạng về kiểu cấu tạo. Điều này thể hiện ở sự khác nhau về chức năng của các cụm chủ vị phụ thuộc. Sự khảo sát câu phức phụ thuộc trong Tuyển tập Nam Cao cho thấy các cụm chủ vị phụ thuộc có thể thuộc về chức năng khác nhau (chủ ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ, định ngữ, chú giải ngữ). Như vậy, có thể thấy tất cả các thành phần phụ thuộc của câu đều có thể được biểu hiện bằng cụm chủ vị. Nói cách khác, mỗi thành phần phụ của câu đều có thể mở rộng bằng cụm chủ vị.

4) Về vị trí trong hệ thống các kiểu câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp

Trong hệ thống các loại, kiểu câu xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu phức phụ thuộc là kiểu câu chiếm vị trí trung gian giữa câu đơn và câu phức đẳng lập.Tính

trung gian của câu phức phụ thuộc thể hiện ở chỗ, câu phức phụ thuộc (câu phức thành phần) vừa có nét giống với câu đơn, vừa có nét giống với câu phức đẳng lập (câu ghép) [37; 465].

Câu phức phụ thuộc giống câu đơn ở số lượng cụm chủ vị chính hay cụm chủ vị nòng cốt: Cả hai đều có một cụm chủ vị nòng cốt. Nét khác nhau giữa câu phức phụ thuộc và câu đơn là ở số lượng cụm chủ vị: Câu đơn chỉ có một cụm chủ vị còn câu phức phụ thuộc gồm từ hai cụm chủ vị trở lên.

Câu phức phụ thuộc giống câu phức đẳng lập ở số lượng cụm chủ vị: Cả hai kiểu câu này đều gồm từ hai cụm chủ vị trở lên. Nét khác nhau giữa câu phức phụ thuộc và câu phức đẳng lập là ở số lượng cụm chủ vị nòng cốt: Câu phức phụ thuộc chỉ có một cụm chủ vị nòng cốt còn câu phức đẳng lập gồm từ hai cụm chủ vị nòng cốt trở lên.

Tính trung gian của câu phức phụ thuộc thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.4. Tính trung gian của câu phức phụ thuộc Đặc điểm cấu trúc Đặc điểm cấu trúc Kiểu câu Số lượng cụm chủ vị Số lượng cụm chủ vị nòng cốt Câu đơn 1 1

Câu phức phụ thuộc 2 trở lên 1

Câu phức đẳng lập 2 trở lên 2 trở lên

Trong số câu phức phụ thuộc, câu phức có cụm chủ vị là trạng ngữ (chỉ nguyên nhân điều kiện, nhượng bộ) là kiểu có nét gần gũi với câu phức đẳng lập nhất. (Điều này đã được chỉ ra cụ thể qua việc phân biệt câu phức phụ thuộc với câu phức đẳng lập được trình bày trên đây).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) câu phức trong tuyển tập nam cao (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)