Chức năng ngữ nghĩa của các cụm chủ vị trong câu phức phụ thuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) câu phức trong tuyển tập nam cao (Trang 76 - 88)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN

3.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của câu phức phụ thuộc

3.3.2. Chức năng ngữ nghĩa của các cụm chủ vị trong câu phức phụ thuộc

3.3.2.1. Chức năng ngữ nghĩa của cụm chủ vị làm chủ ngữ

Khi xem xét chức năng ngữ nghĩa của cụm chủ vị chủ ngữ, luận văn không chỉ giới hạn ở cụm chủ vị chủ ngữ trong kiểu câu phức có cụm chủ vị làm chủ ngữ mà sẽ xem xét chức năng ngữ nghĩa của cụm chủ vị làm chủ ngữ nói chung (gồm cả cụm chủ vị làm chủ ngữ trong câu phức hỗn hợp).

Kết quả khảo sát cho thấy, cụm chủ vị làm chủ ngữ có các chức năng ngữ nghĩa sau:

1) Chỉ sự tình có quan hệ đồng nhất với sự tình nêu ở bổ ngữ

Ví dụ:

Trong câu (20), sự tình nó lấy Tơ nêu ở cụm chủ vị chủ ngữ có mối quan hệ đồng nhất với sự tình con cú đậu cành mai nêu ở bổ ngữ.

2) Chỉ sự tình được đánh giá bằng đặc điểm nêu ở vị ngữ

Ví dụ:

(21) Cậu Phán yêu thương đến con bé Na cũng chẳng phải là sự lạ. (Đón khách) Trong câu (21), sự tình nêu ở cụm chủ vị chủ ngữ được đánh giá bằng đặc điểm nêu ở vị ngữ.

3) Chỉ sự tình là nguyên nhân của sự tình nêu ở bổ ngữ

Trong trường hợp này, cụm chủ vị chủ ngữ đứng trước vị ngữ là các động từ làm/ khiến chỉ quan hệ nhân quả giữa chủ ngữ và bổ ngữ.

Ví dụ:

(22) Cây cối um tùm che khuất khiến nó tách biệt ra như một thế giới khác

(Truyện tình)

(23) Hắn nhấc vội Hiền cho đứng xuống rồi chạy ra ngoài đột ngột khiến người đàn bà giật mình nhìn theo. (Truyện người hàng xóm).

(24) Bà thợ giật cười một cái nặng nề làm những cục thịt ở mặt nổi hết cả lên. (Sống mòn)

Trong những câu (22), (23), (24), các sự tình nêu ở cụm chủ vị chủ ngữ là nguyên nhân của sự tình nêu ở các cụm chủ vị bổ ngữ.

3.3.2.2. Chức năng ngữ nghĩa của các cụm chủ vị làm bổ ngữ

Cụm chủ vị bổ ngữ không chỉ xuất hiện trong câu phức phụ thuộc có cụm chủ vị bổ ngữ mà còn xuất hiện trong câu phức phụ thuộc hỗn hợp. Vì vậy, khi xem xét chức năng ngữ nghĩa của các cụm chủ vị bổ ngữ, có thể đề cập đến cả hai kiểu câu phức phụ thuộc trên đây.

Kết quả khảo sát cho thấy: cụm chủ vị làm bổ ngữ, xét trong mối quan hệ ngữ nghĩa với vị từ hạt nhân, có các chức năng ngữ nghĩa sau:

1) Chỉ sự tình là nội dung của hoạt động cảm nghĩ nói năng nêu ở hạt nhân ngữ nghĩa

(25) Dân làng kháo nhau rằng hắn có tiền. (Mua danh) (26) Bà cô thị bảo thị là người vô tâm. (Chí Phèo)

(27) Những người trông coi vườn bách thú thường bảo rằng hổ báo hiền y như mèo. (Chí Phèo)

(28) Thị bỗng nhiên nghĩ rằng cái thằng liều lĩnh ấy kể ra thì đáng thương... (Chí Phèo)

Trong những câu (25), (26), (27), (28), hạt nhân ngữ nghĩa (đồng thời cũng là hạt nhân cú pháp) đều là các động từ cảm nghĩ, nói năng (bảo, nghĩ) mà sau chúng là các bổ ngữ chỉ sự tình là nội dung cảm nghĩ, nói năng. Cần thấy rằng xét về vai trò ngữ nghĩa, sự tình chính là sự tình nêu ở cụm chủ vị chính. Còn sự tình nêu ở các cụm chủ vị bổ ngữ chỉ có chức năng bổ sung ngữ nghĩa cho sự tình chính (cụ thể là bổ sung ngữ nghĩa cho hạt nhân của sự tình chính).

2) Chỉ sự tình là nội dung của hoạt động thụ cảm nêu ở hạt nhân ngữ nghĩa

Ví dụ:

(29) Tôi bỗng thấy trái tim như ngừng đập, người run rẩy, cổ khô, đầu choáng váng... (Truyện tình)

(30) Sáng hôm sau, lúc ăn cơm, chàng thoáng thấy nó đi qua, đầu cúi, mắt nhìn nghiêng như những người trả giá. (Cái chết của con chó mực).

(31) Sáng hôm sau, vợ hắn vừa mở mắt đã thấy hắn quần áo chỉnh tề

(Cười)

(32) Một hôm, khi tôi đi bắt cào cào về thì thấy cậu tôi ngồi đợi ở nhà.

(Truyện tình)

Trong những câu từ (29) đến (32), hạt nhân ngữ nghĩa (cũng là hạt nhân cú pháp) nêu ở các cụm chủ vị chính đều chỉ hoạt động thụ cảm (thấy) và sau hạt nhân là các tham thể biểu thị nội dung của hoạt động thụ cảm. Các tham thể nội dung thụ cảm này đều được biểu hiện bằng cụm chủ vị bổ ngữ.

3) Chỉ sự tình là nội dung tiếp thụ của hoạt động nêu ở hạt nhân ngữ nghĩa và hạt nhân cú pháp

(33) Kiện, chồng Liễu được mọi người mến phục. (Đợi chờ)

(34) Bà cúi đầu như một con mẹ ăn cắp bị tuần sương tóm được. (Một bữa no)

4) Chỉ sự tình là kết quả của nguyên nhân nêu ở sự tình hay sự việc nêu trước đó

Ví dụ:

(35) Anh em tập hơi luống cuống một tí là quát ngậu lên làm người ta luống cuống thêm. (Hội nghị nói thẳng)

(36) Tình yêu có thể làm một tâm hồn đẹp lên. (Chí Phèo)

3.3.2.3. Chức năng ngữ nghĩa của cụm chủ vị làm trạng ngữ

Cụm chủ vị trạng ngữ không chỉ xuất hiện trong câu phức phụ thuộc có cụm chủ vị làm trạng ngữ mà còn xuất hiện trong câu phức phụ thuộc hỗn hợp. Vì vậy, khi xem xét chức năng ngữ nghĩa của cụm chủ vị làm trạng ngữ, cả hai kiểu câu phức trên đây đều có thể được đề cập.

Kết quả khảo sát cho thấy cụm chủ vị trạng ngữ, xét trong mối quan hệ ngữ nghĩa với vị từ hạt nhân (trong cụm chủ vị chính) có các chức năng ngữ nghĩa sau:

1) Chỉ sự tình là nguyên nhân của hoạt động (trạng thái, đặc điểm) nêu ở hạt nhân ngữ nghĩa.

Ví dụ:

(37) Hắn đâu biết vì hắn làm tất cả những việc ấy trong khi người hắn say.

(Chí Phèo)

(38) Tôi biết vì chính tôi cũng đã một vài lần được người ta trả nhầm cho một vài hào. (Nhỏ nhen)

(39) Giang cười vì chàng nghĩ đến chuyện riêng của chàng. (Nhỏ nhen) (40) Hắn cười khanh khách bởi hắn thấy hắn giống anh chàng ấy quá..(Đôi móng giò)

(41) Bà làm thế bởi bà tưởng Sinh đùa. (Đón khách)

Trong những câu từ (37) đến (41), sau hạt nhân ngữ nghĩa (biết ở các câu (37), (38); cười ở các câu (39), (40) và làm ở câu (41)) đều có các cụm chủ vị trạng ngữ chỉ nguyên nhân (được dẫn nối bởi các quan hệ từ vì, bởi). Các quan

hệ từ dẫn nối cụm chủ vị trạng ngữ không chỉ có chức năng cú pháp (biểu thị quan hệ phụ thuộc về cú pháp) mà còn đồng thời có chức năng ngữ nghĩa (biểu thị nghĩa nguyên nhân với tư cách là một loại nghĩa biểu hiện của tham thể được dẫn nối). Ở đây, cần lưu ý thêm về mối quan hệ thời gian giữa sự tình kết quả (nêu ở cụm chủ vị chính) và sự tình nguyên nhân (nêu ở cụm chủ vị trạng ngữ). Sự khảo sát cho thấy hoạt động nêu ở hạt nhân ngữ nghĩa (chỉ kết quả) ở cụm chủ vị chính hầu như luôn diễn ra sau hoạt động nêu ở hạt nhân ngữ nghĩa của cụm chủ vị trạng ngữ: Chẳng hạn, ở câu (37) hoạt động đâu biết (không biết) nêu ở cụm chủ vị chính diễn ra sau hoạt động làm nêu ở cụm chủ vị trạng ngữ (đã làm những việc ấy mà không biết tác hại của chúng). Ở câu (39) hoạt động cười

(nêu ở cụm chủ vị chính) diễn ra sau hoạt động nghĩ đến (nêu ở cụm chủ vị trạng ngữ).

Như vậy, có thể thấy ở câu phức phụ thuộc có cụm từ chủ vị trạng ngữ chỉ nguyên nhân, sự tình nêu ở cụm chủ vị trạng ngữ nguyên nhân hầu như luôn diễn ra trước và là tiền đề dẫn đến sự tình nêu ở cụm chủ vị chính (cụm chủ vị nòng cốt). Đây là một điều có tính quy luật trong tổ chức ngữ nghĩa của câu phức nhân quả.

2) Chỉ sự tình là mục đích của hoạt động nêu ở hạt nhân ngữ nghĩa

Ví dụ:

(42) Bà thuê Dần với hai con bé nữa để chúng dọn vặt và trông nom ông suốt. (Một đám cưới)

(43) Hắn ngồi ghé vào cạnh ghế phía trong để mình khuất vào cánh cửa. (Xem bói)

(44) Y khép cách cửa để chúng không nhìn vào bên trong được. (Sống mòn) (45) Tôi bảo anh đem vào để chúng tôi mua. (Ở rừng)

(46) Tôi phải bám vào vai Hiến để Hiến dắt đi. (Bốn cây số cách một căn cứ địch)

(47) Con bằng lòng đi để bà nói với nó cho nó mừng. (Nhìn người ta sung sướng)

Trong những câu từ (42) đến (47), sau hạt nhân ngữ nghĩa nêu ở các cụm chủ vị chính (thuê, ngồi ghé, khép cánh cửa, bảo đem vào, bám vào, bằng lòng) là các cụm chủ vị trạng ngữ (được dẫn nối bởi quan hệ từ để) chỉ sự tình là mục đích của hoạt động nêu ở hạt nhân ngữ nghĩa. Riêng ở câu (47) có hai cụm chủ vị trạng ngữ (cụm bà nói với nó và cụm nó mừng). Quan hệ từ (để) dẫn nối các cụm chủ vị mục đích vừa có chức năng cú pháp (biểu thị mối quan hệ phụ thuộc) vừa có chức năng ngữ nghĩa (biểu thị ý nghĩa biểu hiện mục đích của tham thể được dẫn nối).

Về mối quan hệ thời gian giữa các sự tình, có thể thấy sự tình (hoạt động) nêu ở hạt nhân trong cụm chủ vị chính hầu như luôn diễn ra trước sự tình nêu ở cụm chủ vị trạng ngữ.

Chẳng hạn, ở câu (42) hoạt động thuê (nêu ở cụm chủ vị chính) diễn ra trước các hoạt động dọn vặt và trông nom (nêu ở cụm chủ vị trạng ngữ). Ở câu (47) hoạt động bằng lòng (nêu ở hạt nhân ngữ nghĩa), về nguyên tắc phải diễn ra trước hoạt động nói nêu ở cụm chủ vị trạng ngữ.

3) Chỉ sự tình là điều kiện của hoạt động nêu ở hạt nhân ngữ nghĩa

Có thể phân biệt hai kiểu sự tình là điều kiện xét theo mối quan hệ với hiện thực (xét theo tính thực hiểu).

a) Sự tình điều kiện mang tính thực hữu (tính hiện thực)

Phù hợp với kiểu sự tình này, sự tình nêu ở hạt nhân ngữ nghĩa cũng có tính hiện thực (thực hữu) ở mức độ nhất định.

Ví dụ:

(48) Nếu Nhu không cho thì chúng ăn cướp của Nhu. (Ở hiền) (49) Nếu Nhu kệ nó thì nó còn khóc mãi. (Ở hiền)

Trong các câu (48), (49) đều có các sự tình điều kiện (được biểu hiện bằng các cụm chủ vị trạng ngữ được dẫn nối bởi quan hệ từ nếu). Mặc dù nêu điều kiện giả thiết nhưng các sự tình điều kiện giả thiết ở hai câu trên đây đều có tính hiện thực nhất định: Việc Nhu không cho chúng hoặc Nhu kệ nó là điều có thể

xảy ra và phù hợp với các điều kiện đó, các sự tình kết quả (chúng ăn cướp của Nhu hoặc Nó còn khóc mãi) cũng có thể xảy ra. Khi viết những câu trên đây, chắc chắn tác giả đã quan sát hiện thực, do đó, mới có cơ sở để khẳng định về các sự tình nêu ở các cụm chủ vị chính.

b) Sự tình điều kiện mang tính phi thực hữu (tính phản thực)

Phù hợp với kiểu sự tình điều kiện này, sự tình nêu ở cụm chủ vị chính cũng có tính phi thực hữu (phản thực).

Ví dụ:

(50) Giá lúc ấy vợ hắn có nhà thì hắn đã đâm chết vợ. (Đòn chồng)

(51) Giá ông xoay được thì ông trả phắt Điền chục bạc cho đẹp mặt cả đôi bên. (Giăng sáng)

(52) Nếu trời là một cánh đồng thì cánh đồng ấy thật bao la. (Giăng sáng) (53) Giá mỗi cây chuối sinh ra hai buồng thì hắn không đến nỗi lật lọng đâu. (Trẻ con không được ăn thịt chó)

(54) Nếu trăng là một người đàn bàn thì người đàn bà ấy thật hoàn hảo.

(Cười)

(55) Nếu tôi giống như những người đàn ông khác thì tôi đã không lấy mình. (Sao lại thế này)

Trong những câu từ (50) đến (55) đều có các cụm chủ vị trạng ngữ (được dẫn nối bởi quan hệ từ nếu) biểu thị các sự tình điều kiện mang tính phi thực hữu (phản thực). Ở câu (50) sự tình điều kiện lúc ấy vợ hắn có nhà là không thực hữu và phù hợp với điều đó, sự tình kết quả: hắn đã đâm chết vợ cũng không xảy ra (phi thực hữu). Ở câu (51) sự tình điều kiện ông xoay được tiền là phi thực hữu và do đó, sự tình kết quả nêu sau đó (ông trả phắt Điền chục bạc) cũng không hiện thực (như nội dung câu chuyện cho biết). Xét theo mối quan hệ thời gian giữa các sự tình điều kiện và kết quả, có thể thấy về nguyên tắc, sự tình điều kiện phải đi trước sự tình kết quả (Đó là nói về nguyên tắc logic, còn trên thực tế trong

nhiều trường hợp, cả sự tình điều kiện lẫn sự tình kết quả đều không hoặc chưa xảy ra, như đã thấy ở những câu trên đây).

4) Chỉ sự tình có quan hệ nhượng bộ với sự tình nêu ở hạt nhân ngữ nghĩa

Quan hệ nhượng bộ cũng là một kiểu quan hệ cú pháp ngữ nghĩa như quan hệ nhân quả, điều kiện kết quả. Về cú pháp, quan hệ nhượng bộ chỉ ra tính phụ thuộc của vế câu chỉ sự nhượng bộ (thường được dẫn nối bởi các quan hệ từ dù, dầu, mặc dù, tuy). Về ngữ nghĩa, quan hệ nhượng chỉ ra tính phụ thuộc (nghĩa nhượng bộ) của vế câu được dẫn nối bởi các quan hệ từ dù, mặc dù, tuy. Quan hệ nhượng bộ còn được gọi là “quan hệ nghịch nhân quả” vì các sự tình nêu ở hai vế câu phức nhượng bộ có quan hệ trái với quy luật logic (quy luật nhân quả) hay trái với lẽ thường.

Dưới đây là một số ví dụ về câu phức phụ thuộc với cụm chủ vị trạng ngữ chỉ sự tình nhượng bộ.

(56) Tuy tôi còn bé, tôi cũng đã hiểu rằng dì tôi làm thế chẳng ích gì. (Cái mặt không chơi được).

(57) Hắn lảm nhảm bênh vực cho cái dự định của hắn như thế mãi tuy chẳng có ai phản đối. (Trẻ con không được ăn thịt chó)

(58) Ba hôm sau tôi đi “Cấp” dù cuốn tiểu thuyết chưa xong một nửa.

(Đui mù)

(59) Dẫu rằng mụ Tam không ưa bán chịu thì hắn cũng đã chịu luôn được ba bữa. (Trẻ con không được ăn thịt chó)

(60) Tuy mẹ hắn cố tình giấu giếm nhưng hắn cũng biết rằng vợ hắn rất . (Sao lại thế này)

(61) Tuy hắn có một người anh nhưng người anh ấy đi tha phương cầu thực, mấy năm nay chẳng có tin tức gì. (Xem bói)

(62) Y vào Sài Gòn với một người làng mặc dầu rằng khí hậu nóng ẩm miền nam chẳng tốt tí nào cho cung bệnh của y. (Sống mòn)

Trong các câu từ (56) đến (62) các cụm chủ vị làm trạng ngữ (được dẫn nối bởi các quan hệ từ tuy, dù, dẫu rằng, mặc dầu, rằng) đều chỉ sự tình nhượng

bộ, tức là có mối quan hệ nghịch nhân quả (trái với quy luật về mối quan hệ nhân quả) với sự tình nêu ở cụm chủ vị chính (thường đứng sau quan hệ từ nhưng). 5) Chỉ sự tình có quan hệ so sánh với sự tình nêu ở hạt nhân ngữ nghĩa

Cụm chủ vị làm trạng ngữ chỉ sự so sánh thường được dẫn nối bởi quan hệ từ như. Về ý nghĩa, mặc dù mang ý nghĩa so sánh nhưng thực chất cụm chủ ngữ làm trạng ngữ so sánh đồng thời biểu thị tính chất (mức độ) của hoạt động hay đặc điểm nêu ở hạt nhân ngữ nghĩa.

Ví dụ:

(63) Nó ì ạch vần cái chổi như người ta vần cái cối đá nhất. (Bài học quét nhà)

(64) Hắn uống rồi lại uống, uống lẳng lẳng như chưa bao giờ hắn uống.

(Nửa đêm)

(65) Từ đã tin như người ta tin một vị thần. (Đời thừa)

(66) Từ chẳng dám cãi nửa lời, chỉ lẳng lặng cúi xuống như một đứa trẻ con biết mình có lỗi... (Đời thừa)

(67) Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ. (Lão Hạc)

(68) Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. (Dì Hảo) (69) Lão gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự. (Lão Hạc)

(70) Họ nói chuyện toang toang như một bọn đồ tể đi bắt lợn. (Từ ngày mẹ chết)

(71) Mặt y sáng sủa như có một ngọn lửa bên trọng giọi. (Nhìn người ta sung sướng)

Trong những câu phức từ (63) đến (71) đều có các cụm chủ vị trạng ngữ chỉ sự tình có mối quan hệ so sánh (quan hệ tương đồng) với sự tình nêu ở cụm chủ vị chính (thực ra, cụm chủ vị trạng ngữ trực tiếp miêu tả cho hạt nhân ngữ nghĩa biểu thị lõi sự tình) nêu ở cụm chủ vị chính.

Ở câu (63) cụm chủ vị trạng ngữ miêu tả hành động vần cái chổi của đứa trẻ lên năm (nhân vật Hồng) một cách khó khăn vất vả (như người ta vần cái cối đá nhất). Ở câu (65), cụm chủ vị trạng ngữ miêu tả niềm tin tuyệt đối của nhân vật Từ vào người chồng của mình (tin như người ta tin một vị thần). Ở câu (68) chức năng ngữ nghĩa của cụm chủ vị trạng ngữ là biểu thị sự tình so sánh, qua đó, miêu tả hành động khóc thảm thiết của nhân vật dì Hảo (khóc như người ta thổ). Ở câu (71) cụm chủ vị trạng ngữ miêu tả niềm vui ánh lên trên khuôn mặt của nhân vật Ngạn khi được đón nhận tình yêu ngọt ngào, đằm thắm của Duyên.

Có thể nói qua những câu phức có cụm chủ vị làm trạng ngữ chỉ sự so sánh trên đây, ta thấy Nam Cao đã lựa chọn, sử dụng hết sức phù hợp các biểu thức so sánh để làm nổi bật đặc điểm tính chất của các sự tình cần miêu tả.

3.3.2.4. Chức năng ngữ nghĩa của các cụm chủ vị làm định ngữ

Các cụm chủ vị làm định nghĩa có chung đặc điểm ngữ nghĩa là miêu tả làm rõ nghĩa cho danh từ trung tâm, tức là chỉ ra một sự tình (sự việc) có liên quan đến sự vật (thời gian, vị trí) nêu ở danh từ trung tâm (qua đó, giúp cho sự vật nêu ở danh từ trung tâm được xác định rõ).

Qua khảo sát ngữ liệu thu được, có thể thấy, các cụm chủ vị làm định ngữ thường thể hiện các chức năng ngữ nghĩa chính sau (xét trong mối quan hệ với danh từ trung tâm):

1) Chỉ hoạt động mà đối thể là người nêu ở danh từ trung tâm

Ví dụ

(72) Tôi nghĩ đến những thiếu nữ khác đẹp hay xấu mà tôi đã gặp. (Cái mặt không chơi được)

Trong câu (72) hoạt động nêu ở cụm chủ vị định ngữ (gặp) có đối thể là

thiếu nữ.

2) Chỉ hoạt động mà đối thể là động vật nêu ở danh từ trung tâm

Ví dụ:

(73) Con gà mái ông định bắt, tôi đã nhận tiền bán cho người khác rồi

Trong câu (73) hoạt động nêu ở cụm chủ vị định ngữ (định bắt) có đối thể (trong dự định) là con gà mái nêu ở danh từ trung tâm.

3) Chỉ hoạt động mà đối thể là thực vật nêu ở danh từ trung tâm

Ví dụ

(74) Nước mắt hắn bật ra như nước một quả chanh mà người ta bóp mạnh.

(Đời thừa)

Trong câu (74) hoạt động nêu ở cụm chủ vị định ngữ (bóp) có đối thể là

quả chanh nêu ở danh từ trung tâm.

4) Chỉ hoạt động mà đối thể là đồ vật nêu ở danh từ trung tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) câu phức trong tuyển tập nam cao (Trang 76 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)