Các kiểu câu phức phụ thuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) câu phức trong tuyển tập nam cao (Trang 49 - 65)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN

2.2. Câu phức phụ thuộc trong Tuyển tập Nam Cao

2.2.3. Các kiểu câu phức phụ thuộc

2.2.3.1. Câu phức có cụm chủ vị làm chủ ngữ

Câu phức có cụm chủ vị làm chủ ngữ có những đặc điểm chính sau:

1) Về số lượng

Đây là kiểu câu phức có số lượng ít nhất trong các câu phức phụ thuộc (chỉ gồm 7 câu, chiếm tỉ lệ 1,30%). Có thể lí giải điều này dựa vào đặc điểm của chủ ngữ: Về từ loại và cấu tạo, chủ ngữ được đặc trưng bởi tính thể từ (có dạng biểu hiện cơ bản là danh từ, cụm danh từ, đại từ). Đặc điểm cấu tạo này của chủ ngữ phù hợp với ý nghĩa đặc trưng của chủ ngữ: nghĩa chủ thể. Không chỉ trong tiếng Việt mà trong nhiều ngôn ngữ khác, chủ ngữ rất ít khi xuất hiện ở dạng vị từ, cụm vị từ.

2) Về phạm vi kết hợp (phạm vi xuất hiện)

Chủ ngữ là cụm chủ vị (cụm chủ vị làm chủ ngữ) chỉ có khả năng xuất hiện hạn chế bên một số vị từ - vị ngữ nhất định. Theo kết quả khảo sát của chúng tôi trong Tuyển tập Nam Cao, chủ ngữ là cụm chủ vị hầu như chỉ xuất hiện bên các vị từ - vị ngữ là động từ ngữ pháp (chỉ quan hệ) :

Ví dụ:

(35a) Nó lấy Tơ đúng là con cú đậu cạnh mai. (Một chuyện xú-nơ-via). (36a) Ở vùng này, súng nổ là chuyện bình thường. (Từ ngược về xuôi). (37a) Súng không nổ mới là bất thường. (Từ ngược về xuôi).

(38a) Nó cắn càn là cái khổ của bọn ăn mày. (Cái chết của con chó mực). Trong những câu trên đây, chủ ngữ (in đậm) đều là các cụm chủ vị, còn vị ngữ là động từ ngữ pháp .

3) Về khả năng cải biến

Cụm chủ vị làm chủ ngữ dễ dàng tham gia cải biến danh hóa với từ việc

hoặc yếu tố sự.

Chẳng hạn, chủ ngữ là cụm chủ vị ở các câu trên đây có khả năng danh hóa với từ việc để biến thành chủ ngữ là cụm danh từ. Khi đó, chủ ngữ là cụm chủ vị sẽ trở thành định ngữ.

Ví dụ:

(35b) Việc nó lấy Tơ đúng là con cú đậu cành mai.

(36a) Ở vùng này, việc súng nổ là chuyện bình thường. (37a) Việc súng không nổ mới là bất thường.

Đối với câu (38a), có thể danh hóa cụm chủ vị làm chủ ngữ theo hai cách. - Dùng việc như với những câu (35b), (36b), (37b).

(38b) Việc nó cắn càn là cái khổ của bọn ăn mày.

- Dùng sự kết hợp với quan hệ từ của. Trong trường hợp này, chủ ngữ của cụm chủ vị sẽ được chuyển thành định ngữ.

Ví dụ:

(38c) Sự cắn càn của nó là cái khổ của bọn ăn mày.

Khả năng danh hóa của cụm chủ vị là chủ ngữ cho thấy, về bản chất cú pháp, chủ ngữ là cụm chủ vị chỉ là biến thể của chủ ngữ là cụm danh từ trong đó, danh từ trừu tượng việc đã bị lược bỏ (lí do chính của sự lược bỏ việc là danh từ này khá trống nghĩa từ vựng, không có vai trò quan trọng về ngữ nghĩa). Như vậy, có cơ sở để cho rằng kiểu câu phức phụ thuộc có cụm chủ vị là chủ ngữ về thực chất, chỉ là biến thể của câu phức có cụm chủ vị làm định ngữ (trong đó, khi lược bỏ danh từ trung tâm việc, chủ ngữ là cụm danh từ sẽ trở thành chủ ngữ là cụm chủ vị).

2.2.3.2. Câu phức có cụm chủ vị làm bổ ngữ

1) Đặc điểm của câu phức có cụm chủ vị làm bổ ngữ a) Về số lượng

Đây là kiểu câu phức có số lượng lớn nhất trong số câu phức phụ thuộc (gồm 205 câu, chiếm 37,96%). Sự phổ biến của câu phức có cụm chủ vị làm bổ ngữ có thể giải thích dựa vào đặc điểm chi phối của động từ - vị ngữ. Như đã biết, động từ tiếng Việt không chỉ có số lượng lớn mà còn rất phong phú về kiểu loại, tức là gồm nhiều tiểu loại với đặc điểm chi phối khác nhau. Trong số động từ tiếng Việt có một bộ phận lớn là động từ ngoại động (ngoại hướng), tức là

động từ đòi hỏi các thành tố bắt buộc (bổ ngữ hay diễn tố đối thể). Trong số động từ ngoại động lại có một số tiểu loại luôn đòi hỏi (chi phối) bổ ngữ là cụm chủ vị. Những điều vừa chỉ ra giải thích vì sao loại câu phức phụ thuộc có bổ ngữ là cụm chủ vị lại phổ biến.

b) Về phạm vi kết hợp (phạm vi xuất hiện)

Kết quả khảo sát trong Tuyển tập Nam Cao cho thấy, cụm chủ vị làm bổ ngữ thường xuất hiện sau các động từ - vị ngữ thuộc các tiểu loại sau:

- Động từ cảm nghĩ nói năng (bảo, nói, biết, hiểu, nghĩ, tưởng, tưởng tượng, ngỡ, thề, đoán).

Ví dụ:

(39) Người ta bảo ông Lí ra đình thì hách dịch, cả làng phải sợ nhưng về nhà thì lại sợ cái bà còn trẻ này. (Chí Phèo)

(40) Bà cô thị bảo thị là người vô tâm. (Chí Phèo)

(41) Hồi năm nọ, một thầy địa lí qua đây bảo đất làng này vào cái thể “quần ngư tranh thực”... (Chí Phèo)

(42) Hắn biết đâu hắn đã phá bao cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện. (Chí Phèo).

(43) Dân làng kháo nhau rằng hắn có tiền. (Mua danh) (44) Tôi đoán anh nhìn theo nét mặt tôi kĩ lắm. (Đại mù)

(45) Ông lão cả đời không đi chợ, cứ tưởng chè rẻ lắm. (Một đám cưới) - Động từ thụ cảm (thấy, nhìn, xem, nghe...).

Ví dụ:

(46) Điều càng nghĩ, càng thấy hắn là người khổ... (Giăng sáng)

(47) Đôi mắt nảy lửa của y nhìn lũ trẻ con đang cúi đầu ăn như muốn đem chúng ra mà giết đi. (Sống mòn).

(49) Y ngồi bó gối nhìn mọi người ăn. (Tư cách mõ). - Động từ tiếp thụ bị động (được, bị)

Ví dụ:

(50) Những vùng khác phần nhiều mới bị địch lướt qua vài ba trận. (Từ ngược về xuôi)

(51) Chỉ biết có một hôm, Chí bị người ta giải lên huyện rồi nghe đâu phải đi tù. (Chí Phèo)

(52) Hồng bị mẹ kéo đi xềnh xệch. (Bài học quét nhà) - Động từ gây khiến (làm, khiến)

Ví dụ:

(53) Cái ý nghĩ ấy đã khiến cả hai bố con cùng buồn bã. (Một đám cưới) (54) Tình yêu có thể làm một tâm hồn đẹp hẳn lên. (Chí Phèo)

(55) Luôn năm sáu cái “đùng” như vậy, hắn làm các ông liểng xiểng. (Đôi móng giò)

c) Về phương thức kết hợp

Cụm chủ vị bổ ngữ có thể kết hợp với động từ trung tâm theo hai phương thức: - Kết hợp trực tiếp

Trong trường hợp này, cụm chủ vị bổ ngữ thường xuất hiện bên các động từ thụ cảm (nghe, nhìn, xem) như ở những câu (47), (49).

- Kết hợp gián tiếp thông qua các quan hệ từ rằng, là, như

+ Kết hợp thông qua quan hệ từ rằng

Ví dụ:

(56) Đến hôm thứ sáu thì thị bỗng nhớ ra rằng thị còn có một bà cô ở đời. (Chí Phèo)

(57) Và có lẽ hắn cũng không biết rằng hắn là con quỷ dữ của làng Vũ Đại. (Chí Phèo)

(58) Thị bỗng nhiên nghĩ rằng cái thằng liều lĩnh ấy kể ra cũng đáng thương... (Chí Phèo)

Trong nhiều trường hợp, quan hệ từ rằng có thể bị lược bỏ. Khi đó, ta sẽ có biến thể vắng quan hệ từ của bổ ngữ là cụm chủ vị.

Ví dụ: (59) Mới đầu bà cũng tưởng Ø Nhu thật thà thì bà có thể trao tay hòm chìa khóa cho Nhu. (Ở hiền)

(60) Thị tưởng Ø hắn muốn tìm một cái gì để phang vào đầu thị (Trẻ con không được ăn thịt chó)

(61) Tôi không biết Ø lúc xông pha vào trại giặc, chị có dữ dội, ngổ ngáo không. (Những bàn tay đẹp ấy)

+ Kết hợp thông qua quan hệ từ

(62) Người vợ biết là chồng đã hết giận. (Con mèo).

(63) Ông đoán ngay là bác đang làm một việc gì vụng trộm. (Rửa hồn). (64) Cái Viên đoán là chủ giận, vội vàng vét nồi cơm ra hát. (Con mèo). (65) Tôi thấy nói là nó giỏi. (Đôi mắt).

+ Kết hợp thông qua quan hệ từ như

Ví dụ:

(66) Sáng dậy, Dần cảm thấy như nó vừa mới chợp mắt được một tí. (Một đám cưới)

(67) Y đã pha trộn tiểu thuyết với đời và cho như đời chỉ toàn những tâm trạng lỗi thời, rắc rối. (Sống mòn)

Trong những câu (66), (67) quan hệ từ như dẫn nối bổ ngữ có thể thay thế bằng quan hệ từ rằng. Khả năng thay thế quan hệ từ là, như bằng quan hệ từ rằng

cho thấy trong các quan hệ từ dẫn nối bổ ngữ là cụm chủ vị, rằng là quan hệ từ phổ biến nhất.

d) Về khả năng cải biến

Cụm chủ vị làm bổ ngữ không có khả năng cải biến bị động. Đây là nét khác biệt giữa bổ ngữ là cụm chủ vị với bổ ngữ là thể từ (danh từ, cụm danh từ, đại từ). Cụm chủ vị làm bổ ngữ cũng rất hạn chế về khả năng cải biến vị trí (khả năng chuyển lên trước cụm chủ vị nòng cốt).

Thử nghiệm khả năng cải biến vị trí của bổ ngữ là cụm chủ vị, chúng tôi nhận thấy chỉ có thể áp dụng hạn chế thủ pháp này trong một vài trường hợp.

Ví dụ:

(68a) Tôi thầm nghĩ: hắn muốn chết thì cho hắn chết. (Mua nhà). (68b) Hắn muốn chết thì cho hắn chết, tôi thầm nghĩ.

(69a) Tôi thầm nhắc trong trí: ta không mua thì người khác mua. (Mua nhà). (69b) Ta không mua thì người khác, tôi thầm nhắc trong trí.

Một nét đáng chú ý ở cụm chủ vị làm bổ ngữ là khả năng lược bỏ chủ ngữ ở cụm chủ vị này. Khả năng này có thể được hiện thực hóa trong các trường hợp cụ thể sau:

- Khi chủ ngữ (chủ thể) của cụm chủ vị bổ ngữ trùng với chủ ngữ (chủ thể) của cụm chủ vị nòng cốt.

Ví dụ:

(70) Nó bảo con rằng Ø chưa lấy ai. (Sống mòn).

(71) Y định rằng Ø sẽ sống chết ở trong nghề. (Sống mòn).

Trong những câu (70), (71), chủ thể của các hoạt động lấy, sống chết nêu ở vị ngữ của cụm chủ vị làm bổ ngữ trùng với chủ thể của các hoạt động (bảo, định) nên ở vị ngữ của cụm chủ vị nòng cốt. Đây là cơ sở của sự lược bỏ nhằm tránh lặp nghĩa.

- Khi chủ ngữ của cụm chủ vị bổ ngữ chỉ bộ phận của sự vật nêu ở chủ ngữ của cụm chủ vị nòng cốt.

Ví dụ:

(72a) Hắn thấy người mệt mỏi. (Xem bói) (72b) Hắn thấy mệt mỏi.

(73a) Tôi muốn óc tôi hoàn toàn rảnh rang để chỉ nghĩ đến công việc văn chương. (Những truyện không muốn viết)

(73b) Tôi muốn hoàn toàn rảnh rang để chỉ nghĩ đến công việc văn chương.

Trong những câu (72a), (72b), chủ ngữ của các cụm chủ vị bổ ngữ (người, óc tôi) chỉ bộ phận của sự vật nêu ở chủ ngữ của các cụm chủ vị nòng cốt (hắn,

tôi). Nhờ mối quan hệ ngữ nghĩa này mà có thể lược bỏ các chủ ngữ chỉ bộ phận của chỉnh thể.

2.2.3.3 Câu phức có cụm chủ vị làm trạng ngữ

Câu phức có cụm chủ vị làm trạng ngữ nói chung, cụm chủ vị trạng ngữ nói riêng có những đặc điểm cơ bản sau:

1) Về số lượng

Đây là kiểu câu phức phụ thuộc có số lượng tương đối lớn. Theo kết quả thống kê trong Tuyển tập Nam Cao, kiểu câu phức có cụm chủ vị làm trạng ngữ gồm 143 câu, chiếm tỉ lệ 26,48%. Số lượng lớn của câu phức phụ thuộc có cụm chủ vị làm trạng ngữ có thể giải thích dựa vào nhu cầu mở rộng câu và ý nghĩa của trạng ngữ nói chung, ý nghĩa của trạng ngữ được biểu hiện bằng cụm chủ vị nói riêng. Như đã biết, trạng ngữ tuy là thành phần không bắt buộc về cú pháp của câu nhưng lại là thành phần rất quan trọng về ngữ nghĩa. Trong nhiều trường hợp, nếu lược bỏ (hay không dùng) trạng ngữ, ý nghĩa của câu sẽ trở nên không cụ thể, rõ ràng, thậm chí không thể hiểu đúng.

Chẳng hạn, thử xem xét vai trò ngữ nghĩa của trạng ngữ trong những câu sau: (74) Giá lúc ấy vợ hắn có nhà thì hắn đã đâm chết vợ. (Đòn chồng). (75) Bởi vì nếu hắn không vui miệng thì hắn không nói thế. (Trẻ con không được ăn thịt chó).

Trong những câu (74), (75), nếu lược bỏ các trạng ngữ, ý nghĩa của câu sẽ trở nên không xác định, không phù hợp bởi việc “hắn đã đâm chết vợ” hoặc “hắn không nói thế” chỉ là giả thiết chứ không phải các sự việc đã xảy ra trong thực tế. Các ví dụ (74), (75) và sự phân tích cho thấy trạng ngữ có vai trò quan trọng đối với việc hiểu ý nghĩa của câu. Từ đây, cần thấy rằng việc dùng trạng ngữ (trong đó có trạng ngữ là cụm chủ vị) với vai trò là yếu tố mở rộng câu luôn phổ biến trong mọi loại văn bản.

2) Về phạm vi kết hợp của cụm chủ vị trạng ngữ

Cũng như trạng ngữ nói chung, trạng ngữ là cụm chủ vị (cụm chủ vị làm trạng ngữ) nói riêng có khả năng kết hợp rộng rãi với hầu hết các nhóm vị từ - vị

ngữ. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa cụm chủ vị trạng ngữ và cụm chủ vị bổ ngữ (chỉ có khả năng kết hợp hạn chế với một số nhóm động từ - vị ngữ).

Kết quả khảo sát câu phức có cụm chủ vị làm trạng ngữ trong “Tuyển tập Nam Cao” cho thấy, trạng ngữ là cụm chủ vị có khả năng xuất hiện bên các kiểu vị ngữ (ở các cụm chủ vị chính) sau:

a) Vị ngữ là động từ nội động

Ví dụ:

(76) Hắn cười khanh khách bởi hắn thấy giống anh chàng ấy quá. (Đôi móng giò).

b) Vị ngữ là động từ ngoại động

Ví dụ:

(77) Tôi thương tiếc cái nhà của tôi như người ta tiếc thương một người vợ bị lâu ngày hắt hủi,... (Mua nhà).

c) Vị ngữ là tính từ

Ví dụ:

(78) Nó không còn đỏ được bởi y làm gì có máu. (Đòn chồng).

(79) Mặt y sáng sủa như có ngọn lửa ở bên trong giọi. (Nhìn người ta sung sướng).

3) Về phương thức kết hợp của cụm chủ vị trạng ngữ

Nhìn chung, cụm chủ vị làm trạng ngữ thường kết hợp gián tiếp với vị từ - vị ngữ thông qua các quan hệ từ. Cụ thể:

a) Kết hợp thông qua quan hệ từ vì (do, bởi).

Ví dụ:

(80) Thị hơi sửng sốt vì bố chúng nó đang thả một con chó thui xuống nước... (Trẻ con không được ăn thịt chó).

(81) Y không kháng cự bởi kháng cự thật là vô ích. (Đón chồng).

(82) Chú lấy giùm tôi là phần nhất bởi tôi biết tiền chú sẵn, có thể xếp cho tôi chóng vánh. (Mua nhà).

b) Kết hợp thông qua quan hệ từ như

Ví dụ: (83) Lão gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm con gọi đứa con cầu tự. (Lão Hạc).

(84) Hắn bước nhanh nhẹn và vui vẻ như một ông phó mới đi đến một đám mời ăn khao. (Trẻ con không được ăn thịt chó).

(85) Từ đã tin như người ta tin một vị thần. (Đời thừa). c) Kết hợp thông qua quan hệ từ nếu (giá).

Ví dụ:

(86) Nếu Nhu kệ nó thì nó còn khóc mãi. (Ở hiền).

(87) Giá mỗi cây chuối sinh lấy hai buồng thì hắn không đến nỗi là con người lật lọng. (Trẻ con không được ăn thịt chó).

d) Kết hợp thông qua quan hệ từ để

Ví dụ:

(88) Bà thuê Dần với hai con bé nữa để chúng dọn vặt và trông nom ông suốt (Một đám cưới).

(89) Dần trông coi, săn sóc các em để cho bố đi làm. (Một đám cưới).

4) Về vị trí và khả năng cải biến vị trí

Trạng ngữ (trong đó có trạng ngữ là cụm chủ vị) được coi là thành phần câu có sự tự do, linh hoạt về vị trí. Tuy nhiên, theo Nguyễn Văn Lộc và Nguyễn Mạnh Tiến, vị trí cơ bản (xuất phát) của trạng ngữ là ở sau vị ngữ. Khảo sát trên cứ liệu Tuyển tập Nam Cao (và qua các ví dụ về trạng ngữ là cụm chủ vị dẫn trên đây), chúng tôi thấy ý kiến của các tác giả là có cơ sở. Tuy nhiên, cần thấy rằng, khi hoạt động trong câu, trạng ngữ (gồm trạng ngữ là cụm chủ vị) dễ dàng được cải biến vị trí, cụ thể là chuyển lên trước cụm chủ vị nòng cốt. Minh chứng cho điều này, ngoài các ví dụ (86), (87), có thể nêu thêm các ví dụ sau đây (trong đó, cụm chủ vị trạng ngữ đứng trước cụm nòng cốt).

(90) Nếu nó không chịu đi với cháu hay bắt nạt cháu thì cháu cứ bảo dì

(91) Giá ông xoay được thì ông trả phắt Điền chục bạc, cho đẹp mặt cả đôi bên. (Giăng sáng).

(92) Nếu người ấy không trở lại, anh đành xướng mà chịu mất ba xu. (Nhỏ nhen).

2.2.3.4. Câu phức có cụm chủ vị làm định ngữ 1) Xác định câu phức có cụm chủ vị làm định ngữ

Sở dĩ cần đặt ra vấn đề xác định câu phức có cụm chủ vị làm định ngữ vì đến nay vẫn còn có những ý kiến khác nhau trong việc xác định kiểu câu này. Chẳng hạn, thử xem xét những câu dưới đây:

(93) Tôi sướng run người mỗi khi tôi có thể chạm tay tôi vào tay cô một cái. (Cái mặt không chơi được).

(94) Vâng, chính tôi, tôi đã cả gan ăn cắp, ăn cắp chỉ vì bốn đồng xu trong lúc tôi kiếm bạc trăm là thường. (Nhỏ nhen).

Trong các câu (93), (94), sau các từ khi, lúc là các cụm chủ vị. Khi xác định chức năng năng của các cụm chủ vị này, có tác giả coi chúng là cụm chủ vị làm trạng ngữ (khi, lúc được coi là quan hệ từ dẫn nối); có tác giả lại coi lúc, khi

là danh từ và các cụm chủ vị sau chúng là cụm chủ vị định ngữ. Không có điều kiện đi sâu vào vấn đề tranh luận trên đây, trong luận văn này, chúng tôi tán thành ý kiến của Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Mạnh Tiến coi lúc, khi là danh từ chỉ thời gian và các cụm chủ vị ở sau chúng là cụm chủ vị định ngữ. Theo đó, những câu (93), (94) là những câu phức có cụm chủ vị làm định ngữ.

2) Đặc điểm của câu phức có cụm chủ vị làm định ngữ

Câu phức có cụm chủ vị làm định ngữ có những đặc điểm cơ bản sau:

a) Về số lượng

Trong Tuyển tập Nam Cao, câu phức có cụm chủ vị làm định ngữ có số lượng đáng kể (chiếm vị trí thứ ba với 83 câu với tỉ lệ là 15,37 %). Nhìn vào số lượng này, có thể thấy nhu cầu mở rộng cụm danh từ bằng cụm chủ vị khá lớn. Điều này cũng dễ hiểu vì vị từ - vị ngữ với vai trò là hạt nhân cú pháp, ngữ nghĩa của câu và thuộc tính kết trị phức tạp của mình luôn đòi hỏi được phát triển, mở rộng về mặt cú pháp và ngữ nghĩa.

b) Về phạm vi kết hợp của cụm chủ vị định ngữ

Cũng như định ngữ, cụm chủ vị làm định ngữ luôn đi với danh từ (thuộc các tiểu loại, các nhóm cụ thể khác nhau).

Kết quả khảo sát trong Tuyển tập Nam Cao cho thấy, cụm chủ vị làm định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) câu phức trong tuyển tập nam cao (Trang 49 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)