Đặc điểm ngữ nghĩa của câu phức đẳng lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) câu phức trong tuyển tập nam cao (Trang 88 - 95)

6. Bố cục của luận văn

3.4. Đặc điểm ngữ nghĩa của câu phức đẳng lập

Về tổ chức ngữ nghĩa câu phức đẳng lập không có sự phức tạp như câu phức phụ thuộc. Ở câu phức đẳng lập, xét một cách khái quát về mặt ngữ nghĩa, về thực chất, chỉ có năm kiểu quan hệ ngữ nghĩa giữa các cụm chủ vị (quan hệ liệt kê, nối tiếp, đối xứng, tương phản, lựa chọn). Các kiểu quan hệ trên đây đôi khi còn được gọi là quan hệ cú pháp - ngữ nghĩa. Theo cách gọi như vậy, rõ ràng các kiểu quan hệ đó có tính chất ngữ nghĩa.

Đi sâu vào phân tích quan hệ ngữ nghĩa giữa các sự tình nêu ở các cụm chủ vị, các vế câu, có thể chỉ ra các trường hợp đáng chú ý sau:

- Trường hợp hạt nhân ngữ nghĩa (biểu thị lõi sự tình) ở các cụm chủ vị chỉ các hoạt động (đặc điểm thuộc cùng một chủ thể)

Ví dụ:

(88a) Y đánh bạc, y uống rượu, y ăn cắp tiền của vợ. (Nhìn người ta sung sướng)

(89a) Chúng nhìn thẳng, chúng nhìn nghiêng. (Đôi móng giò)

(90a) Y xin phép vào chơi nhà bác một lát và y vào tay không. (Đón khách) (91a) Y nghèo, y xấu, y ngờ nghệch, vụng về. (Sống mòn)

Trong các câu (88) đến (91), các hoạt động nêu ở các cụm chủ vị đều thuộc về một chủ thể. Đối với những kiểu câu này, có thể lược bỏ chủ thể (chủ ngữ) ở các cụm chủ vị đứng sau:

(88b) Y đánh bạc, uống rượu, ăn cắp tiền của vợ. (89b) Chúng nhìn thẳng, nhìn nghiêng.

(90b) Y xin phép vào chơi nhà bác một lát và vào tay không. (91b) Y nghèo, xấu, ngờ nghệch, vụng về.

- Trường hợp hạt nhân ngữ nghĩa ở các cụm chủ vị chỉ các hoạt động, đặc điểm khác với chủ thể khác nhau:

(92) Ngài thương tôi, tôi nghèo lắm. (Quên điều độ) (93) Người nhìn ra sân, người nhìn vào bát. (Đón khách) (94) Cơm trắng, cá ngon. (Đón khách)

(95) Bà thì lắc đầu, bà thì chép miệng. (Đòn chồng)

(96) Trán vợ Điền hóa phẳng phiu, mặt thị tươi hẳn. (Giang sáng)

Trong những câu trên dây, các hoạt động, đặc điểm nêu ở vị ngữ ở mỗi cụm chủ vị thuộc các chủ thể khác nhau. Trong trường hợp này, không thể lược bỏ chủ thể (chủ ngữ) ở các mỗi cụm chủ vị.

3.5. Tiểu kết

Trong Chương 3, luận văn đã miêu tả đặc điểm ngữ nghĩa của câu phức trong Tuyển tập Nam Cao. Luận văn đã chỉ ra tính phức tạp trong tổ chức ngữ nghĩa của câu phức, đồng thời, tập trung miêu tả chi tiết tổ chức ngữ nghĩa của câu phức phụ thuộc; qua đó, làm rõ chức năng ngữ nghĩa của các cụm chủ vị phụ thuộc. Kết quả miêu tả mặt ngữ nghĩa của câu phức trong Tuyển tập Nam Cao

cho thấy trong hai kiểu câu phức, câu phức phụ thuộc có tổ chức ngữ nghĩa phức tạp hơn so với câu phức đẳng lập. Điều này không chỉ thể hiện ở sự phong phú, đa dạng về các kiểu chức năng ngữ nghĩa (gắn cả các chức năng cú pháp) của các cụm chủ vị làm thành câu mà còn thể hiện ở sự đa dạng của các kiểu quan hệ ngữ nghĩa trong câu phức phụ thuộc. Kết quả miêu tả đặc điểm ngữ nghĩa của câu phức cũng cho thấy vai trò quan trọng của kiểu câu này trong việc tổ chức ngữ nghĩa của các văn bản cũng như việc phản ánh hiện thực và biểu thị tư tưởng mà tác giả muốn truyền đạt.

KẾT LUẬN

Trên đây, sau khi đã xác lập cơ sở lí luận của đề tài, luận văn đã tiến hành miêu tả câu phức trong Tuyển tập Nam Cao về các mặt ngữ pháp và ngữ nghĩa. Với những kết quả đạt được trong ba chương, có thể rút ra những kết luận sau:

1. Trong các kiểu câu phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp, câu phức là kiểu câu không những được dùng phổ biến mà còn có những đặc điểm rất đáng chú ý về ngữ pháp và ngữ nghĩa so với câu đơn. Đó là tính phức tạp về ngữ pháp và tính phức tạp về tổ chức ngữ nghĩa.

2. Về ngữ pháp, tính phức tạp của câu phức không chỉ thể hiện ở các đặc điểm sau:

2.1. Số lượng cụm chủ vị trong câu phức phụ thuộc tối thiểu là 2 và có thể đến 13.

2.2. Về tổ chức cú pháp, câu phức được tổ chức với tính nhiều tầng bậc (cấp độ), với nhiều kiểu quan hệ cú pháp cụ thể khác nhau.

2.3. Tính phức tạp về cú pháp của câu phức phụ thuộc còn thể hiện ở chỗ bên cạnh cụm chủ vị chính (cụm chủ vị nòng cốt) còn có các cụm chủ vị phụ thuộc gắn với hầu như với tất cả các chức năng cú pháp (chủ ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ, định ngữ, chủ giải ngữ). Đề tài cũng chỉ ra rằng bên cạnh những câu phức phụ thuộc mà cụm chủ vị phụ thuộc chỉ gắn với một chức năng cú pháp, còn khá nhiều câu phức phụ thuộc hỗn hợp trong đó, các cụm chủ vị phụ thuộc gắn với các chức năng cú pháp khác nhau.

3. Về ngữ nghĩa, tính phức tạp của câu phức thể hiện đậm nét ở kiểu câu phức phụ thuộc trong đó các cụm chủ vị phụ thuộc gắn với nhiều chức năng ngữ nghĩa khác nhau xét trong mối quan với vị từ mà chúng bổ sung. Ở các cụm chủ vị làm bổ ngữ, trạng ngữ, các chức năng ngữ nghĩa đều xoay quanh việc bổ sung làm rõ nghĩa cho vị từ hạt nhân với các nghĩa cụ thể như nội dung cảm nghĩ, nói năng, thụ cảm, tiếp thụ, nguyên nhân, mục đích, điều kiện, nhượng bộ. Ở các cụm chủ vị làm định ngữ, các chức năng ngữ nghĩa xoay quanh việc bổ sung làm rõ

nghĩa cho danh từ trung tâm (thông qua việc nêu các sự việc có liên quan đến người, vật, sự việc, thời gian, vị trí nêu ở danh từ trung tâm).

Nghiên cứu câu phức trong Tuyển tập Nam Cao là công việc thú vị nhưng cũng rất khó khăn. Mặc dù tác giả luận văn đã rất cố gắng nhưng chắc chắn luận văn vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Chúng tôi hy vọng sẽ có cơ hội khắc phục những hạn chế thiếu sót đó trong một nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Hải Anh (2006), "Đặc trưng phong cách ngôn ngữ trần thuật của Nam Cao", Tạp chí nghiên cứu văn học, số 3.

2. Vũ Tuấn Anh (1998), Phong cách truyện ngắn Nam Cao, in lại trong Nam Cao về tác gia, tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội.

3. Lại Nguyên Ân (1998), Nghĩ tiếp về Nam Cao, Nam Cao và cuộc cách tân văn học đầu thế kỷ XX, NXB Giáo dục, Hà Nội.

4. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, H 5. Diệp Quang Ban (1980), Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông, tập 1-2, Nxb Giáo

dục, H. Diệp Quang Ban (1972), Xung quanh việc phân biệt câu ghép với câu đơn. T/c Ngôn ngữ, số 4/1972.

6. Diệp Quang Ban (2004), Ngữ pháp Việt Nam phần câu, Nxb ĐHSP, Hà Nội 7. Diệp Quang Ban (1984), Cấu tạo câu đơn tiếng Việt, Trường đại học Sư

phạm Hà Nội 1.

8. Diệp Quang Ban (1989), Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông, tập II, Nxb. Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.

9. Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 10. Nam Cao - Về tác gia và tác giả (2007), Nxb Giáo dục.

11. Nguyễn Tài Cẩn (1988), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 12. Nguyễn Tài Cẩn (1996), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia, H. 13. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục, H. 14. Đỗ Hữu Châu (2011), Từ vựng – Ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb. Đại học quốc

gia Hà Nội.

15. Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê (1963), Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam, Huế.

16. Lâm Quang Đông (2008), Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với nhóm vị từ trao tặng (trong tiếng Anh và tiếng Việt), Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội. 17. Hữu Đạt (1999), Nhàvăn, sự sáng tạo nghệ thuật, Nxb Hội Nhà văn, H.

18. Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức (1983), Nhà văn Việt Nam (1945 - 1975), tập 2, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

19. Phan Cự Đệ (chủ biên) (2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, NXB Giáo dục, Hà Nội.

20. Hà Minh Đức (1997), Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc, in lại trong

Nam Cao, đời văn và tác phẩm, NXB Văn học, Hà Nội.

21. Hà Minh Đức (1997), Lời giới thiệu Nam Cao - tác phẩm, in lại trong Nam

Cao đời văn và tác phẩm, NXB Văn học, Hà Nội.

22. Hà Minh Đức (1988), Nam Cao đời văn và tác phẩm, Nxb. Văn học Hà Nội. 23. Đinh Văn Đức (2010), Ngữ pháp tiếng Việt – Từ loại, Nxb. Đại học Quốc

gia Hà Nội.

24. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên) (2004), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, H. 25. Lê Thị Đức Hạnh (1998), Chất hài trong truyện ngắn Nam Cao, tạp chí

Tác phẩm mới, số 3, in lại trong Nam Cao về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội.

26. Lương Mai Hiếu, (2012) Thành ngữ, tục ngữ trong sang tác của Nam Cao,

Luận văn thạc sĩ Văn học Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. 27. Trần Quốc Hoàn (2014), Câu dưới bậc trong trong truyện ngắn Nam Cao,

Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. 28. Cao Xuân Hạo (1991),Tiếng Việt - Sơ thảo ngữ pháp chức năng (1991),

Nxb Khoa học.

29. Nguyễn Văn Hiệp (2009), Cú pháp tiếng Việt, Nxb. Giáo dục Việt Nam. 30. Phong Lê, Nguyễn Văn Hạnh,…, Kim Ngọc Diệu biên soạn (1992), Nghĩ

tiếp về Nam Cao, Viện Văn học, Hội Văn học nghệ thuật Hà Nam. 31. Phan Diễm Hương (2000), Lối văn kể chuyện của Nam Cao, Nxb Khoa học. 32. Cao Xuân Hạo, Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp chức năng (1991), quyển 1,

Nxb Khoa học Xã hội.

33. Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (2010), Dẫn luận ngônngữ học, Nxb Giáo dục, H.

34. Trần Đăng Suyền (1998), Nam Cao - Nhà văn hiện thực xuất sắc, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, Tạp chí Văn học (số 6).

35. Đinh Trọng Lạc (chủ biên) (1995), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo Dục. 36. Bùi Thị Liên (2008), Phong cách khẩu ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Công

Hoan và Nam Cao, Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

37. Nguyễn Văn Lộc (chủ biên) (2017), Nguyễn Mạnh Tiến, Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục Hà Nội.

38. Nguyễn Văn Lộc (1998), Vận dụng lí thuyết kết trị vào việc phân tích câu, Đề tài khoa học cấp Bộ.

39. Nguyễn Đăng Mạnh (1991),Về Nam Cao và truyện ngắn của Nam Cao, Nxb Khoa học.

40. Panfilov V. S. (2008), Cơ cấu ngữ pháp tiếng Việt, Nxb. Giáo dục.

41. Hoàng Trọng Phiến (1986), Ngữ pháp tiếng Việt, Câu, Nxb. Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

42. Hoàng Phê (2003), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.

43. Nguyễn Thị Quy (1995), Vị từ hành động và các tham tố của nó, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

44. Lê Thị Thư (2010), Hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn của Nam Cao, Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. 45. Cù Đình Tú (2001), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo

dục.

46. Bùi Công Thuấn (1997), Phong cách truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng, Tạp chí Văn học (số 2).

47. Nguyễn Đình Thi, Nam Cao, Tạp chí Văn nghệ tháng 2 năm 1950.

48. Hoàng Tuệ, Lê Cận, Cù Đình Tú (1962), Giáo trình về Việt ngữ, tập 1, Đại học Sư phạm, Hà Nội.

49. Nguyễn Kim Thản (1964), Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

50. Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp (2004), Thành phần câu tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

51. Nguyễn Mạnh Tiến (2016), Phân tích câu về cú pháp dựa vào thuộc tính kết trị của từ, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Thái Nguyên.

52. Nguyễn Kim Thản (1964), Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, Nxb. Khoa học và Xã hội, Hà Nội.

53. Trần Ngọc Thêm (2011), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Nxb. Giáo dục Việt Nam.

54. Phan Trọng Thưởng (1997), Tìm hiểu chữ “nhưng” trong văn Nam Cao, Tạp chí văn học số 10.

55. Hoàng Tuệ, Lê Cận, Cù Đình Tú (1962), Giáo trình về Việt ngữ, Tập I, Đại học Sư phạm, Hà Nội.

56. Nguyễn Kim Thản (1964), Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, Nxb. Hà Nội.

57. Chu Bích Thu (2007), Sức sống của một sự nghiệp văn chương, Nxb. Hà Nội. 58. Trần Quốc Vượng (CB, 2001), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, H. 59. Nguyễn Thế Vinh (2011), Nam Cao những mạch nguồn văn, Tái bản lần

thứ nhất có chỉnh lí và bổ sung, Văn hóa thông tin.

NGUỒN KHẢO SÁT VÀ DẪN CÁC VÍ DỤ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) câu phức trong tuyển tập nam cao (Trang 88 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)