Đặc điểm chung của câu phức đẳng lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) câu phức trong tuyển tập nam cao (Trang 65 - 66)

6. Bố cục của luận văn

2.3.1. Đặc điểm chung của câu phức đẳng lập

Câu phức đẳng lập là câu phức gồm từ hai cụm chủ vị chính (cụm chủ vị nòng cốt) trở lên. Các cụm chủ vị chính có quan hệ bình đẳng với nhau, tức là không có cụm nào làm thành phần câu, chúng không phụ thuộc vào nhau về cú pháp.

Câu phức đẳng lập trong Tuyển tập Nam Cao có những đặc điểm chung sau:

1) Về số lượng

Câu phức đẳng lập trong “Tuyển tập Nam Cao” gồm 225 câu, chiếm 29,41 %. Về số lượng, sở dĩ câu phức đẳng lập ít hơn câu phức phụ thuộc khá nhiều là vì có những nguyên khác nhau. Một trong những nguyên nhân đó có thể là do tính độc lập của các cụm chủ vị tạo thành vế câu: Do có tính độc lập khá cao, trong nhiều trường hợp, người viết chọn giải pháp tách thành câu đơn thay cho giải pháp dùng câu phức đẳng lập.

2) Về tính chất của mối quan hệ cú pháp giữa các cụm chủ vị

Giữa các cụm chủ vị nòng cốt tạo thành câu phức đẳng lập có mối quan hệ bình đẳng, tức là không cụm nào phụ thuộc về cú pháp vào cụm nào. Do đặc điểm này mà trong nhiều trường hợp, việc lược bỏ một cụm không ảnh hưởng đến sự tồn tại của cụm kia, nhất là về ngữ pháp.

3) Về trật tự giữa các cụm chủ vị

Phù hợp với trật tự trong các tổ hợp đẳng lập, trật tự giữa các cụm chủ vị trong câu phức đẳng lập tương đối tự do về cú pháp. Sở dĩ nói tương đối vì không phải trong mọi trường hợp, có thể dễ dàng thay đổi trật tự giữa các cụm chủ vị. Sự hạn chế khả năng thay đổi trật tự giữa các cụm chủ vị trong câu phức đẳng lập có những nguyên nhân thuộc về mặt logic - ngữ nghĩa (chứ không phải cú pháp).

4) Về phương tiện biểu thị quan hệ giữa các cụm chủ vị (các vế câu)

Các phương tiện chủ yếu được sử dụng là ngữ điệu ngừng (thể hiện trên chữ viết là dấu phẩy, dấu chấm phẩy), quan hệ từ (và, hay, rồi), phó từ (lại).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) câu phức trong tuyển tập nam cao (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)