Chiến lược giá linh hoạt

Một phần của tài liệu Khảo sát và nhận dạng chiến lược marketing của nhóm thuốc điều trị hen phế quản tại hà nội giai đoạn 2005 2009 (Trang 38 - 39)

- Thị trường mục tiêu: Bệnh viện lớn địa bàn rộng

3.2.4Chiến lược giá linh hoạt

Giá dược phẩm của Việt Nam trong mấy năm gần đây đã tăng đáng kể. Đầu năm 2008 các nhà sản xuất trong nước đã phải tăng mạnh giá bán buôn với các hiệu thuốc do giá nhập khẩu nguyên liệu tăng, chi phí bao bì vận chuyển. Thêm vào đó là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lạm phát tăng nhanh khiến việc tăng giá thuốc là việc làm bắt buộc để tránh thua lỗ cho các nhà sản xuất và phân phối.

Cũng do sự biến động của thị trường mà Astra Zeneca đã thay đổi giá một số mặt hàng để phù hợp với mặt bằng chung. Chỉ riêng Symbicort đã tăng 3 lần từ khi xuất hiện trên thị trường. Tuy nhiên việc tăng giá cũng chỉ nằm trong giới hạn nhất định. Nghĩa là chỉ tăng khoảng 10% so với giá cũ mặc dù trong những năm trở lại đây lạm phát tăng cao có khi lên tới 20 %. Năm 2004 trở về trước, khi Symbicort vẫn chưa

được biết đến nhiều, giá sản phẩm là 250.000Đ. Đến năm 2006 giá đã tăng lên 270.000 Đ và đạt 300.000 Đ vào năm 2009.

Bên cạnh một số hãng tăng giá, GSK lại lại một trong số ít ỏi hãng dược phẩm đưa ra chính sách giảm giá. Vào khoảng tháng 8 năm 2008, GSK có đợt điều chỉnh giảm giá cho sản phẩm Seretide Accuhaler từ 325.000Đ/ hộp xuống còn 259.000Đ/ hộp. Giảm giá khoảng 20 %. Việc này được tiến hành do tân tổng giám đốc điều hành tập đoàn GSKAndrew Witty sau khi Jean-Pierre Garnier về hưu. Witty đã đưa ra những chính sách và chiến lược phát triển mới cho tập đoàn trong đó có chính sách giảm giá dược phẩm tại các nước đang phát triển với mức giảm lên tới 20% so với mức giá bán tại Anh, Mỹ.

Một phần của tài liệu Khảo sát và nhận dạng chiến lược marketing của nhóm thuốc điều trị hen phế quản tại hà nội giai đoạn 2005 2009 (Trang 38 - 39)