Chiến lược phát triển sản phẩm theo chu kỳ sống

Một phần của tài liệu Khảo sát và nhận dạng chiến lược marketing của nhóm thuốc điều trị hen phế quản tại hà nội giai đoạn 2005 2009 (Trang 26 - 28)

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀNLUẬN

3.1.3Chiến lược phát triển sản phẩm theo chu kỳ sống

Mỗi một sản phẩm có một chu kỳ sống khác nhau và ở những giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sống tại mỗi thời điểm nhất định. Xác định được sản phẩm đang nằm ở giai đoạn nào trong chu kỳ sống giúp doanh nghiệp phân tích và đưa ra được chiến lược marketing cho sản phẩm trong giai đoạn đó. Ở giai đoạn đầu khi mới xâm nhập thị trường thường phải đầu tư rất nhiều để xây dựng được hình ảnh tốt đẹp về sản

phẩm. Ở những giai đoạn tiếp theo khi sản phẩm đã có chỗ đứng thì giảm bớt chi phí xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh, cải biến thị trường, cải biến hàng hóa…

Chu kỳ sống của Seretide – GSK

GSK là công ty đứng thứ 5, chiếm 4,7% thị phần dược phẩm thế giới(báo cáo IMS health 2009) với những sản phẩm 3 nhóm lớn: dược phẩm kê đơn, dược phẩm chăm sóc sức khỏe và vacxin. Nhóm thuốc hô hấp của GSK vẫn được đánh giá cao và hàng năm vẫn mang lại doanh thu khổng lồ cho công ty này. Seretide là một ví dụ. Xâm nhập vào nước ta từ rất sớm, Seretide đã khẳng định vị trí của mình không chỉ là thuốc bán chạy trên thế giới mà cũng là lựa chọn hàng đầu của nhiều bác sĩ Việt Nam.

Hình 3.11: Sơ đồ tác dụng của Seretide

Sự kết hợp giữa corticoid và chủ vận β2 tác dụng kéo dài khiến cho Seretide có nhiều tính năng vượt trội:

- Không có tác dụng phụ như khi dùng corticoid đường toàn thân. Lượng Hormon thượng thận vẫn tiết ra bình thường trong quá trình điều trị.

- Tác dụng ức chế các chất chuyển hóa duy trì sau 30 giờ sau khi dùng liều duy nhất. Do đó kéo dài khoảng cách giữa các lần dùng.

Seretide với chỉ định phòng và điều trị bệnh hen phế quản ở người lớn và trẻ em. Hiện nay sản phẩm này vẫn dẫn đầu thị trường thuốc điều trị hen (Market Leader) và đang ở cuối giai đoạn tăng trưởng trong chu kì sống. Các hoạt động marketing của

GSK đều mang tính duy trì, định kì nhằm giữ vững thị trưởng cũ và hạn chế ảnh hưởng của Symbicort – AstraZeneca một cách tối đa.

Fluticasone + Salmeterol = Seretide Fluticasone + Salmeterol = Seretide

Phòng ngừa hen ở trẻ em và người lớn Phòng ngừa hen ở trẻ em và người lớn

Cải thiện triệu chứng,

giảm cơn hen cấp Cải thiện triệu chứng,

Seretide là lựa chọn hàng đầu của các bệnh nhân hen mãn tính luôn phải dùng thuốc. Hiện nay, Seretide đang chiếm khoảng gần nửa thị phần trong nhóm thuốc hô hấp và là sản phẩm chủ chốt mang lại doanh thu chính cho GSK (8 tỷ đôla năm 2009)

Hình 3.12: Chiến lược cuối giai đoạn tăng trưởng của Seretide

Chu kỳ sống của Symbicort – Astra Zeneca:

Năm 2002, AstraZeneca đưa Symbicort vào thị trường Việt Nam. Hiện nay,

Symbicort đang ở pha tăng trưởng của cho kỳ sống. Để đạt được điều này, công ty đã

đầu từ rất nhiều vào các chiến dịch marketing nhằm quảng bá và xây dựng thương hiệu sản phẩm.

Từ năm 2003 tới năm 2007:

- Hen phế quản được điều trị bằng liệu pháp cũ. Nghĩa là: dùng phối hợp giữa Ventolin để cắt cơn nhanh và Seretide để phòng ngừa cơn hen tái phát.

- Symbicort cũng có thành phần tương tự như Seretide. Dạng thuốc kết hợp giữa 1 corticoid (budesonide) và đồng vận β2 tác dụng kéo dài (formoterol).

- Công ty quyết định không tập trung vào các hoạt động giới thiệu sản phẩm do thời điểm này thì Seretide là một sản phẩm khá nổi trội, chiếm tới 80% thị phần thuốc điều trị hen dạng phối hợp.

Tối đa hóa lợi nhuận Giữ vững thị phần Tối đa hóa lợi nhuận Giữ vững thị phần

Một phần của tài liệu Khảo sát và nhận dạng chiến lược marketing của nhóm thuốc điều trị hen phế quản tại hà nội giai đoạn 2005 2009 (Trang 26 - 28)