Căn cứ đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá đến môi trường tại huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 92 - 96)

4.3.1.1. Những khó khăn, bất cập trong quản lý về khai thác khoáng sản

Công tác cấp phép thực hiện đúng theo chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ theo hƣớng chặt chẽ. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện công tác cấp phép còn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế:

- Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nƣớc về khoáng sản và bảo vệ môi trƣờng các cấp, nhất là ở cấp huyện và xã còn thiếu, chủ yếu hoạt động kiêm nhiệm. Do vậy, có ảnh hƣởng đến chất lƣợng công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác khoáng sản.

phát triển bền vững. Quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản chƣa có tổ chức thống nhất đủ thẩm quyền để điều phối các bên liên quan trong hoạt động quản lý bảo vệ và khai thác khoáng sản. Đến khi có vấn đề xảy ra mới phối hợp giải quyết.

- Chính quyền địa phƣơng không thực hiện đƣợc đầy đủ chức năng quản lý để tình trạng khai thác vi phạm về bảo vệ môi trƣờng và không có giải pháp giải quyết dứt điểm.

- Trong công tác thực hiện các quy phạm pháp luật:

+ Điều 55 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định 04 trƣờng hợp điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản nhƣng chƣa cụ thể hóa đối với trƣờng hợp xin điều chỉnh giảm quy mô công suất, giảm diện tích khu vực khai thác,... quy định tại Khoản 4 Điều 11 Nghị định số 203/2013/NĐ-CP.

+ Việc tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo Nghị định số 203/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/11/2013 còn có nhiều bất cập, cụ thể:

Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 203/2013/NĐ-CP chƣa quy định cụ thể trình tự, thủ tục tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.

Nghị định số 203/2013/NĐ-CP cho phép điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản trong khi Luật Khoáng sản năm 2010 và Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ không quy định rõ ràng về việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính liên quan khi có sự thay đổi nội dung Giấy phép khai thác khoáng sản chƣa đƣợc quy định cụ thể, rõ ràng (việc đối trừ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đã nộp vào ngân sách nhà nƣớc, nộp tiền nhiều lần trong 01 năm,...).

+ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản sửa đổi, bổ sung Điều 4 Nghị định số 203/2013/NĐ-CP, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (R) giảm từ 4% xuống 3% dẫn đến một số doanh nghiệp khai thác khoáng sản thắc mắc đối với các trƣờng hợp đã đƣợc phê duyệt trƣớc đây. Nghị định số 158/2016/NĐ-CP không quy định điều khoản chuyển tiếp đối với trƣờng hợp này.

- Bất cập tồn tại từ các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản: + Các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản vì lợi ích kinh tế trƣớc mắt chỉ chú trọng đầu tƣ cho khai thác (kể cả sử dụng công nghệ lạc hậu) nhằm thu hồi vốn

nhanh, chƣa quan tâm đầu tƣ chế biến. Các tổ chức hoạt động khoáng sản thƣờng có xu hƣớng tăng cƣờng khai thác vƣợt cả kế hoạch trong giấy phép, xem nhẹ trách nhiệm BVMT và quyền lợi ngƣời dân vùng mỏ.

+ Còn hiện tƣợng khai thác khoáng sản trái phép.

+ Một số đơn vị khai thác vƣợt ra ngoài ranh giới đƣợc phép khai thác. - Bất cập, tồn tại từ cộng đồng

Nhận thức, hiểu biết của cộng đồng về pháp luật còn thấp, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trƣờng, quyền lợi ngƣời dân vùng có khai thác khoáng sản,... Vì vậy khi có vấn đề bức xúc ngƣời dân chỉ biết phản ánh đến chính quyền địa phƣơng (trực tiếp là UBND xã) trong khi họ có quyền đƣợc biết thông tin về môi trƣờng, đƣợc yêu cầu giải trình, đối thoại với các bên quản lý và gây ra tác động bất lợi, cũng nhƣ đƣợc hƣởng quyền lợi vùng khai thác khoáng sản,... (Điều 5 Luật Khoáng sản năm 2010).

4.3.1.2. Những khó khăn, tồn tại trong quản lý môi trường đối với KTKS

Hiện nay, phần đa các doanh nghiệp khai thác khoáng sản đặc biệt là khai thác đá trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã lập đủ Báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng (ĐTM) cho dự án của mình và dự án cải tạo, phục hồi môi trƣờng trong hoạt động khai thác khoáng sản trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên, việc thực hiện của các tổ chức, đơn vị khai thác chƣa thực sự nghiêm túc dẫn đến việc quản lý môi trƣờng gặp phải một số bất cập, tồn tại sau:

- Lập báo cáo ĐTM và phƣơng án ký quỹ, cải tạo phục hồi môi trƣờng của các dự án khai thác còn mang tính hình thức:

+ Hầu hết các dự án khai thác, chế biến khoáng sản đều đã thực hiện lập ĐTM nhƣng chậm hoặc không lập ĐTM bổ sung khi mở rộng quy mô khai thác.

+ Việc lập báo cáo ĐTM ở một số dự án khoáng sản chƣa đảm bảo chất lƣợng để tổ chức thực hiện, báo cáo ĐTM đƣợc lập chỉ mang tính hình thức, hợp lý hóa hồ sơ là chính.

+ Việc tổ chức triển khai ký quỹ phục hồi môi trƣờng còn gặp nhiều khó khăn để quản lý, giám sát việc sử dụng quỹ để phục hồi môi trƣờng sau khai thác của các chủ khai thác mỏ, nhất là các doanh nghiệp không thực hiện phục hồi môi

trƣờng. Một số tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản chƣa có hoặc chƣa chuẩn bị đầy đủ quy trình và kế hoạch cải tạo phục hồi môi trƣờng. Do vậy việc cải tạo và phục hồi môi trƣờng thực hiện đƣợc không đáng kể, mới chỉ mang tính cải tạo lại mặt bằng, trồng cây lâm nghiệp nhƣng tỷ lệ cây sống thấp và phát triển kém, chƣa thực hiện đúng nghĩa phục hồi môi trƣờng.

- Chƣa quản lý tốt chất thải nguy hại (CTNH): Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trƣờng, chỉ có các tổ chức, cá nhân đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cấp giấy phép và mã số mới đƣợc phép thực hiện việc thu gom, vận chuyển, tái chế chất thải nguy hại, nên việc xử lý chất thải nguy hại của các doanh nghiệp có phát sinh chất thải nguy hại trong quá trình hoạt động đã bị ảnh hƣởng, đình trệ do phải cất chứa chất thải nguy hại trong kho chờ xử lý.

Hình 4.11. Hình ảnh Chất thải nguy hại đƣợc lƣu giữ chờ xử lý

- Hoạt động khoáng sản gây ra nhiều hậu quả môi trƣờng khó khắc phục: Hoạt động khoáng sản, kể cả khai thác quy mô nhỏ cũng có thể gây suy thoái môi trƣờng những khu vực rộng lớn. Các tác nhân gây tác hại và ô nhiễm đến môi trƣờng trong hoạt động khoáng sản ở các mức độ khác nhau nhƣ làm xuất hiện khối lƣợng chất thải lớn gây ô nhiễm không khí và nguồn nƣớc; phá vỡ chu kỳ thuỷ văn; làm mất đa dạng sinh học; làm sa mạc hoá và nghèo hoá nhiều vùng đất, phá hoại cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hoá, ...

- Quản lý, thực hiện và giám sát BVMT yếu kém:

Một số tổ chức, cá nhân chƣa nghiêm túc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trƣờng trong khai thác, chế biến khoáng sản. Một số đơn vị đã lập báo cáo ĐTM nhƣng chƣa thực hiện đúng các nội dung của báo cáo nhƣ:

(i) Không thực hiện các biện pháp BVMT;

(ii) Thiếu trách nhiệm về giảm thiểu bụi, tiếng ồn, xử lý nƣớc thải… kể cả khi cộng đồng và địa phƣơng phản ánh;

(iii) Khai thác khoáng sản chƣa có quy hoạch bãi thải và hệ thống xử lý nƣớc thải; (iv) Chƣa thực hiện đƣợc phục hồi môi trƣờng cũng nhƣ chƣa thực hiện đầy đủ việc quan trắc và báo cáo môi trƣờng định kỳ…

- Công tác quản lý, giám sát BVMT của các cơ quan quản lý nhà nƣớc chƣa đƣợc thực hiện đúng theo yêu cầu nội dung của báo cáo ĐTM, đặc biệt là vai trò tham gia giám sát của các tổ chức xã hội, cộng đồng địa phƣơng còn yếu.

- Hoạt động cải tạo, phục hồi môi trƣờng chƣa thực hiện đƣợc nhiều, chủ yếu là mới ở dạng mô hình; đặc biệt là tình trạng khai thác trái phép không đƣợc hoàn thổ đã gây hậu quả xấu đến môi trƣờng nƣớc, môi trƣờng đất, gây ảnh hƣởng đến việc canh tác nông nghiệp của nhân dân trong vùng, làm cho mùa màng bị giảm năng suất. Nhiều mỏ đã hoạt động khai thác từ lâu, nhƣng đến nay vẫn chƣa có mục tiêu rõ ràng về việc sử dụng đất sau khi kết thúc khai thác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá đến môi trường tại huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)