Tình hình thực hiện quản lý Nhà nước trong hoạt động khai thác khoáng sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá đến môi trường tại huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 30)

1.3.2.1. Tình hình thực hiện công tác quản lý về khai thác khoáng sản - Thực hiện quy định pháp luật về cấp phép khai thác:

Thẩm quyền cấp phép khai thác khoáng sản của UBND tỉnh đƣợc quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Khoáng sản năm 2010. Việc cấp phép đảm bảo theo đúng các điều kiện quy định cụ thể:

Trên địa bàn tỉnh có 60 Giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực (06 Giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng cấp và 54 Giấy phép khai thác khoáng sản do UBND tỉnh cấp), trong đó: có 51 Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng; 01 Giấy phép khai thác khoáng sản than nâu, 01 Giấy phép khai thác than bùn; 07 Giấy phép khai thác khoáng sản kim loại (05 mỏ quặng bauxit, 01 mỏ quặng sắt, 01 mỏ quặng antimon).

- Công tác khai thác khoáng sản:

Tổng sản lƣợng khai thác khoáng sản năm 2017 đạt 5.262.703,3 tấn. Sản phẩm khai thác chủ yếu là đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thƣờng chiếm 80,93%, đất sét chiếm 0,41%, cát, sỏi chiếm 0,91%, than chiếm 9,31%, quặng bauxit chiếm 8,45%.

(Nguồn: Báo cáo số 31/BC-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ngày 06/02/2018).

Tổng sản lƣợng khai thác khoáng sản năm 2018 đạt 9.091.110 tấn. Sản phẩm khai thác chủ yếu là đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thƣờng chiếm 82,52%, đất sét chiếm 2,01%, cát, sỏi chiếm 0,10%, than nâu chiếm 6,33%, than

bùn chiếm 0,05% và quặng bauxit chiếm 8,99%. (Nguồn: Báo cáo số 60/BC-UBND

của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ngày 20/02/2019). - Công tác tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản:

Thực hiện Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 của Chính phủ quy định về phƣơng pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.

Trong năm 2017, UBND tỉnh đã phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với các trƣờng hợp xin cấp phép khai thác khoáng sản mới với số tiền là 9.814.721.500 đồng. Lũy kế, tổng số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thu đƣợc trong năm 2018 là 34.132.698.000 đồng.

Trong năm 2018, UBND tỉnh phê duyệt với tổng số tiền 9.068.596.000 đồng. Tổng số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thu đƣợc trong năm 2017 là 64.055.000.000 đồng.

- Công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác:

Thực hiện trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chƣa khai thác trên địa bàn, từ khi Luật Khoáng sản năm 2010 có hiệu lực đến nay, UBND tỉnh Lạng Sơn, UBND các huyện, thành phố tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm phòng ngừa, ngăn chặn hoạt

động khai thác khoáng sản trái phép bằng nhiều hình thức nhƣ: Ban hành các văn bản chỉ đạo, thành lập các Đoàn kiểm tra của cấp huyện, công bố địa chỉ thƣ điện tử, số điện thoại đƣờng dây nóng để tổ chức, cá nhân biết, phản ánh mọi thông tin về tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn; tổ chức nhiều đợt kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời các điểm khai thác trái phép, xử phạt vi phạm hành chính, hiện nay tình trạng khai thác trái phép đã cơ bản chấm dứt.

Thực hiện quy định tại Điều 17, Điều 18 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Quyết định phê duyệt phƣơng án bảo vệ khoáng sản chƣa khai thác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Đến thời điểm hiện tại đã có 01/11 huyện, thành phố phê duyệt phƣơng án bảo vệ khoáng sản chƣa khai thác tại địa phƣơng.

(Nguồn: Báo cáo số 60/BC-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ngày 20/02/2019).

1.3.2.2. Tình hình thực hiện công tác quản lý môi trường

a/ Công tác thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận công trình BVMT và phương án cải tạo phục hồi môi trường

- Năm 2017:

+ Hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng của 18 dự án (trong đó: trình UBND tỉnh phê duyệt 15 dự án; 01 dự án trả lại hồ sơ và 02 dự án đang xem xét).

+ Hồ sơ phƣơng án cải tạo phục hồi môi trƣờng/phƣơng án cải tạo phục hồi môi trƣờng bổ sung của 08 dự án (trong đó trình UBND tỉnh phê duyệt Phƣơng án cải tạo phục hồi môi trƣờng của 02 dự án, phê duyệt Phƣơng án cải tạo, phục hồi môi trƣờng bổ sung của 04 dự án; đã thẩm định, ra thông báo kết quả thẩm định phƣơng án CT, PHMT bổ sung 01 dự án và đã trả lại hồ sơ phƣơng án CT, PHMT của 01 dự án).

+ Hồ sơ xác nhận thành các công trình bảo vệ môi trƣờng phục vụ giai đoạn vận hành của 25 dự án (trong đó đã trình Sở cấp giấy xác nhận của 09 dự án, đã trả lại hồ sơ của 14 dự án, đã kiểm tra và ra thông báo kết quả kiểm tra của 02 dự án).

- Năm 2018:

+ Đã thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo ĐTM của 15 dự án.

+ Thẩm định và ra thông báo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng môi trƣờng đối với 10 dự án;

+ Thẩm định phƣơng án cải tạo phục hồi môi trƣờng/cải tạo phục hồi môi trƣờng bổ sung của 09 dự án (trong đó: Trình UBND tỉnh phê duyệt 04 dự án; ra thông báo kết quả thẩm định 05 dự án); thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt Đề án BVMT chi tiết của 02 cơ sở.

(Nguồn Báo cáo 216/BC-CCBVMT của Chi Cục BVMT tỉnh Lạng Sơn ngày 10/12/2018).

b/ Công tác ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường

UBND tỉnh đã chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra, đôn đốc các đơn vị khai thác khoáng sản trên địa bàn thực hiện việc ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trƣờng theo quy định. Kết quả công tác ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trƣờng trong khai thác khoáng sản nhƣ sau:

Quỹ đã tiếp nhận và làm thủ tục xác nhận ký quỹ cho các Doanh nghiệp có hoạt động khai thác khoáng sản. Cấp mới trong năm 2017 đƣợc 02 Sổ xác nhân ký quỹ, lũy kế 31/12/207 là 84 sổ xác nhận.

Tính đến ngày 10/5/2018 có 19 đơn vị ký quỹ với tổng số tiền là 3.253.000.000 đồng, còn 28 đơn vị chƣa thực hiện ký quỹ, cải tạo phục hồi môi trƣờng với tổng số tiền là 1.750.000.000 đồng.

c/ Kết quả thanh tra, kiểm tra hàng năm về công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản

- Hoạt động kiểm tra, giám sát:

Năm 2017 Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản đƣợc tăng cƣờng, qua kiểm tra đã phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính 32 tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, hoạt động khai thác khoáng sản trái phép với tổng số tiền 536.500.000 đồng.

Trong năm 2018, Qua kiểm tra đã phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính 109 tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản với tổng số tiền 1.334.350.000 đồng. Ngoài ra, UBND tỉnh đã phối hợp với Đoàn kiểm tra theo Quyết định số 716/QĐ-ĐCKS ngày 26/7/2018 của Tổng cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam về việc kiểm tra hoạt động khoáng sản, bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động

khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tại 09 tổ chức. - Hoạt động thanh tra, kiểm tra:

Hàng năm, các đơn vị chuyên môn đã tiến hành thanh tra, kiểm tra về công tác bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn theo định kỳ để có những nhắc nhở, chấn chỉnh quản lý kịp thời trong quá trình chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp cụ thể nhƣ sau:

+ Trong năm 2017 Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trƣờng đã:

Tham gia Đoàn kiểm tra, hậu kiểm đối với 30 tổ chức, doanh nghiệp kiểm tra việc thực hiện Kết luận thanh tra số 463/KL-TTr ngày 09/12/2016 của Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng, Kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động khai thác, sản xuất đá xây dựng, cát xây dựng, gạch nung của một số đơn vị trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Qua hậu kiểm cho thấy các tổ chức cơ bản đã khắc phục đƣợc các tồn tại, thiếu sót đƣợc chỉ ra theo Kết luận.

Đoàn kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng đã thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính 03 đơn vị trong hoạt động khai thác khoáng sản cụ thể: Mỏ khai thác đá của Công ty cổ phẩn ACC-78, xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 25.000.000 đồng do gây tiếng ồn vƣợt QCVN về tiếng ồn; Mỏ đá của Công ty TNHH Yên Vƣợng, xử phạt với số tiền 3.000.000 đồng và mỏ đá của Công ty TNHH Hải Cung, xử phạt với số tiền là 15.000.000 đồng do khai thác vƣợt ra ngoài ranh giới đƣợc phép khai thác khoáng sản.

+ Trong năm 2018 Sở Tài nguyên và Môi trƣờng đã:

Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Công thƣơng, Sở Xây dựng, Cục thuế kiểm tra 17 doanh nghiệp nợ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; làm việc với Công ty cổ phần xi măng Đồng Bành về việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản làm nguyên liệu xi măng;

Chủ trì, phối hợp với UBND huyện Chi Lăng kiểm tra 10 điểm mỏ hết hạn giấy phép trên địa bàn huyện, trong đó có 02 mỏ đã có Quyết định đóng cửa mỏ.

Kiểm tra đột xuất, xử phạt vi phạm hành chính 01 tổ chức tại huyện Tràng Định 15.000.000 đồng (Doanh nghiệp tƣ nhân Châu Hậu); kiểm tra mỏ đá Ao Si của Công ty TNHH Hoàng Khánh là 2.000.000 đồng do gây tiếng ồn vƣợt QCVN về tiếng ồn.

Kiểm tra hoạt động khai thác mỏ đá Khau Đêm, xã Quan Sơn, huyện Chi Lăng của Công ty TNHH đá Thƣợng Thành xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 15.000.000 đồng do không thực hiện việc cắm mốc các điểm khép góc khu vực đƣợc khai thác và 220.000.000 đồng do không lập hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình BVMT.

Qua quá trình thanh tra, kiểm tra hàng năm cho thấy, Chủ các doanh nghiệp khai thác khoáng sản cơ bản đã thực hiện theo các quy định đƣợc duyệt nhƣ: Thực hiện chế độ quan trắc định kỳ; ký hợp đồng vận chuyển chất thải nguy hại với cơ quan có chức năng; ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trƣờng;... Nhƣng qua kiểm tra cũng phát hiện còn có những Chủ doanh nghiệp chƣa thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trƣờng theo quy định nhƣ: Chƣa lập hồ sơ đề nghị xác nhận các công trình BVMT sau khi Báo cáo ĐTM đƣợc phê duyệt; chƣa tuân thủ đúng các quy định về quản lý chất thải nguy hại sau khi đƣợc cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại; tần suất, vị trí quan trắc môi trƣờng chƣa đúng theo cam kết nêu trong Báo cáo ĐTM; công tác vệ sinh môi trƣờng khu vực khai thác chƣa đạt yêu cầu…

Chƣơng 2

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1. Mục tiêu chung

Cung cấp cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lƣợng môi trƣờng khu vực khai thác khoáng sản góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phƣơng phát triển theo hƣớng bền vững.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá thực trạng hoạt động khai thác đá tại huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. - Đánh giá ảnh hƣởng hoạt động khai thác đá đến chất lƣợng môi trƣờng.

- Đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của hoạt động khai thác đá đến khu vực nghiên cứu.

2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là hoạt động khai thác đá và các đối tƣợng môi trƣờng bị ảnh hƣởng (tiếng ồn, không khí, nƣớc,...).

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu

* Phạm vi về nội dung:

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng khai thác đá và những ảnh hƣởng của hoạt động khai thác đá đến kinh tế, xã hội và môi trƣờng trên địa bàn xã Hồng Phong, huyện Cao Lộc.

* Phạm vi không gian:

Xã có hoạt động khai thác đá chủ yếu trên địa bàn huyện Cao Lộc: xã Hồng Phong, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Trên địa bàn xã Hồng Phong có 06 mỏ đã và chỉ lựa chọn nghiên cứu trong phạm vi 02 mỏ khai thác đá (mỏ đá vôi Phai Kịt với

công suất khai thác nhỏ nhất là 23.000m3/năm và mỏ đá vôi Lũng Tém với công suất

khai thác tƣơng đối lớn là 60.000m3/năm) so với các mỏ khác trên địa bàn xã Hồng

Hình 2.1. Sơ đồ mỏ đá Phai Kịt và Lũng Tém tại khu vực nghiên cứu

* Phạm vi về thời gan:

- Nghiên cứu sử dụng số liệu trong đề tài đƣợc thu thập từ năm 2017 đến nay. - Thời gian thực hiện luận văn: Luận văn thực hiện đề tài tháng 9/2018 tới 4/2019.

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Đánh giá thực trạng khai thác khoáng sản tại huyện Cao Lộc

 Thực trạng tổ chức bộ máy hành chính:

 Những khó khăn, tồn tại trong quản lý nhà nƣớc về BVMT trong hoạt động

KTKS.

 Thực trạng công tác tác quản lý mỏ khai thác đá đƣợc nghiên cứu tại xã

Hồng Phong, huyện Cao Lộc: bao gồm các thủ tục, hồ sơ về MT và KS và công tác thực hiện các quy phạm pháp luật về KS và MT.

 Các đánh giá từ phiếu điều tra, kết quả phỏng vấn và số liệu kết quả quan

trắc, giám sát môi trƣờng đến môi trƣờng khu vực nghiên cứu.

MỎ LŨNG TÉM

2.3.2. Đánh giá tác động của hoạt động khai thác đá tại khu vực nghiên cứu

 Tác động đến môi trƣờng không khí

 Tác động đến môi trƣờng nƣớc

 Tác động đến sức khỏe công nhân, cộng đồng

 Tác động đến kinh tế khu vực

2.3.3. Đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của hoạt động khai thác đá đến môi trường cho khu vực trường cho khu vực

Giải pháp về cải cách thủ tục hành chính.

Giải pháp về tăng cường vai trò đánh giá, giám sát.

Giải pháp về quy hoạch.

Giải pháp về kỹ thuật.

Giải pháp về công tác quản lý môi trường của chủ doanh nghiệp khai thác đá.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, luận văn sử dụng các phƣơng pháp sau:

2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

a. Thu thập số liệu thứ cấp

Các số liệu thứ cấp trong quá trình nghiên cứu bao gồm:

- Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu.

- Số liệu quan trắc môi trƣờng hàng năm của các cơ quan, đơn vị chức năng có liên quan.

- Các báo cáo và công trình nghiên cứu có liên quan nhƣ: Báo cáo hiện trạng môi trƣờng tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2005- 2010; Báo cáo quan trắc hiện trạng môi trƣờng hàng năm trên địa bàn tỉnh tỉnh Lạng Sơn; Các báo cáo kết quả quan trắc của cơ sở khai thác đá trên địa bàn huyện Cao Lộc, Sách giáo khoa; Công trình, đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan đến khai thác khoáng sản và quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản của một số nhà khoa học, những nhà chuyên môn, các luận văn thạc sỹ, các bài báo, các bài viết đƣợc đăng tải trên Internet, các bài tham luận tại các hội thảo khoa học... Việc thu thập dữ liệu đƣợc tiến hành khi tác giả bắt đầu có ý tƣởng nghiên cứu và đăng ký đề tài.

- Các tài liệu này thu thập tại các phòng, ban chuyên môn tỉnh Lạng Sơn và trên mạng internet.

b. Phân tích - tổng hợp

Phân tích là chia vấn đề ra thành từng phần, tiếp cận chúng ở những góc độ khác nhau, tài liệu khác nhau, sau đó tổng hợp chung lại để có nhận thức chung nhất, đúng đắn và đầy đủ về vấn đề, từ đó tìm ra đƣợc bản chất, quy luật của đối tƣợng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá đến môi trường tại huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 30)