Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý môi trường của doanh nghiệp tại các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá đến môi trường tại huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 61 - 67)

mỏ khai thác đá

Việc đánh giá hiệu quả quản lý môi trƣờng tại 02 mỏ khai thác đá huyện Cao Lộc thông qua kết quả trong quá trình thu thập phiếu phỏng vấn. Học viên đã tiến hành phỏng vấn 50 hộ gia đình. Việc phỏng vấn tập trung vào các hộ gia đình đang sinh sống tại thôn Tềnh Chè, xã Hồng Phong, huyện Cao Lộc.

Thành phần tham gia phỏng vấn là: Ngƣời dân sống tại thôn Tềnh Chè; công nhân lao động tại mỏ và đại diện doanh nghiệp.

Nhƣ vậy, việc lựa chọn mẫu phiếu phỏng vấn mang tính đại diện đầy đủ, khách quan, khoa học. Phỏng vấn sâu đƣợc tập trung vào ngƣời dân, công nhân lao động và chủ doanh nghiệp. Mục đích của việc làm này nhằm đảm bảo quyền lợi của các nhóm đối tƣợng chịu tác động từ dự án.

4.2.1.1. Kết quả điều tra phỏng vấn người dân

Bất kỳ dự án phát triển nào cũng gây ra những tác động nhất định tới đời sống ngƣời dân và môi trƣờng xung quanh. Việc thực hiện điều tra đối tƣợng là ngƣời dân

(chính là cộng đồng dân cƣ) có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi cộng đồng là đối tƣợng chính chịu tác động trực tiếp và gián tiếp từ dự án. Họ có quyền đƣợc nắm bắt thông tin đầy đủ về những tác động ấy và có quyền đƣa ra những ý kiến đề xuất đối với Chủ dự án.

Số lƣợng ngƣời tham gia phỏng vấn ở địa phƣơng có độ tuổi từ 20 đến 60 tuổi. Điều này cho thấy đối tƣợng đƣợc hỏi trong nghiên cứu, khảo sát này thuộc nhóm đối tƣợng chính (chủ hộ) của gia đình. Đối với ngƣời dân, qua 50 phiếu phỏng vấn ngƣời dân là chủ hộ thì nhận thức của ngƣời dân về pháp luật còn thấp, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trƣờng, quyền lợi ngƣời dân vùng khai thác khoáng sản,... Vì vậy khi có vấn đề bức xúc ngƣời dân chỉ biết phản ánh lên chính quyền địa phƣơng (trực tiếp là UBND xã), trong khi họ có quyền đƣợc biết thông tin về môi trƣờng, quyền đƣợc yêu cầu giải trình, đối thoại với các bên quản lý và gây ra tác động bất lợi, cũng nhƣ đƣợc hƣởng quyền lợi vùng khai thác khoáng sản…

Các hộ dân đều phản ánh các xe vận chuyển đá không có bạt che hoặc che rất sơ sài. Mật độ xe vận tải đá khai thác khoảng 20 - 30 xe/ngày và hàng ngày có xe phun nƣớc rửa đƣờng để hạn chế bụi, nhƣng cũng chỉ có hiệu quả tức thời, không hạn chế đƣợc ô nhiễm bụi lâu dài, nhất là vào những ngày hanh khô. Ô nhiễm bụi đã ảnh hƣởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của ngƣời dân và ảnh hƣởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của cộng đồng dân cƣ sống hai bên đƣờng.

Có 85% số hộ đƣợc điều tra, phỏng vấn đều cho rằng hoạt động khai thác đá gây ô nhiễm tiếng ồn và bụi. Tất cả các hộ đều kiến nghị chính quyền cũng nhƣ cơ quan quản lý mỏ có biện pháp kiểm tra mức độ che phủ của các xe vận chuyển đá khi ra khỏi khai trƣờng, hạn chế tốc độ xe chạy qua khu dân cƣ, vệ sinh bụi trên đƣờng và công tác phun nƣớc vệ sinh đƣờng thƣờng xuyên hơn để hạn chế ảnh hƣởng của bụi tới sức khoẻ cũng nhƣ sinh hoạt hàng ngày của ngƣời dân. Đất đá rơi đề nghị phải có biện pháp thu gom, dọn dẹp để đảm bảo cho công dân đi lại. Thời gian nghiền đá vào những giờ hợp lý để đảm bảo tiếng ồn, không ảnh hƣởng đến sinh hoạt của các hộ dân, tránh nghiền vào thời gian nghỉ ngơi của công dân.

Hình 4.2. Biểu đồ ý kiến của cộng đồng về môi trƣờng không khí khu vực

- Hoạt động nổ mìn thƣờng gây tiếng ồn lớn, rung động cũng làm ảnh hƣởng đến sinh hoạt của ngƣời dân sinh sống trong khu vực này. Tuy nhiên, không có hiện tƣợng đá văng vào nhà dân trong quá trình nổ mìn khai thác đá.

- Qua điều tra các hộ dân ở cả 02 mỏ khai thác đá cho thấy, có tới 69% số hộ đƣợc tham vấn (bao gồm cả những ngƣời làm công nhân tại cả 02 mỏ đá trên) khẳng định mắc các bệnh về đƣờng hô hấp rất cao, 31% các hộ gia đình cho rằng bụi đã ảnh hƣởng nhiều tới mắt, thƣờng gặp nhất là bệnh đau mắt kéo dài. Phần lớn các đối tƣợng nhạy cảm nhƣ ngƣời già và trẻ nhỏ thƣờng xuyên có các biểu hiện bệnh lý về đƣờng hô hấp và ngoài da.

Bảng 4.3. Tỷ lệ mắc các bệnh của ngƣời dân trong khu vực khai thác đá

(Khi điều tra 50ngƣời/xã, tại 02 mỏ: Lũng Tém và Phai Kịt)

Loại bệnh Đối tƣợng mắc

bệnh

Tỷ lệ (%)

Chi phí bình quân cho 01 bệnh/01 lần điều trị

(VNĐ)

Bệnh về đƣờng hô hấp Trẻ em, ngƣời già 69 95.000

Bệnh đau mắt Các lứa tuổi 31 97.000

Theo kết quả điều tra, thì số ngƣời bị các bệnh về đƣờng hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất, tập trung chủ yếu vào viêm họng, viêm xoang.

- Các hộ dân trên địa bàn thôn Tềnh Chè, xã Hồng Phong sinh sống chủ yếu dọc theo hai bên tuyến đƣờng Quốc lộ 1B, khoảng cách từ điểm nổ mìn của mỏ đá Phai Kịt đến công trình nhà ở gần nhất khoảng 150m đã xuất hiện các vết nứt trên tƣờng nhà ở,

công trình, vật kiến trúc của một số hộ dân. Tuy nhiên qua điều tra cho thấy các vết nứt cơ bản đã hình thành và kéo dài qua nhiều năm do nền móng và tƣờng nhà không vững chắc, còn các vết nứt trên những tƣờng nhà mới xây chủ yếu là rạn nứt do co ngót lớp trát rạn nứt chân chim. Kết quả kiểm tra thực tế đối với 12 hộ dân đƣợc tập hợp dƣới bảng 4.4 sau:

Bảng 4.4. Bảng điều tra nhà dân xuất hiện vết nứt nhà ở

STT Tên chủ hộ Năm xây

dựng nhà ở Kết cấu tƣờng xây Khoảng cách đến điểm nổ mìn gần nhất 1 Ngô Thị Tý 1986 Gạch xỉ vôi 400m 2 Hà Văn Bút 2005 Gạch BT 400m

3 Hoàng Thị Xuân 1989 Gạch xỉ vôi 400m

4 Nguyễn Minh Sơn 1990 Gạch BT 350m

5 Phùng Cà Mau 1982 Gạch xỉ vôi 250m

6 Hƣớng Thị Vẻ 2003 Gạch BT 200m

7 Hoàng Thị Sình 2003 Gạch BT 150m

8 Lƣu Văn Hòa 1967 Gạch chiên cay 150m

9 Hà Văn Nguyên 1958 Gạch chiên cay 200m

10 Hà Viết Thông 1958 Gạch chiên cay 200m

11 Hà Văn Trung 1970 Gạch chiên cay 200m

12 Nguyễn Đình Phiêu 1958 Gạch chiên cay 200m

Các hộ dân trên cách vị trí điểm nổ mìn gần nhất từ 150m đến 400m, cơ bản là các công trình đã xây dựng lâu năm các vết nứt đã hình thành từ lâu do kết cấu công trình nhà ở của dân là các công trình cấp thấp và cấp IV.

4.2.1.2. Kết quả điều tra phỏng vấn công nhân mỏ

Là ngƣời lao động trực tiếp chiếm giữ một vị trí nhất định trong hệ thống sản xuất của dự án. Nhờ có ngƣời lao động mới thực hiện đƣợc quá trình lao động tạo ra sản phẩm cho xã hội. Tuy nhiên, cũng là ngƣời chịu tác động trực tiếp bởi những tác

động do hoạt động của dự án đem lại. Đồng thời, đánh giá sự quan tâm trong an toàn lao động và bảo vệ môi trƣờng cũng nhƣ sức khỏe ngƣời lao động của Chủ dự án đối với ngƣời lao động trực tiếp.

Đối với ngƣời lao động trực tiếp tại mỏ đá, qua 30 phiếu phỏng vấn thì nhận thức của công nhân lao động tại mỏ khai thác đá về bảo vệ môi trƣờng và sức khỏe trong khai thác đá còn hạn chế:

- Trong lao động, sản xuất Chủ dự án có trang bị bảo hộ lao động cho công nhân nhƣ: quần áo, găng tay, mũ, khẩu trang... đồng thời định kỳ tổ chức khám bệnh cho công nhân với tuần suất 01 lần/năm. Tuy nhiên, đôi khi công nhân không tuân thủ đảm bảo an toàn trong lao động nhƣ đeo nút bông bịt tai hoặc mặc đồ bảo hộ trong quá trình khai thác đá.

- Kết quả cho thấy 95% công nhân lao động đƣợc phỏng vấn đều cho biết, đã từng có biểu hiện bệnh lý về đƣờng hô hấp, 12% bệnh về tiêu hóa, 45% bệnh đau mắt kéo dài, 30% bệnh vôi hóa cột sống hoặc tai nạn nghề nghiệp.

Bảng 4.5. Tỷ lệ mắc các bệnh của công nhân khai thác đá

(Khi điều tra 30 ngƣời tại 02 mỏ: Lũng Tém và Phai Kịt)

Loại bệnh Tỷ lệ

(%)

Chi phí bình quân cho 01 bệnh/01 lần điều trị (VNĐ)

Bệnh về đƣờng hô hấp 93,3% 95.000

Bệnh về đƣờng tiêu hoá 13% 37.200

Bệnh đau mắt 46% 97.000

Bệnh vôi hoá cột sống, thần kinh

tọa, tai nạn nghề nghiệp 30% 650.000

Theo thống kê thì số ngƣời bị các bệnh về đƣờng hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất, tập trung chủ yếu vào viêm họng, viêm xoang. Số ngƣời bị bệnh đau mắt chiếm tỉ lệ vừa. Số ngƣời bị bệnh về đƣờng tiêu hoá chiếm tỷ lệ thấp (nguyên nhân chính cũng không hẳn do nguồn nƣớc mà là do cách ăn uống sinh hoạt thất thƣờng của ngƣời dân). Số ngƣời bị còng lƣng, trĩ, thần kinh toạ chiếm tỷ lệ thấp, đa số do làm việc quá sức, lại trong môi trƣờng làm việc bị ô nhiễm hoặc tai nạn trong khi lao động.

Hình 4.3. Biểu đồ ảnh hƣởng tới sức khoẻ công nhân

- Hoạt động nổ mìn thƣờng gây tiếng ồn lớn trong khoảng thời gian khoảng 01 tiếng/ngày theo khung giờ nhất định trong ngày. Vị trí nổ mìn nằm trên sƣờn núi cao và xã khu dân cƣ nên mức độ tác động của tiếng ồn là không lớn. Mìn đƣợc nổ theo giờ, trong khoảng thời gian từ 11h - 13h (buổi sáng) và 17h - 18h30 (buổi chiều) hàng ngày nên thời gian tác động chủ yếu nằm trong khoảng 1-2 tiếng/ngày.

Hình 4.4. Một số hình ảnh quy định giờ nổ mìn của mỏ khai thác đá

Nhƣ vậy tiếng ồn chỉ mang tính chất cục bộ, không diễn ra thƣờng xuyên. Không thấy có hiện tƣợng đá văng vào nhà dân trong quá trình nổ mìn khai thác đá. Vì thƣc chất khu vực đƣợc khảo sát, nghiên cứu là khối núi đá vôi liên tục, không bị chia cắt, nên khu vực mỏ đƣợc nằm gọn trong thung lũng của khối núi đá tách biệt với khu vực dân cƣ đang sinh sống.

4.2.1.3. Kết quả điều tra phỏng vấn đối với Chủ dự án

Là đối tƣợng quản lý trực tiếp dự án mỏ khai thác đá và ngƣời lao động tại mỏ, là đối tƣợng cần hiểu rõ và thực hiện theo các quy định của Nhà nƣớc về khai thác

khoáng sản và bảo vệ môi trƣờng trong khai thác khoáng sản. Đồng thời, chịu trách nhiệm đối với các tác động có ảnh hƣởng đến môi trƣờng và sức khỏe công nhân lao động cũng nhƣ ngƣời dân xung quanh dự án do các hoạt động khai thác đá đem lại. Tuy nhiên, nhận thức về việc chấp hành pháp luật theo các quy định của Nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng trong khai thác khoáng sản còn hạn chế.

Đối với chủ doanh nghiệp mỏ khai thác đá tại khu vực nghiên cứu với 04 phiếu điều tra, cho thấy:

- Các mỏ khai thác đá đã đầu tƣ các công trình bảo vệ môi trƣờng theo đúng quy định, tuy nhiên việc đầu tƣ các công trình chỉ đƣợc thực hiện sau khi cơ quan quản lý nhà nƣớc, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính và yêu cầu thực hiện.

- Có trang bị bảo hộ lao động cho công nhân nhƣ: quần áo, găng tay, mũ, khẩu trang... đồng thời định kỳ tổ chức khám bệnh cho công nhân với tuần suất 01 lần/năm.

- Thực hiện các quy định khoan lỗ, nổ mìn trong quá trình khai thác đá theo đúng giấy phép đã đƣợc cơ quan có thẩm quyền cấp.

- Chƣa thực hiện việc phục hồi môi trƣờng đối với khu vực đã khai thác trƣớc đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá đến môi trường tại huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)