Thực trạng tổ chức bộ máy hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá đến môi trường tại huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 26 - 30)

a. Về quản lý môi trường

bàn tỉnh Lạng Sơn cụ thể nhƣ sau:

Sở Tài nguyên và Môi trường: Là cơ quan tham mƣu, giúp UBND tỉnh thực

hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc về lĩnh vực môi trƣờng trên địa bàn toàn tỉnh.

Chi cục Bảo vệ môi trường: Là cơ quan quản lý Nhà nƣớc thuộc Sở TN&MT,

có chức năng tham mƣu, giúp Giám đốc TN&MT thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực BVMT.

Phòng Tài nguyên và Môi trường: cơ quan tham mƣu, giúp UBND huyện thực

hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực môi trƣờng trên địa bàn.

UBND cấp xã: Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ BVMT, giữ gìn vệ

sinh môi trƣờng trên địa bàn, khu dân cƣ thuộc phạm vi quản lý của mình; kiểm tra việc chấp hành pháp luật BVMTcủa các hộ gia đình, cá nhân; phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về BVMT hoặc báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.

b. Về quản lý khai thác khoáng sản

Hiện nay, nhiệm vụ chủ trì giúp UBND tỉnh quản lý nhà nƣớc về khoáng sản nói chung, khai thác khoáng sản nói riêng trên địa bàn tỉnh đƣợc giao cho Sở Tài nguyên và Môi trƣờng. Tại cấp huyện, nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về khoáng sản đƣợc giao cho Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng chủ trì thực hiện.

Ngoài Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, UBND cấp huyện, xã, theo quy định của UBND tỉnh, một số Sở, ngành cũng đƣợc phân công nhiệm vụ cụ thể trong quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản.

c. Cơ quan giám sát và đánh giá trong khai thác khoáng sản

Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau của các Sở, ngành trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, do Ủy ban nhân dân tỉnh giao cụ thể đơn vị chủ trì, đơn vị trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, do Ủy ban nhân dân tỉnh giao cụ thể đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp, quy định cơ chế phối hợp từ khi lập dự án khai thác cho đến khi khai thác. Do vậy trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản đƣợc tăng cƣờng, sự phối hợp giữa các Sở, ngành và giữa Sở, ngành với UBND cấp huyện đƣợc thực hiện đảm bảo ngày càng chặt chẽ, đồng bộ, kịp thời, hạn chế tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, góp phần tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc.

Cơ cấu giám sát và đánh giá trong khai thác khoáng sản đƣợc thể hiện qua hình 1.3. sau:

Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

- Sở TN&MT:

+ Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố xây dựng và trình UBND tỉnh ban hành văn bản hƣớng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy định của Nhà nƣớc về quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

+ Tiếp nhận, chủ trì thẩm định hồ sơ tổ chức tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, gửi văn bản phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản cho Cục thuế tỉnh và các doanh nghiệp khai thác khoáng sản để thực hiện.

+ Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, trình UBND tỉnh:

Cấp, gia hạn, thu hồi Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép tận thu khoáng sản;

Phê duyệt trữ lƣợng trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản.

- Sở Công Thƣơng:

+ Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan cho ý kiến về thiết kế cơ sở cảu dự án đầu tƣ xây dựng công trình mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thƣờng và Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình mỏ; giám sát việc chấp hành các quy định của nhà nƣớc về tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm kỹ thuật an toàn trong khai thác mỏ.

+ Chủ trì, tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong khai thác mỏ thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh (có ý kiến của Sở TN&MT).

- Sở Xây dựng:

+ Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành: xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch hạ tầng khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh; quản lý cost khai thác các mỏ khoáng sản; Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản của tỉnh.

+ Tham gi ý kiến về cao độ đáy mỏ để làm căn cứ cho Sở TN&MT tham mƣu cấp giấy phép khai thác khoáng sản.

- Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội:

+ Hƣớng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trong sử dụng, ký hoạp đồng lao động, khai báo điều tra thống kê và báo cáo tai nạn lao động.

+ Thẩm định phƣơng án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của ngƣời lao động và môi trƣờng đối với tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản khi xây dựng đề án khai thác mới hoặc mở rộng sản xuất.

- Sở Kế hoạch và Đầu tƣ:

Chủ trì phối hợp với Sở TN&MT, Sở Công Thƣơng, Sở xây dựng, các cơ quan liên quan và UBND cấp huyện nơi thực hiện dự án tổ chức thẩm tra dự án đầu tƣ về khai thác khoáng sản theo quy định của Luật Đầu tƣ, Luật Khoáng sản và pháp luật liên quan khác trình UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tƣ cho Dự án đầu tƣ khai thác khoáng sản.

- Sở Tài Chính:

+ Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng, điều chỉnh giá tính thuế tài nguyên trình UBND tỉnh phê duyệt.

+ Thẩm định kết quả tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản do Sở TN&MT tính đối với từng doanh nghiệp.

+ Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan xác định giá tiền thuê đất trong hoạt động khoáng sản trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

- Cục thuế tỉnh:

+ Hƣớng dẫn kê khai nộp thuế, quyết toán thuế, phí cho các tơ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh, đảm bảo thu đúng, thu đủ.

+ Phối hợp với Sở TN&MT đối với việc quản lý và thu nộp ngân sách, các khoản phải nộp trong lĩnh vực khai thác tài nguyên khoáng sản.

+ Xác định đơn giá thuê đất để tính tiền thuê đất trong hoạt động khoáng sản.

- Thanh tra tỉnh:

Chủ trì cùng với các Sở, ngành, UBND các cấp tổ chức thanh tra theo kế hoạch, thanh tra đột xuất. Phát hiện và đề xuất, kiến nghị xử lý các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản vi phạm các quy định của pháp luật.

- Công an tỉnh:

+ Thƣờng xuyên kiểm tra địa bàn có hoạt động khoáng sản, nhất là những nơi thƣờng xảy ra hiện tƣợng khai thác khoáng sản, nhất là những nơi thƣờng xuyên xảy ra hiện tƣợng khai thác khoáng sản trái phép, xử lý hoặc kiến nghị xử lý đối với các trƣờng hợp vi phạm.

+ Chủ động phối hợp với Sở TN&MT và các Sở, ngành liên quan định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá đến môi trường tại huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 26 - 30)