Phương pháp điều tra xã hội học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá đến môi trường tại huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 39 - 40)

- Phương pháp chọn mẫu để nghiên cứu:

Thu thập phiếu điều tra bằng hình thức điều tra phỏng vấn cá nhân: dựa trên cơ sở quá trình giao tiếp trực tiếp bằng lời nói có tính đến mục đích đặt ra. Trong cuộc phỏng vấn, ngƣời phỏng vấn nêu những câu hỏi theo một chƣơng trình đƣợc định sẵn dựa trên những thông tin cần thu thập phục vụ cho nghiên cứu.

- Cơ sở chọn mẫu: Đối tƣợng bị ảnh hƣởng do khai thác đá gây ra và đối tƣợng

gây ra những ảnh hƣởng đó.

- Cơ sở thiết kế bảng câu hỏi: Tùy thuộc vào đối tƣợng cần tham vấn để đƣa ra

bộ câu hỏi hợp lý nhất cụ thể:

+ Đối với ngƣời dân: cần có đánh giá về môi trƣờng có bị ô nhiễm hay không ô nhiễm, ô nhiễm do yếu tố nào gây nên (vd: bụi, tiếng ồn, mùi,…), ngƣời dân có bị ảnh hƣởng đến sức khỏe không (cụ thể về bệnh gì). Ảnh hƣởng của không khí và tiếng ồn trong quá trình khai thác đá và mức độ phù hợp của các biện pháp khai thác và bảo vệ

môi trƣờng của doanh nghiệp hiện đang áp dụng tới sức khỏe và môi trƣờng sống của ngƣời dân, hoạt động của doanh nghiệp có đem lại phúc lợi cho ngƣời dân không (nhƣ làm đƣờng,...).

+ Đối với công nhân và chủ dự án: cần có đánh giá về công tác BVMT tại doanh nghiệp mà công nhân đang làm việc và chủ dự án đang quản lý, đối với công nhân cần thiết đƣa ra câu hỏi để đánh giá các bệnh nghề nghiệp có thể mắc phải trong quá trình lao động,… Đồng thời hỏi trực tiếp một số công nhân về công tác đảm bảo an toàn lao động hiện nay các Chủ mỏ đá đang áp dụng tại mỏ khai thác đá.

(Mẫu phiếu câu hỏi có kèm theo ở phần phụ lục).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá đến môi trường tại huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)