Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá đến môi trường tại huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 51 - 53)

+ Về tài nguyên đất của Cao Lộc chủ yếu là đất mùn trên núi thấp, phong hoá chậm và trên quần thể núi trung bình của Mẫu Sơn. Các xã phía nam của Cao Lộc là đất feralit hình thành trên đá cát kết, phân bố chủ yếu trên dạng địa hình đồi trung bình và đồi cao.

+ Mật độ sông, suối ở Cao Lộc tƣơng đối dày. Sông Kỳ Cùng chảy qua 4 xã Tân Liên, Gia Cát, Song Giáp, Bình Trung với chiều dài 35km là nguồn nƣớc sản xuất

và sinh hoạt quan trọng nhất của nhân dân trong huyện. Sông Kỳ Cùng là con sông chính của tỉnh Lạng Sơn và là một chi lƣu của sông Tây Giang (Trung Quốc). Đoạn chảy trên đất Việt Nam dài khoảng 243 km với diện tích lƣu vực là 6.660 km². Đây là con sông duy nhất ở miền Bắc Việt Nam chảy theo hƣớng đông nam - tây bắc sang Trung Quốc. Ngoài ra còn có các con suối lớn nhƣ suối Bản Lề ở xã Xuất Lễ, bắt nguồn từ Mẫu Sơn, chảy qua một số xã rồi sang Trung Quốc; suối Khuổi Van ở xã Cao Lâu; suối Khuổi Tao ở Yên Trạch; suối Đồng Đăng bắt nguồn từ khu vực biên giới chảy ra gặp sông Kỳ Cùng; suối Bản Lìm từ Mẫu Sơn chảy ra sông Kỳ Cùng; suối Khuổi Hái ở xã Hải Yến… Những con suối đó đã góp phần cung cấp nƣớc tƣới tiêu và sinh hoạt cho nhân dân.

+ Cao Lộc có 3/4 diện tích là đồi núi do vậy tài nguyên rừng của huyện khá phong phú. Theo các số liệu thống kê thì trƣớc đây Cao Lộc có nguồn tài nguyên rừng vô cùng đa dạng và có giá trị kinh tế lớn trong đó phải kể đến các loại gỗ quí nhƣ nghiến, vàng tâm, lim, dẻ,… các loài động vật quí nhƣ sơn dƣơng, hƣơu, nai, gà lôi… Ngày nay vùng núi cao Mẫu Sơn có 1.543 ha rừng nguyên sinh với nhiều loài cây và dƣợc liệu quí. Ở một số xã giáp biên, vùng sâu vẫn còn một số lâm sản quí nhƣ đinh, lim, lát, nấm hƣơng, sa nhân… và một số động vật quí. Tuy nhiên do nạn phá rừng và săn bắn động vật hoang dã của một số ngƣời thiếu ý thức nên nguồn tài nguyên rừng đã bị suy kiệt nhiều.

+ Tài nguyên khoáng sản ở Cao Lộc khá phong phú, có quặng nhôm ở Tam Lung, mỏ đa kim ở Tình Slung (Gia Cát). Vàng sa khoáng sông Kỳ Cùng ở các điểm Tân Liên và Gia Cát, vành phân tán vàng núi Mẫu Sơn nằm ở hạ lƣu các con suối. Suối khoáng Mẫu Sơn có thể cung cấp lƣợng nƣớc khoáng khoảng 500.000 m³/năm. Đất sét làm gạch, ngói ở thị trấn Cao Lộc, xã Hợp Thành, cát xây dựng ở Bản Ngà (Gia Cát), đá vôi ở xã Hồng Phong, Bình Trung, Phú Xá, Yên Trạch. Những tài nguyên khoáng sản đó đã và đang đƣợc khai thác, tạo điều kiện cho công nghiệp khai khoáng và công nghiệp vật liệu xây dựng của địa phƣơng phát triển, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho đồng bào các dân tộc huyện Cao Lộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá đến môi trường tại huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 51 - 53)