Thực trạng khai thác đá tại khu vực nghiên cứu thuộc xã Hồng Phong,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá đến môi trường tại huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 56 - 58)

4.1.1. Thực trạng khai thác đá tại khu vực nghiên cứu thuộc xã Hồng Phong, huyện Cao Lộc huyện Cao Lộc

a. Về quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản

Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã có Quyết định số 1719/QĐ-UBND ngày 26/8/2008 về phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020. Theo Quy hoạch, trên địa bàn tỉnh có khoảng 136 điểm mỏ khoáng sản, biểu hiện khoáng sản, trong đó có các mỏ khai thác đá tại huyện Cao Lộc. Công tác quy hoạch khoáng sản gồm những nội dung cụ thể nhƣ: Quy hoạch thăm dò nâng cấp trữ lƣợng các khoáng sản có tiềm năng và mở rộng các mỏ khai thác; Quy hoạch chế biến khoáng sản phù hợp với quy hoạch các khu, cụm công nghiệp của tỉnh; Quy hoạch các khu vực cấm và tạm cấm hoạt động khoáng sản; Quy hoạch các khu vực hạn chế hoạt động khoáng sản.

Đối với quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thƣờng: UBND tỉnh ban hành Quyết định số 37/2016/QĐ-UBND ngày 30/8/2016 về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thƣờng tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, huyện Cao Lộc:

- Công tác thăm dò khoáng sản:

+ Giai đoạn 2016 -2020 và giai đoạn 2021 - 2025 thì huyện Cao Lộc không có trong quy hoạch vì các mỏ đã đƣợc cấp phép khai thác vẫn còn trữ lƣợng khai thác;

+ Giai đoạn 2026 - 2030 thì huyện Cao Lộc chỉ thêm vào quy hoạch 1 điểm mỏ đá vôi và 03 điểm mỏ cát, sỏi.

- Công tác khai thác khoáng sản: Tiếp tục cho khai thác ở các mỏ đã cấp phép khai thác còn hạn và đƣa vào khai thác các mỏ đã quy hoạch thăm dò mới.

dụng đá, cát vẫn tiếp tục tăng mạnh. Điều kiện khai thác và giao thông đối với các mỏ đá, cát ở Lạng Sơn tƣơng đối thuận lợi để cung cấp cho các dự án xây dựng của tỉnh đảm bảo nhu cầu theo dự báo. Riêng đối với đá xây dựng cần phải liên kết với các địa phƣơng lân cận để hình thành vùng nguyên liệu mang tính bền vững và lâu dài.

b. Mối liên quan vị trí khu mỏ của khu vực nghiên cứu đối với các yếu tố môi trường

Tại khu vực nghiên cứu thuộc xã Hồng Phong có 06 điểm mỏ khai thác đá vôi gồm: mỏ đá vôi Lũng Tém (HTX Bông Lau 27/7), mỏ đá vôi Lũng Tém II và mỏ đá vôi Lũng Tém III (Công ty cổ phần Xi măng Lạng Sơn), mỏ đá vôi Phai Kịt (Công ty cổ phần 389), mỏ đá vôi Hồng Phong I (Công ty TNHH Hồng Phong), mỏ đá vôi Giang Sơn (Công ty SXTM & DV Giang Sơn).

Hình 4.1. Sơ đồ các mỏ khai thác đá tại khu vực nghiên cứu

Các điểm mỏ đều tập trung tại thôn Tềnh Chè, xã Hồng Phong, huyện Cao Lộc, Mỏ Phai Kịt

có khu dân cƣ tập trung 2 bên tuyến đƣơng Quốc lộ 1B và nằm rải rác trên các tuyến đƣờng nội mỏ của khu vực nghiên cứu.

- Hệ thống đƣờng giao thông trên địa bàn khá thuận lợi, có trục đƣờng QL1B chạy qua địa bàn xã Hồng Phong, có đƣờng liên thôn ô tô đi đƣợc 4 mùa.

- Hệ thống sông, suối: Khu vực có 01 con suối chảy qua khu vực 03 điểm mỏ (mỏ đá Lũng Tém, Hồng Phong và Giang Sơn).

- Hệ sinh thái khu vực không có các loài ĐTV có giá trị về kinh tế, khu hệ thực vật nghèo chủ yếu là cây ăn quả, cây bụi, tràng cỏ và không có loài quý hiếm, không trồng cây đặc sản và cây công nghiệp có giá trị.

Từ các yếu tố trên cho thấy 02 điểm mỏ (mỏ đá Lũng Tém và mỏ đá Phai Kịt) đƣợc lựa chọn cho khu vực nghiên cứu có mối liên quan đến các yếu tố môi trƣờng, có khả năng gây tác động đến môi trƣờng khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá đến môi trường tại huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 56 - 58)