Phương pháp tính toán lượng khí thải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá đến môi trường tại huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 49)

Dựa trên kết quả đã tính toán lƣợng khí thải, bụi trung bình trong một năm để

sản xuất và chuyên chở đá xây dựng với sản lƣợng 300.000 m3/năm của Tổ chức Y tế

thế giới (WHO), học viên đã tính toán từng loại chất thải với lƣợng thải tƣơng đƣơng vói công suất và thời gian của mỏ đã đƣợc cấp phép khai thác. Lƣợng thải đƣợc tính cho thời gian 1 năm và tổng thời gian khai thác theo giấy phép.

Chƣơng 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên huyện Cao Lộc

3.1.1. Vị trí địa lý

Cao Lộc là một huyện biên giới miền núi, nằm ở phía Bắc tỉnh Lạng Sơn, đầu mối của tuyến giao lƣu kinh tế, văn hoá Trung Quốc - Việt Nam. Nơi có vị trí chiến lƣợc quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh - quốc phòng của tỉnh Lạng Sơn và cả nƣớc. Huyện Cao Lộc ở vị trí 21°45' đến 22° vĩ bắc và 106°39' đến 107°02' kinh đông. Phía bắc giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) với đƣờng biên giới dài 83 km, thuộc địa phận thị trấn Đồng Đăng, các xã Bảo Lâm, Lộc Yên, Thanh Loà, Cao Lâu, Xuất Lễ, Mẫu Sơn.

Phía đông giáp huyện Lộc Bình.

Phía tây và tây bắc giáp huyện Văn Quan và huyện Văn Lãng. Phía nam giáp huyện Chi Lăng.

Theo giới hạn địa lý, hiện tại huyện bao bọc Thành phố Lạng Sơn, là trung tâm kinh tế, chính trị, là vùng kinh tế động lực của tỉnh. Huyện Cao Lộc có trên 75 km đƣờng biên giới với Trung Quốc, có 2 cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Ga Đồng Đăng, có các cặp chợ biên giới quan trọng, có các trục giao thông đƣờng bộ và đƣờng sắt quốc tế, quốc lộ 1A, 1B, 4B, 4A liên kết với tất cả các huyện , với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, Thành phố Lạng Sơn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh Lạng Sơn nằm gần nhƣ hoàn toàn trong phạm vi địa giới của huyện Cao Lộc, đây còn là vùng kinh tế động lực của tỉnh, nên đã tạo lợi thế to lớn cho huyện Cao Lộc trong phát triển Kinh tế - Xã hội và khẳng định tầm quan trọng về Quốc phòng - An ninh không chỉ đối với Lạng Sơn, mà còn đối với toàn quốc.

3.1.2. Địa hình, địa mạo

Cao Lộc là huyện có địa hình cao nhất, độ cao trung bình là 260m so với mặt biển. Địa hình huyện có thể chia làm 4 vùng khác nhau: Vùng núi cao gồm các xã Công Sơn, Mẫu Sơn, đông bắc xã Gia Cát, đông nam các xã Hải Yến, Cao Lâu, Xuất

Lễ. Trong đó cao nhất là đỉnh Phja Pò thuộc dẫy núi Mẫu Sơn cao 1.541m. Vùng này địa hình phức tạp, giao thông khó khăn nhƣng có thế mạnh về lâm nghiệp, đặc biệt là du lịch. Dãy núi Mẫu Sơn, Công Sơn trập trùng là khu du lịch sinh thái thu hút nhiều khách tham quan trong và ngoài nƣớc. Vùng địa hình đồi núi nhấp nhô thuộc các xã Hoà Cƣ, Thụy Hùng, Yên Trạch, Hợp Thành. Vùng đồi thấp hình bát úp thuộc các xã ven sông Kỳ Cùng và suối lớn là Tân Liên, Gia Cát. Vùng này đất đai thuận lợi cho nông nghiệp phát triển. Vùng núi đất xen kẽ núi đá vôi, có các thung lũng lớn là các xã Hồng Phong, Bình Trung, Phú Xá. Với tài nguyên đá vôi phong phú, thuận lợi cho một số ngành công nghiệp phát triển nhƣ công nghiệp xi măng, khai thác đá vôi, ngoài ra trồng trọt và chăn nuôi cũng phát triển ở các thung lũng.

3.1.3. Điều kiện khí hậu

Huyện Cao Lộc có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm là 21°C, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là khoảng 27°C, nhiệt độ trung bình trong mùa đông là 13°C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất xuống đến 9°C, có ngày nhiệt độ xuống đến 0°C, tại Mẫu Sơn có năm có băng tuyết. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm tƣơng đối thấp, đạt 1.392mm và 70% lƣợng mƣa rơi vào các tháng từ tháng 5 đến tháng 9. Thị trấn Đồng Đăng đƣợc coi là một trong những trung tâm khô hạn của Việt Nam, lƣợng mƣa hàng năm chỉ đạt 1.100mm. Cao Lộc là địa bàn hút gió đông bắc nên có tốc độ gió lớn, trung bình là 2m/s. Độ ẩm trung bình là 82%, lƣợng bốc hơi cao vào các tháng mùa hạ. Ngoài ra, Cao Lộc là nơi hiện tƣợng sƣơng muối xảy ra nhiều nhất trong các tỉnh miền Bắc, cao điểm từ tháng 11 đến tháng giêng, ảnh hƣởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi.

3.1.4. Tài nguyên thiên nhiên

+ Về tài nguyên đất của Cao Lộc chủ yếu là đất mùn trên núi thấp, phong hoá chậm và trên quần thể núi trung bình của Mẫu Sơn. Các xã phía nam của Cao Lộc là đất feralit hình thành trên đá cát kết, phân bố chủ yếu trên dạng địa hình đồi trung bình và đồi cao.

+ Mật độ sông, suối ở Cao Lộc tƣơng đối dày. Sông Kỳ Cùng chảy qua 4 xã Tân Liên, Gia Cát, Song Giáp, Bình Trung với chiều dài 35km là nguồn nƣớc sản xuất

và sinh hoạt quan trọng nhất của nhân dân trong huyện. Sông Kỳ Cùng là con sông chính của tỉnh Lạng Sơn và là một chi lƣu của sông Tây Giang (Trung Quốc). Đoạn chảy trên đất Việt Nam dài khoảng 243 km với diện tích lƣu vực là 6.660 km². Đây là con sông duy nhất ở miền Bắc Việt Nam chảy theo hƣớng đông nam - tây bắc sang Trung Quốc. Ngoài ra còn có các con suối lớn nhƣ suối Bản Lề ở xã Xuất Lễ, bắt nguồn từ Mẫu Sơn, chảy qua một số xã rồi sang Trung Quốc; suối Khuổi Van ở xã Cao Lâu; suối Khuổi Tao ở Yên Trạch; suối Đồng Đăng bắt nguồn từ khu vực biên giới chảy ra gặp sông Kỳ Cùng; suối Bản Lìm từ Mẫu Sơn chảy ra sông Kỳ Cùng; suối Khuổi Hái ở xã Hải Yến… Những con suối đó đã góp phần cung cấp nƣớc tƣới tiêu và sinh hoạt cho nhân dân.

+ Cao Lộc có 3/4 diện tích là đồi núi do vậy tài nguyên rừng của huyện khá phong phú. Theo các số liệu thống kê thì trƣớc đây Cao Lộc có nguồn tài nguyên rừng vô cùng đa dạng và có giá trị kinh tế lớn trong đó phải kể đến các loại gỗ quí nhƣ nghiến, vàng tâm, lim, dẻ,… các loài động vật quí nhƣ sơn dƣơng, hƣơu, nai, gà lôi… Ngày nay vùng núi cao Mẫu Sơn có 1.543 ha rừng nguyên sinh với nhiều loài cây và dƣợc liệu quí. Ở một số xã giáp biên, vùng sâu vẫn còn một số lâm sản quí nhƣ đinh, lim, lát, nấm hƣơng, sa nhân… và một số động vật quí. Tuy nhiên do nạn phá rừng và săn bắn động vật hoang dã của một số ngƣời thiếu ý thức nên nguồn tài nguyên rừng đã bị suy kiệt nhiều.

+ Tài nguyên khoáng sản ở Cao Lộc khá phong phú, có quặng nhôm ở Tam Lung, mỏ đa kim ở Tình Slung (Gia Cát). Vàng sa khoáng sông Kỳ Cùng ở các điểm Tân Liên và Gia Cát, vành phân tán vàng núi Mẫu Sơn nằm ở hạ lƣu các con suối. Suối khoáng Mẫu Sơn có thể cung cấp lƣợng nƣớc khoáng khoảng 500.000 m³/năm. Đất sét làm gạch, ngói ở thị trấn Cao Lộc, xã Hợp Thành, cát xây dựng ở Bản Ngà (Gia Cát), đá vôi ở xã Hồng Phong, Bình Trung, Phú Xá, Yên Trạch. Những tài nguyên khoáng sản đó đã và đang đƣợc khai thác, tạo điều kiện cho công nghiệp khai khoáng và công nghiệp vật liệu xây dựng của địa phƣơng phát triển, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho đồng bào các dân tộc huyện Cao Lộc.

3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Cao Lộc

3.2.1. Nguồn nhân lực

Năm 2017, dân số trung bình của Cao Lộc là 79.352 ngƣời, chiếm 9,80% dân

số cả tỉnh, mật độ dân số trung bình là 128,18 ngƣời/km2, với nhiều dân tộc khác nhau

sinh sống. Gần 84% dân số sống ở nông thôn và sản xuất nông nghiệp, dân số thành thị chỉ có trên 16%.

Tổng số lao động trong độ tuổi của Cao Lộc năm 2017 là 35.346 ngƣời, chiếm 44,54% dân số đa số là lao động trẻ, khoẻ, đây là nguồn nhân lực lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Cao Lộc.

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn, 2017)

3.2.2. Hệ thống giao thông

Diện tích tự nhiên của huyện là 64.156 ha, đƣợc chia thành 23 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn (Cao Lộc và Đồng Đăng) và 21 xã. Thị trấn Đồng Đăng là trung tâm kinh tế sầm uất của huyện và của tỉnh Lạng Sơn. Là một thị trấn biên giới, cách thành phố Lạng Sơn 13 km, nằm trên trục đƣờng từ thành phố đến cửa khẩu Tân Thanh, theo quốc lộ 1A đến cửa khẩu Hữu Nghị, có ga liên vận quốc tế và một số con đƣờng bộ sang Trung Quốc,… Đồng Đăng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thƣơng mại, dịch vụ và du lịch. Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị nằm tại km0 của tuyến đƣờng 1A huyết mạch, là điểm nối giữa tuyến đƣờng cao tốc Nam Ninh - Bằng Tƣờng (Trung Quốc) và Lạng Sơn - Hà Nội. Do đó cửa khẩu Hữu Nghị có vai trò quan trọng trong phát triển giao lƣu kinh tế giữa Lạng Sơn - Trung Quốc nói riêng, cũng nhƣ giữa Việt Nam - Trung Quốc nói chung.

Cao Lộc có hệ thống giao thông khá thuận lợi với quốc lộ 1A chạy qua địa phận huyện dài 21 km, quốc lộ 4A (từ Tiên Yên - Quảng Ninh đến thành phố Lạng Sơn), quốc lộ 4B (từ thị trấn Đồng Đăng đến thị xã Cao Bằng) và quốc lộ 1B (Lạng Sơn – Thái Nguyên). Hệ thống giao thông thuận lợi tạo điều kiện cho kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ.

(Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất huyện Cao Lộc giai đoạn 2010-2020)

3.2.3. Tiềm năng du lịch

cửa khẩu Hữu Nghị, thị trấn Đồng Đăng, phía đông của huyện tập trung dãy núi Công Sơn, Mẫu Sơn đƣợc du khách gần xa biết đến bởi vẻ đẹp hùng vĩ, khí hậu trong lành, mát mẻ. Cao Lộc còn đƣợc biết đến với nhiều di tích lịch sử nổi tiếng nhƣ khu du kích Ba Sơn; xã Thụy Hùng nơi đồng chí Hoàng Văn Thụ hoạt động trong những năm 30 của thế kỷ trƣớc; di tích pháo đài Đồng Đăng - minh chứng tội ác của thực dân Pháp xâm lƣợc; di tích bia Thuỷ Môn Đình ghi công Hữu đô đốc tƣớng thao quân công Nguyễn Đình Lộc (1670); đền Mẫu Đồng Đăng đƣợc xây dựng từ thời hậu Lê; chùa Bắc Nga, xã Gia Cát đƣợc xây dựng từ thế kỷ XVI... cùng với những lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc đã trở thành những điểm hấp dẫn khách du lịch thập phƣơng đến Cao Lộc.

(Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất huyện Cao Lộc giai đoạn 2010-2020)

3.2.4. Phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những lợi thế, nhiều năm qua kinh tế của huyện Cao Lộc có bƣớc tăng trƣởng đáng kể. Tổng số thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn ƣớc thực hiện 9 tháng đầu năm 2018 là: 239.675 triệu đồng, đạt 90,93% dự toán tỉnh giao, đạt 86,53% dự toán huyện giao, tăng 17,69 % so với cùng kỳ .

Sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn giữ đƣợc ổn định; đàn gia súc, gia cầm cơ bản phát triển bình thƣờng, công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đƣợc duy trì thực hiện, không có dịch bệnh lớn xảy ra. Sản xuất công nghiệp giữ mức ổn định, trong đó một số sản phẩm đạt chất lƣợng cao đƣợc lựa chọn tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh (chiếu tăm, máy bơm JET-100, máy bơm SM 1,5DK-22), giá trị sản xuất một số mặt hàng công nghiệp 9 tháng đạt 69.610,59 triệu đồng; trong đó: Sản xuất đồ uống: 13.233,67 triệu đồng; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác: 1.926,26 triệu đồng; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị): 23.230,71 triệu đồng; sản xuất giƣờng, tủ, bàn, ghế: 14.019,16 triệu đồng; Các ngành khác: 17.200,78 triệu đồng. Sản lƣợng một số sản phẩm chủ yếu nhƣ: Gạch chỉ, gạch bê tông, đá các loại, cát xây dựng.. đạt khá, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, giá cả tƣơng đối ổn.

Nguồn:http://thanhtravietnam.vn/thong-tin-tuyen-truyen/huyen-cao-loc-bien- tiem-nang-thanh-suc-manh-phat-trien-kinh-te

3.2.5. Cơ sở hạ tầng khu vực

- Cấp điện: Hệ thống lƣới điện quốc gia ngày càng mở rộng đến trung tâm xã, thôn bản.

- Cấp nƣớc: Hiện nay 100% dân số đô thị và 90% dân số nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc hợp vệ sinh.

Cao Lộc là một trong những huyện có hoạt động khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thƣờng diễn ra khá sôi động, các mỏ, điểm mỏ đƣợc tỉnh cấp phép khai thác còn hiệu lực tập trung chủ yếu tại các xã: Phú Xá, Hồng Phong.

Các điểm mỏ đều có hệ thống giao thông thuận tiện cho việc vận chuyển nội mỏ và công tác vận chuyển thành phẩm ra ngoài thị trƣờng cung ứng.

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Đánh giá thực trạng khai thác khoáng sản tại huyện Cao Lộc

4.1.1. Thực trạng khai thác đá tại khu vực nghiên cứu thuộc xã Hồng Phong, huyện Cao Lộc huyện Cao Lộc

a. Về quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản

Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã có Quyết định số 1719/QĐ-UBND ngày 26/8/2008 về phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020. Theo Quy hoạch, trên địa bàn tỉnh có khoảng 136 điểm mỏ khoáng sản, biểu hiện khoáng sản, trong đó có các mỏ khai thác đá tại huyện Cao Lộc. Công tác quy hoạch khoáng sản gồm những nội dung cụ thể nhƣ: Quy hoạch thăm dò nâng cấp trữ lƣợng các khoáng sản có tiềm năng và mở rộng các mỏ khai thác; Quy hoạch chế biến khoáng sản phù hợp với quy hoạch các khu, cụm công nghiệp của tỉnh; Quy hoạch các khu vực cấm và tạm cấm hoạt động khoáng sản; Quy hoạch các khu vực hạn chế hoạt động khoáng sản.

Đối với quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thƣờng: UBND tỉnh ban hành Quyết định số 37/2016/QĐ-UBND ngày 30/8/2016 về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thƣờng tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, huyện Cao Lộc:

- Công tác thăm dò khoáng sản:

+ Giai đoạn 2016 -2020 và giai đoạn 2021 - 2025 thì huyện Cao Lộc không có trong quy hoạch vì các mỏ đã đƣợc cấp phép khai thác vẫn còn trữ lƣợng khai thác;

+ Giai đoạn 2026 - 2030 thì huyện Cao Lộc chỉ thêm vào quy hoạch 1 điểm mỏ đá vôi và 03 điểm mỏ cát, sỏi.

- Công tác khai thác khoáng sản: Tiếp tục cho khai thác ở các mỏ đã cấp phép khai thác còn hạn và đƣa vào khai thác các mỏ đã quy hoạch thăm dò mới.

dụng đá, cát vẫn tiếp tục tăng mạnh. Điều kiện khai thác và giao thông đối với các mỏ đá, cát ở Lạng Sơn tƣơng đối thuận lợi để cung cấp cho các dự án xây dựng của tỉnh đảm bảo nhu cầu theo dự báo. Riêng đối với đá xây dựng cần phải liên kết với các địa phƣơng lân cận để hình thành vùng nguyên liệu mang tính bền vững và lâu dài.

b. Mối liên quan vị trí khu mỏ của khu vực nghiên cứu đối với các yếu tố môi trường

Tại khu vực nghiên cứu thuộc xã Hồng Phong có 06 điểm mỏ khai thác đá vôi gồm: mỏ đá vôi Lũng Tém (HTX Bông Lau 27/7), mỏ đá vôi Lũng Tém II và mỏ đá vôi Lũng Tém III (Công ty cổ phần Xi măng Lạng Sơn), mỏ đá vôi Phai Kịt (Công ty cổ phần 389), mỏ đá vôi Hồng Phong I (Công ty TNHH Hồng Phong), mỏ đá vôi Giang Sơn (Công ty SXTM & DV Giang Sơn).

Hình 4.1. Sơ đồ các mỏ khai thác đá tại khu vực nghiên cứu

Các điểm mỏ đều tập trung tại thôn Tềnh Chè, xã Hồng Phong, huyện Cao Lộc, Mỏ Phai Kịt

có khu dân cƣ tập trung 2 bên tuyến đƣơng Quốc lộ 1B và nằm rải rác trên các tuyến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá đến môi trường tại huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 49)