6. Cấu trúc của đề tài
1.2.2. Câu không đầy đủ
1.2.2.1. Xác định và phân biệt câu không đầy đủ với câu đầy đủ
1) Xác định câu không đầy đủ
Vấn đề xác định câu không đầy đủ khá phức tạp. Như đã trình bày ở
mục Tổng quan, trong các công trình nghiên cứu về ngữ pháp, ý kiến của các
tác giả về vấn đề này không thống nhất. Trong luận văn này, chúng tôi hiểu khái niệm câu không đầy đủ theo cách hiểu của Nguyễn Văn Lộc và Nguyễn Mạnh Tiến. Theo đó, câu không đầy đủ được xác định trong mối quan hệ với câu đầy đủ. Cụ thể:
a) Câu đầy đủ là câu không có hiện tượng tỉnh lược (hay sự thiếu vắng) thành phần bắt buộc nào đó bị quy định bởi ngữ cảnh của câu. Ngữ cảnh của câu nói
ở đây được hiểu bao gồm: văn cảnh ngoài câu (được hiểu là những câu (hay phần văn bản) ở trước và sau câu được xét) và hoàn cảnh, tình huống nói năng (gồm hình thức, tính chất, mục đích giao tiếp, đặc điểm của chủ thể, đối thể giao tiếp).
b) Phù hợp với cách hiểu vừa nêu về câu đầy đủ, câu không đầy đủ được hiểu là câu có sự tỉnh lược (hay thiếu vắng) thành phần bắt buộc nào đó bị quy định bởi ngữ cảnh của câu. [20, 427-428].
Chẳng hạn, trong chuỗi câu: “Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười.”, câu thứ nhất là câu đầy đủ (vì trong nó không có sự lược bỏ hay thiếu vắng thành phần bắt buộc nào); câu thứ hai là câu không đầy đủ (vì trong nó có sự lược bỏ thành phần bắt buộc là vị ngữ).
2) Phân biệt câu không đầy đủ với câu đầy đủ có thành phần bị tỉnh lược
Theo cách hiểu trên đây, câu không đầy đủ luôn là câu có sự tỉnh lược (hoặc thiếu vắng) thành phần bắt buộc nào đó (do đó, một số tác giả thường gọi câu không đầy đủ là câu tỉnh lược). Tuy nhiên, cần thấy rằng không phải mọi câu có thành phần bị tỉnh lược đều là câu không đầy đủ. Đây là vấn đề khá phức tạp Để làm rõ vấn đề này, các tác giả cuốn Ngữ pháp tiếng Việt phân tích các ví dụ dưới đây.
(1) Kẻ dốt nát khổ nhưng Ø không biết rằng mình khổ. (Nam Cao) (2) Tiền bạc cưới thì bố tôi bảo Ø đã đưa cho bố cả rồi. (Tô Hoài)
(3) Tâm tin rằng Ø đã làm đủ bổn phận khi mỗi tháng gửi giúp bà cụ một số
tiền. (Thạch Lam)
(4) Mọi người vào hầm lấy lương khô ra ăn Ø. (Nguyễn Minh Châu) (5) Thấy tôi lù rù như thế bọn trẻ chỉ biết ra sức săn sóc Ø. (Tô Hoài) (6) Khi Tâm quay đi, mấy người bạn nhìn theo Ø thương hại. (Thạch Lam) (7) Cửa hàng hai chị em Liên trông coi Ø là một cửa hàng tạp hoá. (Thạch Lam)
Trong những câu trên đây, đã có sự tỉnh lược các thành phần câu (chủ ngữ ở ba câu đầu và bổ ngữ ở năm câu tiếp theo). Tuy nhiên, theo các tác giả, không nên coi những câu này là câu không đầy đủ vì có thể hiểu đúng nghĩa của chúng mà không cần dựa vào văn cảnh ngoài câu (những câu đứng trước) hoặc hoàn cảnh, tình huống nói năng.
Như vậy, có thể thấy sự khác nhau giữa câu đầy đủ và câu không đầy đủ thể hiện ở chỗ ở câu đầy đủ, mặc dù cũng có thể có hiện tượng tỉnh lược thành phần nào đó (chủ ngữ, bổ ngữ) nhưng đó là sự tỉnh lược bị quy định bởi văn cảnh trong
câu; còn ở câu không đầy đủ, sự tỉnh lược luôn là kiểu tỉnh lược bị quy định bởi
văn cảnh ngoài câu (hoặc bởi hoàn cảnh, tình huống nói năng) [20, 428].
Theo chúng tôi, sự phân biệt câu không đầy đủ với câu đầy đủ qua các ví dụ trên đây là rõ ràng, thỏa đáng, có sức thuyết phục.
Như vậy, không phải mọi câu có hiện tượng tỉnh lược thành phần đều là câu không đầy đủ.
1.2.2.2. Các kiểu câu không đầy đủ
Câu không đầy đủ theo cách hiểu trên đây có thể được phân loại theo phương thức cấu tạo thành hai kiểu chính: câu không đầy đủ được tạo ra bằng phép tỉnh lược và câu không đầy đủ được tạo ra bằng phép tách câu.
1) Câu không đầy đủ được tạo ra bằng phép tỉnh lược
Theo tính chất của thành phần bị tỉnh lược, câu không đầy đủ được tạo ra bằng phép tỉnh lược được chia thành các kiểu nhỏ sau:
a) Câu tỉnh lược chủ ngữ
Đây là kiểu câu tỉnh lược phổ biến nhất. Ở kiểu này, cần phân biệt:
a1) Câu tỉnh lược chủ ngữ bị quy định bởi văn cảnh
Ví dụ: (Ông ấy long tong ở sở máy đèn.) Ngày nào Ø cũng đi làm từ sáu
giờ. (Nam Cao).
(Thanh quyện sắt giữ chặt chân họ). Ø Làm sao mà chạy đi cho được. (Anh Đức)
a2) Câu tỉnh lược chủ ngữ bị quy định bởi hoàn cảnh, tình huống nói năng
Hoàn cảnh, tình huống nói năng gồm các tình huống độc thoại (khi ghi nhật kí), đối thoại (khi hỏi, trả lời), khi thông báo ngắn gọn ở trước các cửa hàng, cửa hiệu…hoặc phòng làm việc.
Ví dụ: Tối nay Ø nôn nao và mệt rũ. Ø Làm nhiều. Ø Hút thuốc lá nhiều.
(Nam Cao - Nhật kí ở rừng)
Ø Về muộn mấy? Ø Hẵng vào chơi đã nào. (Kim Lân) Ø Bán cá giống. (Thông báo trước trại nuôi cá)
Ø Mua sắt thép phế. (Thông báo trước cơ sở thu mua phế liệu) Ø Đề nghị để giày dép ở ngoài! (Lời viết ở cửa phòng làm việc)
b) Câu tỉnh lược vị ngữ
Vị ngữ rất ít khi bị lược bỏ. Nhìn chung, câu tỉnh lược vị ngữ chủ yếu gặp trong lời hội thoại hay trong lời nói thuộc phong cách văn chương.
Ví dụ: (Tiếng hát ngừng.) Cả tiếng cười Ø. (Nam Cao)
(Khang nghĩ đến Hà Nội, ánh sáng của nhà hát lớn, sân khấu người xem.) Tôi, Ø đến vợ con. (Nam Cao)
c) Câu tỉnh lược cả chủ ngữ lẫn vị ngữ
Câu tỉnh lược kiểu này cũng rất hiếm và chủ yếu gặp trong lời đối thoại hay lời nói nghệ thuật.
Ví dụ: (Bố cháu hi sinh rồi.) Ø Ø Năm 72. (Báo văn nghệ) (Dẫn theo [40, 195])
(Thoáng chốc Quyên nhớ đến mọi nét, mọi vẻ của Cà Mỵ.) Ø Ø Cả
cái cử chỉ
khi Cà Mỵ ôm cô mà hôn thật kêu. (Anh Đức) (Dẫn theo [40, 190]) d) Câu tỉnh lược bổ ngữ
Ở kiểu này, phổ biến và đáng chú ý hơn là sự tỉnh lược bị quy định bởi văn cảnh.
Ví dụ; (Ấy khẽ chứ cậu, để nó ngủ.) Tôi vừa mới đặt Ø xong. (Thạch Lam) (Tên lính đã trở lại.) Lần này có tên trung úy đi theo Ø (Anh Đức)
đ) Câu tỉnh lược cả chủ ngữ lẫn bổ ngữ
Ví dụ: (Thật cậu Phúc ác quá.) Ø Đã không cho Ø thì thôi lại còn thả chó ra
e) Câu tỉnh lược cả chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ
Câu tỉnh lược kiểu này rất hiếm và cũng chủ yếu gặp trong văn bản nghệ thuật. Ví dụ: (72) (Đó là tiếng cười, tiếng hát.)
Có lẽ Ø Ø Ø của dân làng. (Tô Hoài) (Dẫn theo [40,191])
g) Câu tỉnh lược định ngữ của danh từ chỉ bộ phận bất khả li
Định ngữ của danh từ chỉ bộ phận bất khả li là một trong những thành tố bắt buộc của câu; vì vậy, việc lược bỏ nó luôn bị quy định bởi văn cảnh hoặc hoàn cảnh, tình huống nói năng và câu tỉnh lược định ngữ kiểu này cũng được coi là câu không đầy đủ.
Ví dụ: (Hai mắt ông trợn ngược.) (73) Hai má Ø phình to. (Nam Cao)
2) Câu không đầy đủ được tạo ra bằng phép tách câu
Theo đặc tính của bộ phận tách ra, kiểu này được chia thành những kiểu nhỏ sau:
a) ) Câu không đầy đủ là vị ngữ được tách ra Ví dụ:
Bọn người nhìn theo anh ta. Im lặng. (Nguyễn Thị Ngọc Tú)
Tôi lặng lẽ ra khỏi hang. Cũng không có một ý nghĩ gì rõ rệt. (Tô Hoài)
Chỉ ở những chỗ không ai ngờ tới mới có đò ngang sang sông. Có lối tắt
vòng sau lưng phủ Hoài ra đầu ô.Và có hàng quán. (Tô Hoài)
b) Câu không đầy đủ là bổ ngữ được tách ra
Ví dụ:
Anh mới mua được một quyển sách. Cho em. (Báo Văn nghệ)
c) Câu không đầy đủ là trạng ngữ được tách ra
Ví dụ:
Sáng hôm sau Điền ngồi viết. Giữa lúc con khóc, vợ càu nhàu và tiếng
đòi nợ nheo nhéo ngoài ngõ. (Nam Cao)
Tôi sẽ trở về Hà Nội sau. Bằng tầu hỏa hoặc ô tô chở hàng. (Hồng Nhu)
d) Câu không đầy đủ là định ngữ được tách ra
Ví dụ:
Rừng Hoành Bồ có một nương dó. Rộng và sâu lắm. (Nguyễn Tuân)
đ) Câu không đầy đủ là chú giải ngữ được tách ra
Ví dụ:
Có một buổi trưa lung linh nắng làm cho tôi nhớ quê hương vô hạn. Một
buổi trưa ở Chúp. (Trần Cư)
Một người đội mũ ca lô xăm xăm tiến vào quán. Anh trật tự bến đò. (Nguyễn Tuân)
e) Câu không đầy đủ là vế câu được tách ra
Ví dụ:
Ngủ trọ phải trả hai xu một tối. Nếu chị không ăn cơm, ăn quà.
(Ngô Tất Tố)
Chúng con bắt phải nộp thay. Vì tên Dậu là thân nhân của hắn.
(Ngô Tất Tố)