Xác định câu không đầy đủ được tạo ra bằng phép tỉnh lược

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) câu không đầy đủ trong truyện ngắn chọn lọc của nguyễn công hoan xét về mặt ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng​ (Trang 42 - 46)

6. Cấu trúc của đề tài

2.2.1. Xác định câu không đầy đủ được tạo ra bằng phép tỉnh lược

Câu không đầy đủ được tạo ra bằng phép tỉnh lược (dưới đây sẽ gọi gọn là câu tỉnh lược) là câu không đầy đủ trong đó có hiện tượng tỉnh lược một hay một số thành phần bắt buộc (chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ và định ngữ chỉ danh từ chỉ bộ phận bất khả li).

Như đã chỉ ra trên đây, trong luận văn này, thủ pháp tỉnh lược (phép tỉnh lược) với tư cách là thủ pháp được các tác giả dùng trong tạo lập văn bản, được phân biệt với thủ pháp lược bỏ với tư cách là một trong các thủ pháp hình thức (thủ pháp cải biến) được dùng trong nghiên cứu ngữ pháp (chủ yếu là nghiên cứu câu). Với tư cách một thủ pháp trong tạo lập văn, thủ pháp tỉnh lược được tác giả (thường là nhà văn) sử dụng khi đặt câu nhằm mục đích ngữ pháp (liên kết câu) hay mục đích tu từ (tạo sự ngắn gọn, tiết kiệm, dồn nén thông tin) mà kết quả thu được là những câu tỉnh lược thành phần. Ví dụ: (1) “Nó choàng

dậy. Ø Lại bắt đầu lo.”. Với tư cách là một thủ pháp hình thức được dùng trong

nghiên cứu câu, thủ pháp lược bỏ thường được hiểu là một thao tác cú pháp cơ

bản trong ngữ pháp cải biến mà điều kiện để dùng cải biến lược bỏ là khả năng khôi phục lại các yếu tố lược bỏ.

Như vậy, tỉnh lược là thủ pháp dùng trong tạo lập văn bản, còn lược bỏ là thủ pháp được dùng trong nghiên cứu, phân tích văn bản.

Từ góc độ tạo lập văn bản, tỉnh lược thường gắn với chức năng liên kết văn bản. Vì vậy, khi xác định các phép liên kết; Trần Ngọc Thêm coi tỉnh lược là một trong các phép liên kết.

Từ góc độ tạo lập văn bản, tỉnh lược được chia thành hai loại: tỉnh lược có chức năng liên kết văn bản và tỉnh lược không có chức năng liên kết văn bản.

Theo Trần Ngọc Thêm, loại tỉnh lược có chức năng liên kết văn bản phải có hai điều kiện:

- Yếu tố tỉnh lược cần thiết cho việc hiểu nội dung của phát ngôn (câu).

- Việc khôi phục lại yếu tố tỉnh lược phải dựa vào một phát ngôn khác gần đó (vì yếu tố đó có mặt trong phát ngôn ấy) [40, 100].

Thuộc về kiểu tỉnh lược có chức năng liên kết là kiểu tỉnh lược ở ví dụ (1) hoặc ở câu (2) Nó gật giúi dụi. Mấy lần Ø suýt ngã. (Phành phạch, tr.380)

Thuộc về kiểu không có chức năng liên kết là kiểu tỉnh lược thường gặp trong tục ngữ như: “Ø Ăn quả Ø nhớ kẻ trồng cây. Ø Biết thì thưa thốt, Ø

không biết dựa cột mà nghe.” Cũng có thể kể vào kiểu tỉnh lược không có chức

năng liên kết là tỉnh lược chủ ngữ bên những vị ngữ là động từ chỉ hoạt động khái quát (có thể, cần phải, nên, thấy) ứng với chủ thể là ta, chúng ta, người ta. Chẳng hạn, trong truyện “Răng con chó của nhà tư sản” có câu (3) Khi ô tô chưa đỗ hẳn thì Ø đã thấy con chó nhảy vọt từ trên xuống đất, ngoe nguẩy đuôi, vừa sủa, vừa chồm lên hai người vừa bước xuống.”. Câu này có sự tỉnh lược

chủ ngữ ở trước động từ thấy nhưng việc khôi phục chủ ngữ (người ta) không thể và không cần “dựa vào phát ngôn gần đó” như Trần Ngọc Thêm chỉ ra.

Đối với kiểu tỉnh lược có chức năng liên kết, yếu tố tỉnh lược được gọi là

lược tố (kí hiệu là Ø). Phát ngôn (câu) chứa lược tố được gọi là kết ngôn. Phát

ngôn làm cơ sở cho việc khôi phục lược tố được gọi là chủ ngôn, yếu tố tương ứng lược tố được gọi là chủ tố. [40, 160].

Trong luận văn này, chúng tôi sẽ sử dụng các thuật ngữ trên đây để miêu tả hiện tượng tỉnh lược thành phần câu và câu tỉnh lược thành phần. Riêng thuật

ngữ phát ngôn mà Trần Ngọc Thêm sử dụng, trong phần lớn trường hợp, sẽ

được thay bằng thuật ngữ câu.

2.2.2. Vấn đề phân biệt câu không đầy đủ được tạo ra bằng phép tỉnh lược với câu không đầy đủ được tạo ra bằng phép tách câu

Trong việc nghiên cứu câu không đầy đủ (trong đó có việc phân loại câu không đầy đủ theo phương thức cấu tạo), điều khiến chúng tôi băn khoăn nhiều là ranh giới giữa câu không đầy đủ được tạo ra bằng phép tỉnh lược (câu tỉnh lược) và câu không đầy đủ được tạo ra bằng phép tách câu (câu vốn là thành phần, bộ phận câu được tách ra). Theo Diệp Quang Ban, sự khác nhau chủ yếu giữa hai kiểu câu này là ở khả năng khôi phục lại thành phần bị lược bỏ hay thiếu vắng trong câu. Khảo sát trên cứ liệu “Truyện ngắn chọn lọc” Nguyễn công Hoan, chúng tôi gặp những trường hợp có thể luận giải theo cả hai khả năng. Chẳng hạn, thử xem xét các trường hợp sau đây.

(5) (Anh cứ hát.) Hết sức hát. Gò ngực mà hát. Há miệng ra mà hát. (Anh Xẩm,

tr.330-331)

(6) (Đến nơi, cô xổ khăn ra.) Lấy lược chải lại đầu tóc. Rồi rẽ đường ngôi. Rồi

uốn lại tóc cho cong xuống…(cô Kếu, gái tân thời, tr.149).

(7) (Bà giúi vào nó một cái thật mạnh.) Rồi lại nằm xuống. (Phành phạch, tr.380)

Trong ví dụ (4), câu thứ hai, xét theo phương thức cấu tạo, có thể hiểu theo hai cách:

- Coi là câu tỉnh lược chủ ngữ. Theo cách hiểu này, có thể bổ sung chủ ngữ bị tỉnh lược vào. Ví dụ: Họ lại tức dữ. Họ lại cho thêm một trận nữa.

- Coi là câu vốn là vị ngữ đồng loại được tách ra. Theo cách hiểu này, có thể nhập câu thứ hai vào câu thứ nhất. Ví dụ: Họ lại tức dữ, lại cho thêm một trận nữa.

Trong ví dụ (5), các câu từ thứ hai đến thứ tư cũng có thể luận giải theo hai cách:

- Coi đây là những câu tỉnh lược chủ ngữ. Theo cách luận giải này, có thể khôi phục lại chủ ngữ ở những câu đang xem xét như sau: Anh cứ hát. Anh hết

sức hát. Anh gò ngực mà hát. Anh há miệng ra mà hát.

- Coi đây là những câu vốn là vị ngữ đồng loại được tách ra. Theo cách luận giải này, có thể chuyển những câu đang xem xét thành vị ngữ đồng loại của câu đầy đủ đứng trước. Ví dụ: Anh cứ hát, hết sức hát, gò ngực mà há, há miệng ra mà hát.

Đối với các ví dụ (6), (7), những câu đứng sau câu đầu đều có khả năng luận giải theo hai cách tương tự, như với những câu ở ví dụ (4), (5). Chẳng hạn, ở ví dụ (6), đối với câu đứng sau, có thể thực hiện một trong hai khả năng tái lập: - Khôi phục lại chủ ngữ ở hai câu sau: “Đến nơi, cô xổ khăn ra. Cô lấy lược

khôi phục chủ ngữ phù hợp với cách luận giải coi hai câu sau là câu tỉnh lược chủ ngữ.

- Chuyển hai câu sau thành vị ngữ đồng loại của câu thứ nhất. Ví dụ: Đến nơi, cô xổ khăn ra, lấy lược chải lại mái, rồi rẽ đường ngôi, rồi uốn lại tóc cho cong xuống. Sự khôi phục này phù hợp với cách luận giải coi hai câu sau là câu vốn

là vị ngữ đồng loại được tách ra.

Sự phân tích trên đây cho thấy mặc dù cần thiết và có cơ sở phân biệt câu tỉnh lược với câu tách thành phần (câu dưới bậc) như Diệp Quang Ban chỉ ra nhưng cũng cần thừa nhận rằng ranh giới giữa hai loại câu này không phải luôn được thể hiện rõ ràng, dứt khoát. Do đó, trên thực tế, việc xác định, phân biệt rạch ròi hai loại câu này là điều rất khó thực hiện. Trong luận văn này, đối với trường hợp có hai khả năng luận giải và tái lập kiểu như trên đây, theo chúng tôi, cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xem xét, chọn giải pháp. (Nếu việc khôi phục lại yếu tố được giả định là bị tỉnh lược tạo nên những câu không tự nhiên, bình thường thì nên coi đó là phép tách câu).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) câu không đầy đủ trong truyện ngắn chọn lọc của nguyễn công hoan xét về mặt ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng​ (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)