Tính không đầy đủ hay tính phụ thuộc về ngữ nghĩa của câu không đầy đủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) câu không đầy đủ trong truyện ngắn chọn lọc của nguyễn công hoan xét về mặt ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng​ (Trang 69 - 76)

6. Cấu trúc của đề tài

3.2.1. Tính không đầy đủ hay tính phụ thuộc về ngữ nghĩa của câu không đầy đủ

3.2.1.1. Mối quan hệ giữa tính không đầy đủ về ngữ nghĩa và tính không đầy đủ về cú pháp

Như đã trình bày ở mục Tổng quan, cú pháp và ngữ nghĩa (nghĩa biểu

hiện) của câu là hai mặt khác nhau. Tuy nhiên, đều là các bình diện thuộc về câu như là thể thống nhất, hoàn chỉnh nên cú pháp và ngữ nghĩa luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mô hình cú pháp của câu với các thành phần bắt buộc (chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ bắt buộc) và tự do (trạng ngữ) về nguyên tắc, cần

được lấp đầy bởi các đơn vị từ vựng cụ thể - các thành tố ngữ nghĩa hay các vai nghĩa. Chẳng hạn, mô hình cú pháp CN- VN tương ứng với câu cụ thể được làm đấy về từ vựng như: (1) Bà ấy vẫn chạy. (2) Bà ấy vẫn kêu. (3) Bà ấy vẫn thở. (Thằng ăn cắp). Mô hình cú pháp CN- VN - BN tương ứng với những câu cụ thể được làm đấy về từ vựng như: (4) Bà hàng thịt sờ lại ruột tượng. (5) Bà hàng bún riêu nắn lại túi tiền. (6) Bà hàng lê bấm cô hàng bánh đúc. (Thằng ăn cắp).

Những câu trên đây đều là những câu đầy đủ (câu hoàn chỉnh, câu tự lập) về ngữ pháp, đồng thời, cũng là những câu đầy đủ về ngữ nghĩa (câu tự nghĩa). Như vậy, tính đầy đủ về cú pháp và tính đầy đủ về ngữ nghĩa thường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau như ở trường hợp trên đây. Trái với trường hợp trên đây, khi mô hình cú pháp của câu không được làm đầy bởi các đơn vị từ vựng cụ thể, ta sẽ có những câu không đầy đủ về cú pháp và ngữ nghĩa như đã được miêu tả ở Chương 2.

3.2.1.2. Sự phụ thuộc về ngữ nghĩa của câu không đầy đủ

Một trong những đặc điểm của câu không đầy đủ về ngữ nghĩa là sự phụ thuộc về ngữ nghĩa vào những câu đứng trước (hoặc đứng sau) chúng, tức là chúng không có tính tự nghĩa mà mang tính hợp nghĩa. Sự phụ thuộc này thể hiện ở chỗ để hiểu đúng, hiểu rõ nghĩa của chúng, cần dựa vào câu đứng trước hoặc đứng sau (những câu giữ vai trò là chủ ngôn hay vai trò văn cảnh). Chẳng hạn, để hiểu rõ nghĩa của những câu như:

(7) Chạy hăng quá. (Thằng ăn cắp)

(8) Không biết làm thế nào cho yên chuyện. (Cụ Chánh Bá mất giày) (6) Chỉ biết sống mơ mộng. (Cái tết của những đại văn hào)

(10) Rồi lên giường đắp chăn. (Nỗi lòng ai tỏ)

không thể không dựa vào văn cảnh, cụ thể là dựa vào những câu đứng trước. Chính tính phụ thuộc về ngữ nghĩa khiến cho câu với tư cách là đơn vị tối thiểu của văn bản trở thành đơn vị không thể tách rời khỏi văn bản như môi trường sống, môi trường tồn tại của mình. Nói cách khác, chính văn bản là điều

kiện để mỗi câu (trong đó có câu không đầy đủ) có thể hiểu được và phát huy được hiệu quả giao tiếp của mình. Cũng chính nhờ có môi trường văn bản mà câu không đầy đủ (mà từng có thời bị coi là câu què, câu cụt, câu sai) có được

tính hợp thức, thậm chí, được coi là câu hay, câu mang tính nghệ thuật, thể hiện sự sáng tạo của nhà văn.

3.2.2. Các kiểu câu tỉnh lược nghĩa ở câu không đầy đủ

Khi xem xét sự tỉnh lược ngữ nghĩa ở câu không đầy đủ, chúng tôi sẽ dựa vào lí thuyết về ngữ nghĩa (nghĩa biểu hiện), cụ thể là dựa vào các khái niệm như: cấu trúc ngữ nghĩa, tham thể ngữ nghĩa (vai nghĩa) hạt nhân ngữ nghĩa đã được trình bày trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt của Nguyễn văn Lộc và Nguyễn Mạnh Tiến [20, 186-194].

Ở đây, cần chỉ ra rằng đề cập đến sự tỉnh lược ngữ nghĩa (gắn với tỉnh lược ngữ pháp) chưa phải là đã bao quát được đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa (cấu trúc nghĩa biểu hiện) của toàn bộ câu không đầy đủ (vì đối với câu không đầy đủ được tạo ra bằng phép tách câu, không thể nói về sự tỉnh lược dù là về phương diện nào). Tuy nhiên, do câu không đầy đủ được tạo ra bằng phép tách câu có số lượng không lớn (chỉ có 96 câu, chiếm tỉ lệ 8,1%) nên chúng tôi tạm thời không đề cập đến tổ chức ngữ nghĩa (sự thiếu vắng các thành tố nghĩa) ở kiểu câu này.

Như đã nói ở trên, các kiểu tỉnh ngữ nghĩa ở câu không đầy đủ sẽ được xem xét gắn với các kiểu tỉnh lược cú pháp. Hai kiểu tỉnh lược này sẽ có sự tương ứng hoàn toàn trong trường hợp các thành phần cú pháp của câu (chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ) được biểu hiện bằng thực từ. Chẳng hạn, ở câu (11) Ø Rồi

lại nằm im (Cái tết của những đại văn hào), thành phần bị tỉnh lược về cú pháp

là chủ ngữ tương ứng hoàn toàn với tham thể ngữ nghĩa bị tỉnh lược là chủ thể (đều là anh). Ở (12) Ø Lại cho Ø thêm một trận nữa. (Thằng ăn cắp), các thành phần cú pháp bị tỉnh lược là chủ ngữ, bổ ngữ tương ứng hoàn toàn với các tham thể chủ thể (họ) và đối thể (nó).

Dưới đây là một số kiểu tỉnh lược ngữ nghĩa cụ thể.

1) Tỉnh lược tham thể chủ thể

Kiểu này gồm các kiểu nhỏ sau:

a) Tỉnh lược chủ thể hành động

Kiểu chủ thể này đặc trưng cho hạt nhân ngữ nghĩa là động từ chỉ hành động. Ví dụ:

(13) (Người ta đến càng đông.) Ø Vẫn đánh nó. (Bữa no..đòn, tr.236)

(14) (Một tốp người đi. Một tốp người lại.) Ø Tranh nhau đi lại (Bữa no.. đòn, tr.232)

(15) (Con cắn cỏ, cắn rác lạy các ông, các bà.). Ø Đừng bắt con bỏ bóp. (Thế

cho nó chừa, tr.245)

b) Tỉnh lược chủ thể trạng thái

Kiểu chủ thể này đặc trưng cho hạt nhân ngữ nghĩa là các động từ trạng thái. (16) (Dần dần, nó thấy mệt.) Ø Mệt quá. (Thế cho nó chừa, tr.247)

(17) (Nó choàng dậy.) Thì lại bắt đầu lo sợ. (Thế cho nó chừa, tr.247)

c) Tỉnh lược chủ thể đặc điểm

Kiểu chủ thể này đặc trưng cho hạt nhân ngữ nghĩa là các động từ chỉ đặc điểm.

Ví dụ:

(18) (Chung quy chỉ chết một mình con Thanh.) Ø Đã bận lại thêm tíu tít.

(Thanh! Dạ!)

(19) (Thì nó liều.) Ø Liều chết để sống. (Bữa no..đòn, tr.234)

(20) (Chợ đã vãn dần.) Ø Đã bớt tanh, Ø Đã bớt ồn ào. (Bữa no..đòn, tr.234)

d) Tỉnh lược chủ thể chỉ công dụng (chức năng, tác dụng) của sự vật

Kiểu chủ thể này đặc trưng cho hạt nhân ngữ nghĩa là động từ chỉ chức năng, tác dụng của sự vật.

Ví dụ:

(21). (Cái áo ấy có hai công dụng.) Ø Vừa để che cái thân khẳng khiu, khô đét,

cho khỏi rõ những mạch máu và bộ xương sườn, vừa để giấu tạm giấu tạm thời các thứ lấy cắp. (Bữa no..đòn, tr.233)

2) Tỉnh lược hạt nhân ngữ nghĩa

Tỉnh lược hạt nhân ngữ nghĩa chỉ trạng thái, quá trình (sự diễn tiến của thời gian). Kiểu hạt nhân ngữ nghĩa này thường đòi hỏi chủ thể chỉ thời gian.

Ví dụ:

(22) Năm phút …Ø. Mười phút …Ø (Thằng ăn cắp)

Trong câu (22) hạt nhân ngữ nghĩa (đồng thời là vị ngữ) bị tỉnh lược cần được hiểu là “trôi qua”.

(23) Năm hôm, mười hôm Ø. (Ngậm cười, tr.280)

(24) Rồi nửa tháng, lại một tháng. Ø (Ngậm cười, tr.281) (25) Rồi nửa, một tháng, hai tháng. Ø (Ngậm cười, tr.281)

Trong các câu (23), (24), (25), hạt nhân ngữ nghĩa (và đồng thời là vị ngữ- hạt nhân cú pháp) bị tỉnh lược cũng là động từ trôi qua chỉ sự diễn tiến

của thời gian.

3) Tỉnh lược chủ thể và hạt nhân ngữ nghĩa

Ví dụ:

(26) (Mày đi mua cho tao ba xu ô mai.) Ø Ø Đằng chua ấy nhé. (Thanh! Dạ!,

tr.242)

(27) (Một người giơ cổ tay, trỏ chiếc đồng hồ chữ nhật:

- Y hẹn đúng tám giờ.) Ø Ø Không sai một phút. (Thanh! Dạ!, tr.239)

Ở ví dụ (26) có sự tỉnh lược ngữ nghĩa đối với chủ thể (mày) và hạt nhân (mua): Mày mua đằng chua ấy nhé.

Ở ví dụ (27), có sự tỉnh lược ngữ nghĩa đối với chủ thể (chúng tôi) và hạt nhân ngữ nghĩa (đến): “Chúng tôi đến không sai một phút.”.

4) Tỉnh lược chủ thể và đối thể

Ví dụ:

(28) (Người ta đến càng đông…). Ø Vẫn chửi Ø. Ø Vẫn đấm Ø. Ø Vẫn thụi Ø.

Ở ví dụ (28), có sự tỉnh lược ngữ nghĩa đối với chủ thể (họ hoặc người ta) và đối thể (nó): “Người ta vẫn chửi nó. Người ta vẫn đấm nó. Người ta vẫn thụi

nó. Người ta vẫn bịch nó. ”.

(29) (Nó dừng lại:) Ø Chờ Ø (Bữa no..đòn, tr.235)

Ở ví dụ (29), có sự tỉnh lược chủ thể (nó) và đối thể (cần hiểu là cơ hội): “Nó chờ cơ hội.”.

5) Tỉnh lược đối thể

Ví dụ:

(30) (Một thằng chạy.) Mấy trăm người đuổi. Ø

(31) (Nó mở mắt ra nhìn.). Họ lại huỵch Ø. Họ lại thụi Ø. Họ lại tát Ø. Họ lại

đá Ø. ( Thằng ăn cắp, tr.)

(32) (Nó lạy.Nó van.) Nhưng ai tha Ø.… Họ càng ghét, Ø, túm lại đánh Ø như

mưa. (Thằng ăn cắp)

(33) (Đôi giày của cụ thế nào hở cậu?). Hỏi xong nhà chủ sai người đổ đi soi đèn tìm Ø khắp mọi nơi… Càng không thấy Ø, chủ nhà càng lo. (Cụ Chánh Bá

mất giày)

Trong ví dụ (30), có sự tỉnh lược tham thể đối thể (nó) của hoạt động

(đuổi) nêu ở hạt nhân ngữ nghĩa (Mấy trăm người đuổi (theo) nó.).

Trong ví dụ (31), có sự tỉnh lược tham thể đối thể (nó) của hoạt động nêu ở hạt nhân ngữ nghĩa (uỵch, thụi, tát, đá). Nếu khôi phục lại, ta sẽ có những câu: Họ lại uỵch nó. Họ lại thụi nó. Họ lại tát nó. Họ lại đá nó.

Trong ví dụ (32), có sự tỉnh lược tham thể đối thể (nó) của các hoạt động ghét, đánh (Họ càng ghét nó, tóm lại đánh nó như mưa.).

Trong ví dụ (33), có sự tỉnh lược tham thể đối thể (đôi giày) xét trong mối quan hệ với hoạt động tìm, thấy (Hỏi xong, chủ nhà sai người soi đèn đổ đi

tìm đôi giày khắp mọi nơi… Càng không thấy đôi giày, chủ nhà càng lo.). 6) Tỉnh lược chủ thể, hoạt động, đối thể

Ví dụ:

(34) (Người ta đến càng đông. Vẫn đánh nó.) Ø Ø Ø Cả đòn càn, đòn gánh nữa. (Bữa no..đòn, tr.236)

(35) Ø Vẫn Ø Ø cẳng chân. Ø Vẫn Ø Ø cẳng tay. Ø Vẫn Ø Ø đòn càn. Ø Vẫn Ø Ø đòn gánh. (Bữa no..đòn, tr.236)

Trong ví dụ (34), có sự tỉnh lược cả ba thành tố ngữ nghĩa: chủ thể (người ta), hoạt động (đánh), đối thể (nó); thành tố nghĩa còn lại (đòn càn, đòn

gánh) chỉ là công cụ. (Người ta đánh nó cả bằng đòn, đòn gánh nữa.)

Trong ví dụ (35), cũng có sự tỉnh lược cả ba thành tố nghĩa trong cấu trúc ngữ nghĩa cơ sở của câu: chủ thể (người ta), hoạt động (đánh), đối thể

(nó). Khôi phục lại các thành tố bị tỉnh lược, ta có những câu: Người ta vẫn đánh nó bằng cẳng chân. Người ta vẫn đánh nó bằng cẳng tay. Người ta vẫn đánh nó bằng đòn càn. Người ta vẫn đánh nó bằng đòn gánh.

Việc khôi phục lại các thành tố ngữ nghĩa (đồng thời cũng là các thành tố cú pháp) như trên đây tạo ấn tượng về sự trùng lặp ngữ nghĩa. Đây chính là lí do giải thích vì sao tác giả đã chọn biến thể tỉnh lược chứ không chọn biến thể đầy đủ của câu.

7) Tỉnh lược tham thể kẻ sở hữu (chủ hữu) sự vật là bộ phận bất khả li

Tham thể kẻ sở hữu (chủ hữu) sự vật là bộ phận bất khả li thực ra không thuộc hệ thống thành tố ngữ nghĩa trong tổ chức nghĩa biểu hiện của cấu trúc với hạt nhân ngữ nghĩa là vị từ (động từ, tính từ). Đây là thành tố ngữ nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu hiện có hạt nhân ngữ nghĩa là danh từ, cụ thể danh từ chỉ bộ phận bất khả li (đầu, mình, mắt, mũi, chân, tay…) Trong tổ chức ngữ nghĩa của cấu trúc danh từ và của câu nói chung, tham thể kẻ sở hữu sự vật bất khả li cũng là thành tố ngữ nghĩa bắt buộc vì việc lược bỏ nó đòi hỏi phải dựa vào ngữ cảnh (văn cảnh).

Dưới đây là một vài ví dụ về trường hợp tỉnh lược tham thể kẻ sở hữu. Ví dụ:

(36) Ngoài đường phố, ở quãng trước cửa nhà có bữa tiệc này có một người đàn bà.) Lưng Ø khoác áo tơi tả, đầu Ø đội chiếc nón nghệ, dáng điệu bỡ ngỡ. (Báo hiếu: trả nghĩa cha).

(37) (Người đàn bà ấy trạc ngoài sáu mươi tuổi, trông rõ quê mùa, đần, ngốc.)

Mặt mũi Ø đen đủi, dăn đeo, xấu như con khỉ. Hai mắt Ø thì toét nhoèn những nhử, Cái hàm trên Ø thì chìa ra như mái hiên. Hai tay Ø thì lóng ngóng lúng túng cởi mãi mới lấy được miếng trầu. (Báo hiếu: trả nghĩa cha)

(38) Đến đường, còn đương ngơ ngơ ngác ngác, chưa rõ nên đi lối nào, bà ta lập cập vấp một cái, ngã xoài ngay ra cống rãnh.) Quần áo, mặt mũi Ø lấm bê bết. (Báo hiếu: trả nghĩa cha)

(39) (Anh ta trông dữ tợn, vì hai con mắt trắng dã trên màu da mun.). Song bản

tính Ø thực hiền lành, chất phác. (Samandji).

Trong những ví dụ từ (36) đến (39) đều có sự tỉnh lược tham thể kẻ sở hữu sự vật bất khả li. Ở câu (36), tham thể kẻ sở hữu bị tỉnh lược là bà (Lưng bà khoác áo tơi tả, đầu bà đội chiếc nón nghệ, dáng điệu bỡ ngỡ.) Ở câu (37),

Có tỉnh lược tham thể kẻ sở hữu (bà ta) ở bốn câu liên tiếp mà nếu khôi phục lại, ta sẽ có những câu đầy đủ sau: Mặt mũi bà ta đen đủi, dăn đeo, xấu như con khỉ.

Hai mắt bà ta thì toét nhoèn những nhử. Cái hàm trên bà ta thì chìa ra như mái hiên. Hai tay bà ta thì lóng ngóng, lúng túng cởi mãi mới lấy được miếng trầu.

Ở vị dụ (38), có sự tỉnh lược tham thể kẻ sở hữu bị (bà) xét trong mối quan hệ với “ mặt mũi”: Quần áo, mặt mũi bà lấm bê bết. Ở câu (39), có sự

tỉnh lược tham thể (anh ta) chỉ kẻ sở hữu sự vật nêu ở danh từ trung tâm (bản

tính): “Song, bản tính anh ta thực hiền lành, chất phác.”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) câu không đầy đủ trong truyện ngắn chọn lọc của nguyễn công hoan xét về mặt ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng​ (Trang 69 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)