6. Cấu trúc của đề tài
2.1. Nhận xét chung
Xem xét câu không đầy đủ về ngữ pháp là xem xét ở các mặt: phương thức cấu tạo các kiểu câu không đầy đủ, các câu không đầy đủ xét về mặt ngữ pháp, những điều kiện (về ngữ cảnh) cho phép tạo lập câu không đầy đủ. Đây là những vấn đề thú vị nhưng cũng rất phức tạp. Trong chương này, chúng tôi sẽ cố gắng lần lượt làm sáng tỏ những vấn đề phức tạp này.
Để có cơ sở miêu tả câu không đầy đủ về ngữ pháp, chúng tôi đã tiến hành thống kê câu không đầy đủ trong “Truyện ngắn chọn lọc” Nguyễn Công Hoan. Kết quả thống kê cho thấy trong 74 truyện ngắn được in trong “Truyện ngắn chọn lọc” Nguyễn Công Hoan có 1188 câu không đầy đủ. Phân loại 1188 câu không đầy đủ theo phương thức tạo lập và theo đặc điểm cấu tạo của từng kiểu câu, chúng tôi thu được kết quả như trình bày ở các bảng dưới đây.
Bảng 2.1. Các kiểu câu không đầy đủ (CKĐĐ) xét theo phƣơng thức cấu tạo
Số lƣợng, tỉ lệ Các kiểu CKDĐ Số lƣợng Tỉ lệ % Ví dụ CKDĐ là câu tỉnh lược 1092 91,9%
Rồi Ø len lén ra ngoài ao. Đêm hôm ấy về, Ø rớt nước mắt CKDĐ được tạo ra bằng phép tách câu 96 8,1% Chiều xẩm. Để ngài điểm. Tổng số 1188 100%
Bảng 2.2. Các kiểu câu không đầy đủ (CKĐĐ) là câu tỉnh lƣợc Số lƣợng, tỉ lệ Các kiểu CKDĐ Số lƣợng Tỉ lệ % Ví dụ Câu tỉnh lược CN 764 69,97% Mặc kệ, Ø bảo mãi chẳng nghe.
Ø Vào ăn cơm với tôi cho vui nhé.
Câu tỉnh lược VN 72 6,60% Năm phút Ø. Mười phút Ø.
Câu tỉnh lược CN, VN 76 6,96% Ø Ø Không sai một phút Ø Ø Mạnh vào một tí.
Câu tỉnh lược BN 51 4,67% Ai đuổi Ø hộ tôi. Nó ăn Ø.
Câu tỉnh lược CN, BN 65 5,95%
Rồi Ø thu thu Ø vào trong bọc.
Rồi Ø giơ thẳng cánh tay, ném Ø xuống nước.
Câu tỉnh lược CN, VN, BN 52 4.76%
Ø Ø Ø Không tiếc tay. Ø Ø Ø Cả bằng đòn càn, đòn gánh.
Câu tỉnh lược ĐN 12 1,09%
Mặt mũi Ø thì đen đủi. Tính tình Ø hiền lành, chất phác.
Bảng 2.3. Các kiểu câu không đầy đủ đƣợc tạo ra bằng phép tách câu Số lƣợng, tỉ lệ Các kiểu CKDĐ Số lƣợng Tỉ lệ % Ví dụ
Câu là VN được tách ra 25 26,04% Đã bớt tanh. Đã bớt ồn ào.. Rồi lên giường đắp chăn.
Câu là BN được tách ra 0 0%
Câu là TrN được tách ra 45 46,87% Sáng mùng một tết.
Để ngài điểm.
Câu là ĐN được tách ra 0 0%
Câu là vế câu được tách ra 26 27, 09% Vì nó đói quá.
Nhưng nó chẳng quan tâm.
Tổng số 96 100%
Trên cơ sở kết quả thống kê và phân loại sơ bộ trên đây, chúng tôi tiến hành miêu tả từng kiểu câu không đầy đủ.
2.2. Câu không đầy đủ đƣợc tạo ra bằng phép tỉnh lƣợc
Hiện nay thuật ngữ lược bỏ (tỉnh lược) thường được dùng theo hai nghĩa: lược bỏ như là một thủ pháp hình thức được nhà nghiên cứu dùng trong ngữ phápcải biến và lược bỏ (tỉnh lược) như là một thủ pháp nghệ thuật được người viết sử dụng trong tạo lập văn bản.
2.2.1. Xác định câu không đầy đủ được tạo ra bằng phép tỉnh lược
Câu không đầy đủ được tạo ra bằng phép tỉnh lược (dưới đây sẽ gọi gọn là câu tỉnh lược) là câu không đầy đủ trong đó có hiện tượng tỉnh lược một hay một số thành phần bắt buộc (chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ và định ngữ chỉ danh từ chỉ bộ phận bất khả li).
Như đã chỉ ra trên đây, trong luận văn này, thủ pháp tỉnh lược (phép tỉnh lược) với tư cách là thủ pháp được các tác giả dùng trong tạo lập văn bản, được phân biệt với thủ pháp lược bỏ với tư cách là một trong các thủ pháp hình thức (thủ pháp cải biến) được dùng trong nghiên cứu ngữ pháp (chủ yếu là nghiên cứu câu). Với tư cách một thủ pháp trong tạo lập văn, thủ pháp tỉnh lược được tác giả (thường là nhà văn) sử dụng khi đặt câu nhằm mục đích ngữ pháp (liên kết câu) hay mục đích tu từ (tạo sự ngắn gọn, tiết kiệm, dồn nén thông tin) mà kết quả thu được là những câu tỉnh lược thành phần. Ví dụ: (1) “Nó choàng
dậy. Ø Lại bắt đầu lo.”. Với tư cách là một thủ pháp hình thức được dùng trong
nghiên cứu câu, thủ pháp lược bỏ thường được hiểu là một thao tác cú pháp cơ
bản trong ngữ pháp cải biến mà điều kiện để dùng cải biến lược bỏ là khả năng khôi phục lại các yếu tố lược bỏ.
Như vậy, tỉnh lược là thủ pháp dùng trong tạo lập văn bản, còn lược bỏ là thủ pháp được dùng trong nghiên cứu, phân tích văn bản.
Từ góc độ tạo lập văn bản, tỉnh lược thường gắn với chức năng liên kết văn bản. Vì vậy, khi xác định các phép liên kết; Trần Ngọc Thêm coi tỉnh lược là một trong các phép liên kết.
Từ góc độ tạo lập văn bản, tỉnh lược được chia thành hai loại: tỉnh lược có chức năng liên kết văn bản và tỉnh lược không có chức năng liên kết văn bản.
Theo Trần Ngọc Thêm, loại tỉnh lược có chức năng liên kết văn bản phải có hai điều kiện:
- Yếu tố tỉnh lược cần thiết cho việc hiểu nội dung của phát ngôn (câu).
- Việc khôi phục lại yếu tố tỉnh lược phải dựa vào một phát ngôn khác gần đó (vì yếu tố đó có mặt trong phát ngôn ấy) [40, 100].
Thuộc về kiểu tỉnh lược có chức năng liên kết là kiểu tỉnh lược ở ví dụ (1) hoặc ở câu (2) Nó gật giúi dụi. Mấy lần Ø suýt ngã. (Phành phạch, tr.380)
Thuộc về kiểu không có chức năng liên kết là kiểu tỉnh lược thường gặp trong tục ngữ như: “Ø Ăn quả Ø nhớ kẻ trồng cây. Ø Biết thì thưa thốt, Ø
không biết dựa cột mà nghe.” Cũng có thể kể vào kiểu tỉnh lược không có chức
năng liên kết là tỉnh lược chủ ngữ bên những vị ngữ là động từ chỉ hoạt động khái quát (có thể, cần phải, nên, thấy) ứng với chủ thể là ta, chúng ta, người ta. Chẳng hạn, trong truyện “Răng con chó của nhà tư sản” có câu (3) Khi ô tô chưa đỗ hẳn thì Ø đã thấy con chó nhảy vọt từ trên xuống đất, ngoe nguẩy đuôi, vừa sủa, vừa chồm lên hai người vừa bước xuống.”. Câu này có sự tỉnh lược
chủ ngữ ở trước động từ thấy nhưng việc khôi phục chủ ngữ (người ta) không thể và không cần “dựa vào phát ngôn gần đó” như Trần Ngọc Thêm chỉ ra.
Đối với kiểu tỉnh lược có chức năng liên kết, yếu tố tỉnh lược được gọi là
lược tố (kí hiệu là Ø). Phát ngôn (câu) chứa lược tố được gọi là kết ngôn. Phát
ngôn làm cơ sở cho việc khôi phục lược tố được gọi là chủ ngôn, yếu tố tương ứng lược tố được gọi là chủ tố. [40, 160].
Trong luận văn này, chúng tôi sẽ sử dụng các thuật ngữ trên đây để miêu tả hiện tượng tỉnh lược thành phần câu và câu tỉnh lược thành phần. Riêng thuật
ngữ phát ngôn mà Trần Ngọc Thêm sử dụng, trong phần lớn trường hợp, sẽ
được thay bằng thuật ngữ câu.
2.2.2. Vấn đề phân biệt câu không đầy đủ được tạo ra bằng phép tỉnh lược với câu không đầy đủ được tạo ra bằng phép tách câu
Trong việc nghiên cứu câu không đầy đủ (trong đó có việc phân loại câu không đầy đủ theo phương thức cấu tạo), điều khiến chúng tôi băn khoăn nhiều là ranh giới giữa câu không đầy đủ được tạo ra bằng phép tỉnh lược (câu tỉnh lược) và câu không đầy đủ được tạo ra bằng phép tách câu (câu vốn là thành phần, bộ phận câu được tách ra). Theo Diệp Quang Ban, sự khác nhau chủ yếu giữa hai kiểu câu này là ở khả năng khôi phục lại thành phần bị lược bỏ hay thiếu vắng trong câu. Khảo sát trên cứ liệu “Truyện ngắn chọn lọc” Nguyễn công Hoan, chúng tôi gặp những trường hợp có thể luận giải theo cả hai khả năng. Chẳng hạn, thử xem xét các trường hợp sau đây.
(5) (Anh cứ hát.) Hết sức hát. Gò ngực mà hát. Há miệng ra mà hát. (Anh Xẩm,
tr.330-331)
(6) (Đến nơi, cô xổ khăn ra.) Lấy lược chải lại đầu tóc. Rồi rẽ đường ngôi. Rồi
uốn lại tóc cho cong xuống…(cô Kếu, gái tân thời, tr.149).
(7) (Bà giúi vào nó một cái thật mạnh.) Rồi lại nằm xuống. (Phành phạch, tr.380)
Trong ví dụ (4), câu thứ hai, xét theo phương thức cấu tạo, có thể hiểu theo hai cách:
- Coi là câu tỉnh lược chủ ngữ. Theo cách hiểu này, có thể bổ sung chủ ngữ bị tỉnh lược vào. Ví dụ: Họ lại tức dữ. Họ lại cho thêm một trận nữa.
- Coi là câu vốn là vị ngữ đồng loại được tách ra. Theo cách hiểu này, có thể nhập câu thứ hai vào câu thứ nhất. Ví dụ: Họ lại tức dữ, lại cho thêm một trận nữa.
Trong ví dụ (5), các câu từ thứ hai đến thứ tư cũng có thể luận giải theo hai cách:
- Coi đây là những câu tỉnh lược chủ ngữ. Theo cách luận giải này, có thể khôi phục lại chủ ngữ ở những câu đang xem xét như sau: Anh cứ hát. Anh hết
sức hát. Anh gò ngực mà hát. Anh há miệng ra mà hát.
- Coi đây là những câu vốn là vị ngữ đồng loại được tách ra. Theo cách luận giải này, có thể chuyển những câu đang xem xét thành vị ngữ đồng loại của câu đầy đủ đứng trước. Ví dụ: Anh cứ hát, hết sức hát, gò ngực mà há, há miệng ra mà hát.
Đối với các ví dụ (6), (7), những câu đứng sau câu đầu đều có khả năng luận giải theo hai cách tương tự, như với những câu ở ví dụ (4), (5). Chẳng hạn, ở ví dụ (6), đối với câu đứng sau, có thể thực hiện một trong hai khả năng tái lập: - Khôi phục lại chủ ngữ ở hai câu sau: “Đến nơi, cô xổ khăn ra. Cô lấy lược
khôi phục chủ ngữ phù hợp với cách luận giải coi hai câu sau là câu tỉnh lược chủ ngữ.
- Chuyển hai câu sau thành vị ngữ đồng loại của câu thứ nhất. Ví dụ: Đến nơi, cô xổ khăn ra, lấy lược chải lại mái, rồi rẽ đường ngôi, rồi uốn lại tóc cho cong xuống. Sự khôi phục này phù hợp với cách luận giải coi hai câu sau là câu vốn
là vị ngữ đồng loại được tách ra.
Sự phân tích trên đây cho thấy mặc dù cần thiết và có cơ sở phân biệt câu tỉnh lược với câu tách thành phần (câu dưới bậc) như Diệp Quang Ban chỉ ra nhưng cũng cần thừa nhận rằng ranh giới giữa hai loại câu này không phải luôn được thể hiện rõ ràng, dứt khoát. Do đó, trên thực tế, việc xác định, phân biệt rạch ròi hai loại câu này là điều rất khó thực hiện. Trong luận văn này, đối với trường hợp có hai khả năng luận giải và tái lập kiểu như trên đây, theo chúng tôi, cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xem xét, chọn giải pháp. (Nếu việc khôi phục lại yếu tố được giả định là bị tỉnh lược tạo nên những câu không tự nhiên, bình thường thì nên coi đó là phép tách câu).
2.2.4. Các kiểu câu tỉnh lược
2.2.4.1. Câu tỉnh lược chủ ngữ a) Nhận xét chung
Câu tỉnh lược chủ ngữ là câu trong đó có sự lược bỏ chủ ngữ bậc câu (chủ ngữ bậc 1, tức là chủ ngữ của cụm chủ vị nòng cốt). Sở dĩ cần nói rõ như trên đây là vì không phải mọi trường hợp lược bỏ chủ ngữ đều dẫn đến hệ quả là câu không đầy đủ (Chẳng hạn, ở câu: “Thị cười vì Ø nghĩ đến đàn con.”, mặc dù có sự tỉnh lược chủ ngữ ở trước động từ nghĩ đến (là trạng ngữ) nhưng điều đó không dẫn đến đến sự xuất hiện của câu không đầy đủ.
Kết quả khảo sát về câu không đầy đủ trong “Truyện ngắn chọn lọc” Nguyễn Công Hoan cho thấy, câu tỉnh lược chủ ngữ là kiểu câu tỉnh lược phổ biến nhất (chiếm 69,97% tổng số câu tỉnh lược).
Ví dụ:
(8) (Bọn bán hàng nhốn nháo.) Ø Chạy tứ tung. (Thằng ăn cắp, tr.114)
(9) (Bà ấy chạy sau rốt. Áo lấm. Khăn xổ. Tóc rũ.) Ø Ngửa mặt lên trời mà kêu. (Thằng ăn cắp, tr.114)
(10) (Nó vẫn chạy như quàng cả hai chân lên vai.) Ø Chạy hăng quá. (Thằng ăn cắp, tr.115)
(11) (Song anh vẫn hát, hát một mình…) Và thỉnh thoảng Ø lại giục: (Anh Xẩm, tr.330)
(12) (Ngày ấy, nó mới lên ba.) Ø Chẳng biết gì thương cậu nó cả, Ø chỉ biết
thương mợ mà thôi. (Nỗi vui sướng của thằng bé khốn nạn, tr.62).
Tính phổ biến của hiện tượng lược chủ ngữ có những nguyên nhân khác nhau trong đó có nguyên nhân thuộc về chính đặc điểm của thành phần câu này. Như đã biết, chủ ngữ là một trong các thành phần bắt buộc của câu (cùng với vị ngữ, bổ ngữ). Tuy nhiên, chủ ngữ khác với vị ngữ ở chỗ, nếu vị ngữ là thành phần chính duy nhất thì chủ ngữ chỉ là thành phần phụ như bổ ngữ. Điều này giải thích vì sao chủ ngữ dễ lược bỏ hơn vị ngữ (câu tỉnh lược vị ngữ chỉ chiếm 6,6%). Chủ ngữ khác với bổ ngữ ở chỗ tuy đều là thành phần phụ bắt buộc của câu nhưng chủ ngữ phổ biến hơn bổ ngữ. Chủ ngữ có khả năng xuất hiện bên bên tất cả các vị ngữ - vị từ (gồm vị ngữ là vị từ nội hướng và vị ngữ là vị từ ngoại hướng), còn bổ ngữ chỉ có khả năng xuất hiện bên vị ngữ là vị từ ngoại hướng. Vì câu có chủ ngữ phổ biến hơn (gồm tất cả các kiểu câu) câu có bổ ngữ nên hiện tượng lược bỏ chủ ngữ phổ biến hơn hiện tượng lược bỏ bổ ngữ là điều dễ hiểu.
Do tính phổ biến của câu tỉnh lược chủ ngữ nên luận văn sẽ dành sự quan tâm nhiều hơn cho kiểu câu tỉnh lược chủ ngữ.
Câu tỉnh lược chủ ngữ là phạm trù không thuần nhất. Dưới đây là một số kiểu câu tỉnh lược chủ ngữ thường gặp:
a) Câu tỉnh lược chủ ngữ với văn cảnh gần và văn cảnh gần xa. -Tỉnh lược chủ ngữ với văn cảnh gần
Trong trường hợp này, chủ ngôn (câu chứa chủ tố) và kết ngôn (câu chứa lược tố) là hai câu (phát ngôn) đứng liền nhau.
Ví dụ:
(13) (Cái áo ấy có hai công dụng.) Ø Vừa để che cái thân khẳng khiu, cho khỏi
rõ những mạch máu và bộ xương sườn vừa để che tạm thời các thứ lấy cắp.
(Bữa no …đòn, tr.233).
(14) (Bất đắc dĩ, con ngựa người lại phải kéo con người ngựa vậy.) Nhưng lần
này thì thật là Ø không buồn bước nữa. (Người ngựa và ngựa người, tr.58) - Tỉnh lược chủ ngữ với văn cảnh xa
Trong trường hợp này, chủ ngôn và kết ngôn đứng cách xa nhau. Ví dụ:
(15) (Suốt từ sáng, nó chỉ được có sáu đồng chinh và bát cơm nguội. Bát cơm ấy chưa đủ để bù vào chỗ nhịn hôm qua. Nhưng thôi làm quái gì cái vặt.) Ø Ăn
không ra bữa đã quen từ thuở bé.
Trong ví dụ (15), câu tỉnh lược chủ ngữ (nó) không liền sau câu là chủ ngôn (có chứa chủ tố) mà bị ngăn cách bởi hai câu.
Có trường hợp chủ ngôn và kết ngôn đứng cách xa nhau 10 câu. Ví dụ:
(16) (Trong khi chờ, khán giả cười to, nói lớn, nhổ bậy hoặc cãi nhau…).
Người ta xuỵt, người ta hét im nhưng ở cuối rạp Ø vẫn cười to, nói lớn, vẫn nhổ bậy, cãi nhau. (Đào kép mới, tr.300)
Trong ví dụ (16), chủ ngôn (câu thứ nhất) đứng cách xa kết ngôn (câu thứ hai) hơn 10 câu. Phù hợp với điều đó, chủ tố (khán giả) cũng đứng cách xa lược tố 10 câu.
b) Tỉnh lược chủ ngữ với chủ tố hiện diện và khiếm diện (chủ tố ẩn)
-Tỉnh lược chủ ngữ với chủ tố hiện diện.
Trong trường hợp này, chủ tố và câu chứa nó (chủ ngôn) có sự hiện diện trong phần văn bản ở trước câu tỉnh lược (kết ngôn).
Ví dụ:
(17) (Nó cần sống ngày hôm nay, về buổi chợ này.) Mà Ø chưa ăn cắp được thứ gì. (Bữa no … đòn, tr.234)
(18) (Thì nó liều.) Ø Liều chết để sống. (Bữa no … đòn, tr.234) Chủ tố ở ví dụ (17) và (18) có sự hiện diện và đều là nó.
Trong trường hợp chủ tố có sự hiện diện như trên đây, việc xác định và khôi phục lại lược tố sẽ thuận lợi.
- Tỉnh lược chủ ngữ với chủ tố khiếm diện (chủ tố ẩn)
Trong trường hợp này, chủ tố và câu chứa nó (chủ ngôn) không hiện diện trong văn bản.
Chẳng hạn, thử xem xét các ví dụ sau:
(19) (Một người qua đường đuổi theo nó. Hai người qua đường đuổi theo nó. Rồi hàng chục người.). Rồi Ø không đếm được bao nhiêu người nữa. (Thằng ăn cắp,
tr.114)
(20) (Bà ấy mệt quá.) Ø Không biết mất cái khăn, đôi khuyên hay năm đồng bạc?
Ø không biết bị nó đánh có đau không? Ø Chờ bà ấy đến sẽ rõ. (Thằng ăn cắp,
tr.117)
Trong ví dụ (19) có hiện tượng tỉnh lược chủ ngữ bên vị ngữ (không đếm
được) nhưng chủ tố và chủ ngôn không xuất hiện trong văn bản. Trong trường
hợp này, việc xác định chủ tố (khiếm diện), phải căn cứ vào sự suy đoán dựa theo ngữ cảnh. Chẳng hạn, có thể cho rằng chủ tố khiếm diện ở đây là “người
ta”. (Theo đó, có thể khôi phục lại lược tố như sau: Rồi người ta không đếm
được bao nhiêu người nữa.)
Ở ví dụ (20), có ba câu tỉnh lược chủ trong đó hai câu lược chủ ngữ trước