Câu không đầy đủ vốn là vị ngữ được tách ra thành câu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) câu không đầy đủ trong truyện ngắn chọn lọc của nguyễn công hoan xét về mặt ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng​ (Trang 63 - 65)

6. Cấu trúc của đề tài

2.3.1. Câu không đầy đủ vốn là vị ngữ được tách ra thành câu

Kiểu câu không đầy đủ này rất gần với câu tỉnh lược chủ ngữ như đã chỉ ra ở Mục 2.2. Vì vậy, trong việc xác định kiểu câu này, rất khó tránh được những trường hợp trung gian. Sự khảo sát cho thấy ở câu không đầy đủ vốn là vị ngữ được tách ra, vị ngữ được tách thường là vị ngữ đồng loại. Dưới đây là một số kiểu câu không đầy đủ vốn là vị ngữ được tách ra thành câu.

Ví dụ:

(77) (Chợ đã vãn dần.) Đã bớt bụi. Đã bớt tanh. Đã bớt hơi người. Đã bớt chen

chúc. (Bữa no ... đòn, tr.234)

Trong ví dụ trên đây có bốn câu đều có cấu tạo là cụm từ tương ứng với chức năng vị ngữ. Bốn câu này rất giống những tỉnh lược chủ ngữ. Tuy nhiên, theo chúng tôi nên coi đây là những câu không đầy đủ vốn là vị ngữ đồng loại được tách ra. Sở dĩ nói như vậy là vì nếu khôi phục lại chủ ngữ, ta sẽ thu được những câu không tự nhiên, bình thường. Trong trường hợp này, các vị ngữ đồng loại sở dĩ được tách ra vì chúng có số lượng lớn. Hơn nữa, việc tách các vị ngữ đồng loại ở đây còn có tác dụng nhấn mạnh vào thông tin nên ở mỗi vị ngữ. (78) (Thế mà bỗng dưng hôm nay, cô cứ thở vắn, thở dài.) Rồi lên giường đắp

Ở ví dụ (78) có hai câu có thể coi là vị ngữ đồng loại được tách thành câu (trong đó vị ngữ đồng loại ở câu thứ nhất được nối kết với vị ngữ đứng trước bằng quan hệ từ rồi chỉ quan hệ nối tiếp).

(79) (Bà ấy mệt quá.) Không lê được một bước. Không kêu được một tiếng.

(Thằng ăn cắp, tr.117)

(80) (Bà ấy đến). Hổn hển chẳng thở được (Thằng ăn cắp, tr.17)

Các ví dụ (79), (80) đều có những câu không đầy đủ vốn là vị ngữ đồng loại được tách ra thành câu. Các vị ngữ đồng loại này đều chỉ các hoạt động thuộc về chủ thể bà ấy.

(81) (Đến nơi, cô xổ khăn ra, lấy lược chải lại mái tóc.) Rồi rẽ đường ngôi. Rồi

uốn lại mái tóc cho cong xuống. (cô Kếu, gái tân thời, tr.149)

Trong ví dụ (81) có hai câu không đầy đủ có thể coi là vị ngữ đồng loại được tách ra, trong đó, cả hai đều được nối với vị ngữ đứng trước bằng quan hệ từ rồi chỉ quan hệ nối tiếp giữa các sự việc nêu ở vị ngữ.

(82) Và bụi. Và tanh. Và ồn ào. Và hơi người. Và chen chúc. Chợ họp mỗi lúc một đông....(Bữa no ...đòn, tr.232)

Trong ví dụ (82), ta được chứng kiến một cách dùng câu không đầy đủ khá độc đáo. Năm câu không đầy đủ (có thể coi là các vị ngữ đồng loại tách ra từ câu ở sau đó) được tác giả đặt ngay ở đầu văn bản. Cách đặt câu bất ngờ rất ít gặp này đã gây ấn tượng mạnh khi tác giả giới thiệu về tính chất của phiên chợ mà tác giả chọn làm khung cảnh của câu chuyện được kể. Năm câu không đầy đủ vốn là vị ngữ đồng loại nêu đây đều được nối với vị ngữ đứng sau (họp mỗi lúc một đông) và với nhau bởi quan hệ từ và chỉ quan hệ liệt kê.

(83) (Trong lúc thiêm thiếp, tôi chỉ còn nhớ bên tai văng vẳng những tiếng súng nổ dữ dội.) Rồi không hiểu thế nào nữa. (Chiến tranh, tr.541).

(84) (Nó khuỵu cẳng). Ngã phịch. (Bữa no... đòn,)

Ở ví dụ (83) có câu không đầy đủ vốn là vị ngữ đồng loại được tách ra thành câu. Vị ngữ này được nối kết với vị ngữ ở câu đứng trước bởi quan hệ từ

Ở ví dụ (84), “Ngã phịch” cũng là câu không đầy đủ vốn là vị ngữ đồng loại chỉ hoạt động nối tiếp hoạt động “khuỵu cẳng” nêu ở vị ngữ trong câu đứng trước. (85) (Một tốp người đi. Một tốp người lại. Tranh nhau đi lại rồi mắc ngẵng ở lối hẹp.) Ùn lại. (Bữa no …đòn, tr.232)

(86) (Nó cần sống hôm nay, về buổi chợ này.) Mà chưa ăn cắp được thứ gì cả. (Bữa no đòn, tr.234)

Trong ví dụ (85) “Ùn lại” là câu không đầy đủ (tương ứng với vị ngữ đồng loại được tách ra) chỉ trạng thái là hệ quả của các hoạt động nêu ở các vị ngữ đứng trước (đi lại, mắc ngẵng).

Trong ví dụ (86), ta có câu không đầy đủ vốn là vị ngữ chỉ hoạt động tương phản (đối lập) với hoạt động nêu ở vị ngữ trong câu đứng trước (cần

sống). Quan hệ tương phản (đối lập) giữa hai vị ngữ này được biểu thị bởi quan

hệ từ mà (cần sống.. mà chưa ăn cắp được gì).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) câu không đầy đủ trong truyện ngắn chọn lọc của nguyễn công hoan xét về mặt ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng​ (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)