Cấu trúc đề thuyết của câu không đầy đủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) câu không đầy đủ trong truyện ngắn chọn lọc của nguyễn công hoan xét về mặt ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng​ (Trang 81 - 85)

6. Cấu trúc của đề tài

3.3.2. Cấu trúc đề thuyết của câu không đầy đủ

3.3.2.1. Nhận xét chung

Cấu trúc đề thuyết của câu là một trong ba kiểu cấu trúc của câu thuộc bình diện ngữ dụng (bình diện giao tiếp, cú pháp giao tiếp). Xem xét câu không đầy đủ theo cấu trúc đề thuyết là xác định các thành tố đề ngữ (phần đề) và

thuyết ngữ (phần thuyết) của câu không đầy đủ với tư cách là một thông điệp

hay câu trong chức năng văn bản.

Đề ngữ hay phần đề là điểm xuất phát của thông báo. Khi nói một câu, người ta thường chọn một thành tố làm khởi điểm của thông báo. Thành tố đó được gọi là đề ngữ hay phần đề (đề). Phần còn lại của câu được dùng để thuyết minh, thông báo về phần đề được gọi là phần thuyết hay thuyết ngữ (thuyết) [20, 506]. Theo Nguyễn Văn Lộc và Nguyễn Mạnh Tiến [20,514-515], đề ngữ là thành tố được xác định theo một loạt đặc điểm về nội dung (tính xác định, tính được thuyết định, chỉ điểm xuất phát của thông báo) và hình thức (thường chiếm vị trí trước phần thuyết và có thể được biểu hiện bằng danh từ, cụm danh từ; vị từ, cụm vị từ). Đề ngữ thường được chia thành đề đề tài và đề tính thái.

Đề đề tài lại được chia thành đề bối cảnh (tương đương với khung đề ở Cao

Xuân Hạo) và đề sự kiện. Đề bối cảnh (khung đề) là kiểu đề nêu cảnh huống về thời gian, không gian, phạm vi, phương diện, điều kiện...trong đó diễn ra sự kiện (sự việc, sự tình). Kiểu đề này thường tương ứng với thành phần cú pháp của câu là trạng ngữ. Đề sự kiện là kiểu đề biểu thị sự vật, hoạt động, đặc điểm tham gia vào sự tình (sự việc) với tư cách là hạt nhân sự tình hoặc các tham thể cơ sở. Kiểu đề này về cơ bản, tương ứng với các thành phần cú pháp bắt buộc của câu như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ. (20, 515-515). Đề tình thái là kiểu đề biểu thị các ý nghĩa tình thái của câu (nêu ý dẫn nhập, xác nhận một ý kiến, nhận định, đánh giá, phỏng đoán về một sự việc, khả năng) [20, 515].

Tương ứng với phần đề là phần thuyết có chức năng thuyết minh (thuyết định), thông báo về điều được nêu lên ở phần đề. Về hình thức, phần thuyết thường đứng sau phần đề và thường được biểu hiện bằng vị từ (cụm vị từ) hoặc cụm chủ vị [20, 516].

Trên cơ sở cách hiểu về phần đề và phần thuyết như trên, dưới đây, chúng ta sẽ xem xét khái quát các kiểu cấu trúc đề thuyết của câu không đầy đủ trong “Truyện ngắn chọn lọc” Nguyễn Công Hoan.

3.3.2.2. Các kiểu cấu trúc đề thuyết của câu không đầy đủ trong “Truyện ngắn chọn lọc” Nguyễn Công Hoan.

Theo kết quả khảo sát, chúng tôi thấy theo cấu trúc đề thuyết, câu không đầy đủ trong “Truyện ngắn chọn lọc” Nguyễn Công Hoan gồm ba kiểu: câu không đầy đủ gồm cả phần đề lẫn phần thuyết, câu không đầy đủ chỉ gồm phần thuyết và câu không đầy đủ chỉ gồm phần đề .

1) Câu không đầy đủ có cấu trúc gồm cả phần đề lẫn phần thuyết

Kiểu câu này có thể gọi gọn là câu có cấu trúc đề thuyết. Cần chỉ ra rằng mặc dù phần đề trong nhiều trường hợp, thường trùng với chủ ngữ nhưng đề ngữ và chủ ngữ là hai thành tố thuộc hai bình diện khác nhau. Trên thực tế, đề ngữ không chỉ trùng với chỉ ngữ mà còn có thể tương ứng với bổ ngữ (ví dụ:

Cái cây đèn ấy, ông quý nó lắm.) hoặc trạng ngữ (ví dụ: Đêm hôm ấy, bà lăn lóc mãi không ngủ được.).

Câu không đầy đủ có cấu trúc đề thuyết trong “Truyện ngắn chọn lọc” Nguyễn Công Hoan thường là những câu tỉnh lược chủ ngữ, bổ ngữ hoặc câu không đầy đủ có cấu trúc đề thuyết (khung đề - thuyết ngữ) với chủ ngữ tỉnh lược.

Ví dụ:

(62) (Nó gật giúi dụi.) Mấy lần Ø suýt ngã. (Phành phạch) khung đề thuyết ngữ

(63) (Và khi đã hiến tất cả các bài anh thuộc, anh ngồi im lặng để chờ và nghe.)

Sau hết, Ø sờ tay vào lòng thau không để vét. (Anh Xẩm)

(64) (Tôi ngẫm nghĩ). Đêm hôm ấy về, Ø rơi nước mắt. (Tôi chủ báo, anh chủ khung đề thuyết ngữ

báo, nó chủ báo)

(65) (Người đàn bà nhà quê quay lại thì thấy trong nhà đèn điện sáng trưng, lố nhố bao nhiêu người hình như đang ăn uống.) Chỉ trông thấy có thế thì cửa lại

khép lại và có người đi ra. (Báo hiếu: trả nghĩa cha)

(66) (Dùng nó thì bác chẳng đáng, cái đó thì đã hẳn đi rồi.) Song, bán thì Ø biết

bán cho ai được? (Cái nạn ô tô)

Trong những câu (62), (63), (64), (65), (66) chỉ có khung đề (tương ứng với trạng ngữ và phần thuyết (tương ứng với vị ngữ), còn chủ đề (tương ứng với chủ ngữ) đều vắng mặt (bị lược bỏ).

- Câu không đầy đủ có cấu trúc chủ đề - thuyết ngữ (bổ ngữ bị tỉnh lược) Ví dụ:

(67) (Nó mở mắt ra nhìn), Họ lại uỵch. Họ lại thụi. Họ lại tát. Họ lại đá. (Thằng ăn cắp) đề thuyết đề thuyết đề thuyết đề thuyết (68) (Người ta đến càng đông. Vẫn đánh nó. Cả đòn càn, đòn gánh nữa.)

Người ta phang Ø cho sướng tay. (Bữa no..đòn)

đề thuyết

(69) (Rồi người ta giữ chặt lấy nó). Nhưng nó cúi đầu xuống để cắn Ø cho mau.

Người ta giằng Ø ra. (Bữa no ...đòn) đề thuyết

đề thuyết

(70) Người ta móc mồn nó, gang họng nó, quào chảy máu cả má nó.)

Nó cứ cố ghì, nhất định không nhả Ø. (Bữa no... đòn)

đề thuyết

Trong ví dụ (67), (68), (69), (70), mặc dù ở các câu không đầy đủ có sự tỉnh lược bổ ngữ nhưng chủ ngữ (chủ đề) và vị ngữ (phần thuyết) vẫn hiện diện. Đây chính là những câu có cấu trúc đề thuyết (chủ đề - thuyết) nhưng có sự tỉnh lược bổ ngữ. Điều vừa chỉ ra cho thấy câu có cấu trúc đề thuyết (và cấu trúc cú pháp chủ ngữ - vị ngữ) vẫn có thể là câu không đầy đủ.

- Câu không đầy đủ có cấu trúc đề thuyết (chủ đề - thuyết ngữ) với định ngữ bị tỉnh lược.

Ví dụ:

(71) (Ngoài đường phố, ở quảng trước cửa nhà có bữa tiệc này có một người đàn bà.) Lưng Ø/ khoác áo tơi tả, Đầu/ Ø đội chiếc nón nghệ, dáng điệu bỡ ngỡ.

đề thuyết đề thuyết

(Báo hiếu: trả nghĩa cha) (72) (Người đàn bà ấy trạc ngoài sáu mươi tuổi, trông rõ quê mùa đần ngốc.)

Mặt mũi Ø / đen đủi, dăn deo, xấu như con khỉ. Hai mắt Ø/ thì toét nhoèn những

đề thuyết đề thuyết

nhử. Hai tay Ø thì lóng cóng, lúng túng cởi mãi lấy được miếng trầu…

đề thuyết

(Báo hiếu: trả nghĩa cha) (73) (Anh ta trông dữ tợn vì hai con mắt trắng dã trên màu da mun.)

Song, bản tính Ø thực hiền lành, chất phác. (Sanandji)

đề thuyết

2) Câu không đầy đủ với cấu trúc chỉ có phần thuyết

Đây là kiểu phổ biến nhất của câu không đầy đủ xét theo cấu trúc đề thuyết. Ví dụ:

(74) (Nó vẫn chạy như khoàng cả hai chân lên vai.) Ø Chạy hăng quá. (Thằng ăn cắp)

(75) (Đôi giày của cụ thế nào hả cậu?) - Ø Mới nguyên, kiểu Gia Định, đế cờ -

lếp, mua những ngót ba đồng. (Cụ Chánh Bá mất giày)

(76) (Chợ đã vãn dần.). Ø Đã bớt bụi. Ø Đã bớt tanh. Đã bớt hơi người. Ø Đã

bớt chen chúc. (Bữa no... đòn, tr.234)

(77) (Nó đau quá.) Ø Nằm sóng soài không nói được nữa. (Thằng ăn cắp) (78) (Thì nó liều). Ø Liều chết để sống. (Bữa no... đòn, tr.234)

(80) (Thế thì chúng em xin lỗi các anh nhé.). Ø Đừng chê chúng em là rùa nhé. (Thanh! Dạ!)

(81) (Luôn hôm sau chúng tôi đi trinh thám.) Nhưng Ø không có kết quả gì.

(Cái lò gạch bí mật)

(82) (Chỉ tại thằng mày mà hỏng việc. Ø Đồ khốn nạn! (Cái lò gạch bí mật) (83) (Tao chúa ghét loại thi sĩ như này.) Ø Chỉ biết mơ mộng. (Cái tết của

những đại văn hào)

Trong những câu từ (74) đến (83) trên đây đều chỉ có phần thuyết.

3) Câu không đầy đủ với cấu trúc chỉ có phần đề

Ở kiểu câu này, phần đề thường là khung đề (tương ứng với trạng ngữ) và xét về cấu trúc thông tin là phần mang thông tin mới (cái mới).

Ví dụ:

(84) Sáng mồng một đầu năm. Từ tờ mờ sáng đến lúc tám chín giờ dần dần nhà

nào cũng lẹt đẹt một bánh pháo ngắn để đón xuân. (Cái tết của những đại văn hào) (85) Buổi hầu sáng hôm ấy. Con mẹ Nuôi tay cầm lá đơn, đứng ở sân công

đường. (Đồng hào có ma)

(86) Chiều xẩm. Mẹ về. (Nỗi lòng ai tỏ)

(87) Sáng sớm hôm sau. Bốn người hảo tâm đã sửa soạn đón khiêng đến đầu

ngõ nhà chị Cu....(Người thứ ba)

Những câu (in nghiêng) từ (84) đến (87) đều là các cụm danh từ chỉ thời gian vốn là khung đề (tương ứng với thành phần trạng ngữ) được tách ra thành câu. Bộ phận đứng sau chúng đều là các cụm chủ vị giữ vai trò phần thuyết (về cú pháp, là các cụm chủ vị tạo nên nòng cốt câu).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) câu không đầy đủ trong truyện ngắn chọn lọc của nguyễn công hoan xét về mặt ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng​ (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)