6. Cấu trúc của đề tài
2.2.4. Các kiểu câu tỉnh lược
2.2.4.1. Câu tỉnh lược chủ ngữ a) Nhận xét chung
Câu tỉnh lược chủ ngữ là câu trong đó có sự lược bỏ chủ ngữ bậc câu (chủ ngữ bậc 1, tức là chủ ngữ của cụm chủ vị nòng cốt). Sở dĩ cần nói rõ như trên đây là vì không phải mọi trường hợp lược bỏ chủ ngữ đều dẫn đến hệ quả là câu không đầy đủ (Chẳng hạn, ở câu: “Thị cười vì Ø nghĩ đến đàn con.”, mặc dù có sự tỉnh lược chủ ngữ ở trước động từ nghĩ đến (là trạng ngữ) nhưng điều đó không dẫn đến đến sự xuất hiện của câu không đầy đủ.
Kết quả khảo sát về câu không đầy đủ trong “Truyện ngắn chọn lọc” Nguyễn Công Hoan cho thấy, câu tỉnh lược chủ ngữ là kiểu câu tỉnh lược phổ biến nhất (chiếm 69,97% tổng số câu tỉnh lược).
Ví dụ:
(8) (Bọn bán hàng nhốn nháo.) Ø Chạy tứ tung. (Thằng ăn cắp, tr.114)
(9) (Bà ấy chạy sau rốt. Áo lấm. Khăn xổ. Tóc rũ.) Ø Ngửa mặt lên trời mà kêu. (Thằng ăn cắp, tr.114)
(10) (Nó vẫn chạy như quàng cả hai chân lên vai.) Ø Chạy hăng quá. (Thằng ăn cắp, tr.115)
(11) (Song anh vẫn hát, hát một mình…) Và thỉnh thoảng Ø lại giục: (Anh Xẩm, tr.330)
(12) (Ngày ấy, nó mới lên ba.) Ø Chẳng biết gì thương cậu nó cả, Ø chỉ biết
thương mợ mà thôi. (Nỗi vui sướng của thằng bé khốn nạn, tr.62).
Tính phổ biến của hiện tượng lược chủ ngữ có những nguyên nhân khác nhau trong đó có nguyên nhân thuộc về chính đặc điểm của thành phần câu này. Như đã biết, chủ ngữ là một trong các thành phần bắt buộc của câu (cùng với vị ngữ, bổ ngữ). Tuy nhiên, chủ ngữ khác với vị ngữ ở chỗ, nếu vị ngữ là thành phần chính duy nhất thì chủ ngữ chỉ là thành phần phụ như bổ ngữ. Điều này giải thích vì sao chủ ngữ dễ lược bỏ hơn vị ngữ (câu tỉnh lược vị ngữ chỉ chiếm 6,6%). Chủ ngữ khác với bổ ngữ ở chỗ tuy đều là thành phần phụ bắt buộc của câu nhưng chủ ngữ phổ biến hơn bổ ngữ. Chủ ngữ có khả năng xuất hiện bên bên tất cả các vị ngữ - vị từ (gồm vị ngữ là vị từ nội hướng và vị ngữ là vị từ ngoại hướng), còn bổ ngữ chỉ có khả năng xuất hiện bên vị ngữ là vị từ ngoại hướng. Vì câu có chủ ngữ phổ biến hơn (gồm tất cả các kiểu câu) câu có bổ ngữ nên hiện tượng lược bỏ chủ ngữ phổ biến hơn hiện tượng lược bỏ bổ ngữ là điều dễ hiểu.
Do tính phổ biến của câu tỉnh lược chủ ngữ nên luận văn sẽ dành sự quan tâm nhiều hơn cho kiểu câu tỉnh lược chủ ngữ.
Câu tỉnh lược chủ ngữ là phạm trù không thuần nhất. Dưới đây là một số kiểu câu tỉnh lược chủ ngữ thường gặp:
a) Câu tỉnh lược chủ ngữ với văn cảnh gần và văn cảnh gần xa. -Tỉnh lược chủ ngữ với văn cảnh gần
Trong trường hợp này, chủ ngôn (câu chứa chủ tố) và kết ngôn (câu chứa lược tố) là hai câu (phát ngôn) đứng liền nhau.
Ví dụ:
(13) (Cái áo ấy có hai công dụng.) Ø Vừa để che cái thân khẳng khiu, cho khỏi
rõ những mạch máu và bộ xương sườn vừa để che tạm thời các thứ lấy cắp.
(Bữa no …đòn, tr.233).
(14) (Bất đắc dĩ, con ngựa người lại phải kéo con người ngựa vậy.) Nhưng lần
này thì thật là Ø không buồn bước nữa. (Người ngựa và ngựa người, tr.58) - Tỉnh lược chủ ngữ với văn cảnh xa
Trong trường hợp này, chủ ngôn và kết ngôn đứng cách xa nhau. Ví dụ:
(15) (Suốt từ sáng, nó chỉ được có sáu đồng chinh và bát cơm nguội. Bát cơm ấy chưa đủ để bù vào chỗ nhịn hôm qua. Nhưng thôi làm quái gì cái vặt.) Ø Ăn
không ra bữa đã quen từ thuở bé.
Trong ví dụ (15), câu tỉnh lược chủ ngữ (nó) không liền sau câu là chủ ngôn (có chứa chủ tố) mà bị ngăn cách bởi hai câu.
Có trường hợp chủ ngôn và kết ngôn đứng cách xa nhau 10 câu. Ví dụ:
(16) (Trong khi chờ, khán giả cười to, nói lớn, nhổ bậy hoặc cãi nhau…).
Người ta xuỵt, người ta hét im nhưng ở cuối rạp Ø vẫn cười to, nói lớn, vẫn nhổ bậy, cãi nhau. (Đào kép mới, tr.300)
Trong ví dụ (16), chủ ngôn (câu thứ nhất) đứng cách xa kết ngôn (câu thứ hai) hơn 10 câu. Phù hợp với điều đó, chủ tố (khán giả) cũng đứng cách xa lược tố 10 câu.
b) Tỉnh lược chủ ngữ với chủ tố hiện diện và khiếm diện (chủ tố ẩn)
-Tỉnh lược chủ ngữ với chủ tố hiện diện.
Trong trường hợp này, chủ tố và câu chứa nó (chủ ngôn) có sự hiện diện trong phần văn bản ở trước câu tỉnh lược (kết ngôn).
Ví dụ:
(17) (Nó cần sống ngày hôm nay, về buổi chợ này.) Mà Ø chưa ăn cắp được thứ gì. (Bữa no … đòn, tr.234)
(18) (Thì nó liều.) Ø Liều chết để sống. (Bữa no … đòn, tr.234) Chủ tố ở ví dụ (17) và (18) có sự hiện diện và đều là nó.
Trong trường hợp chủ tố có sự hiện diện như trên đây, việc xác định và khôi phục lại lược tố sẽ thuận lợi.
- Tỉnh lược chủ ngữ với chủ tố khiếm diện (chủ tố ẩn)
Trong trường hợp này, chủ tố và câu chứa nó (chủ ngôn) không hiện diện trong văn bản.
Chẳng hạn, thử xem xét các ví dụ sau:
(19) (Một người qua đường đuổi theo nó. Hai người qua đường đuổi theo nó. Rồi hàng chục người.). Rồi Ø không đếm được bao nhiêu người nữa. (Thằng ăn cắp,
tr.114)
(20) (Bà ấy mệt quá.) Ø Không biết mất cái khăn, đôi khuyên hay năm đồng bạc?
Ø không biết bị nó đánh có đau không? Ø Chờ bà ấy đến sẽ rõ. (Thằng ăn cắp,
tr.117)
Trong ví dụ (19) có hiện tượng tỉnh lược chủ ngữ bên vị ngữ (không đếm
được) nhưng chủ tố và chủ ngôn không xuất hiện trong văn bản. Trong trường
hợp này, việc xác định chủ tố (khiếm diện), phải căn cứ vào sự suy đoán dựa theo ngữ cảnh. Chẳng hạn, có thể cho rằng chủ tố khiếm diện ở đây là “người
ta”. (Theo đó, có thể khôi phục lại lược tố như sau: Rồi người ta không đếm
được bao nhiêu người nữa.)
Ở ví dụ (20), có ba câu tỉnh lược chủ trong đó hai câu lược chủ ngữ trước vị ngữ là “không biết” còn câu sau lược chủ ngữ trước vị ngữ là “chờ”. Chủ tố tương ứng với lược tố (chủ ngữ tỉnh lược) ở các câu trên đây không hiện diện trong văn bản. Câu hỏi đặt ra ở đây là: Ai không biết? Ai chờ? Chỉ bằng sự suy đoán dựa vào ngữ cảnh, ta mới có thể xác định được chủ tố để có cơ sở khôi phục lại lược tố (chủ ngữ tỉnh lược). Chẳng hạn, đối với hai câu đầu, có thể cho
rằng chủ tố ẩn là “người ta.” Với câu sau, có thể xác định một cách tương đối
chủ ngữ ẩn là ta (chúng ta / mọi người).
c) Tỉnh lược chủ ngữ đồng chức năng và chuyển chức năng
- Tỉnh lược chủ ngữ đồng chức năng
Trong trường hợp này, chủ tố (yếu tố là cơ sở) và lược tố (chủ ngữ tỉnh lược) có cùng chức năng cú pháp.
Ví dụ:
(21) (Chẳng bao lâu, nó nhớ lại cảnh mình. Bỗng nó đâm liều). Chẳng liều Ø cũng chẳng làm thế nào được (Thế cho nó chừa, tr.249)
(22) (Và sau khi đã hiến hết các bài anh thuộc, anh ngồi im lặng để chờ và nghe). Sau hết, Ø sờ tay vào lòng thau không để vét. (Anh Xẩm, tr.331)
(23) (Thỉnh thoảng anh ta lại dỏng tai quay cổ, xem có ai gọi ở đằng xa không.)
Thì Ø chỉ thấy đánh đét, lòe một cái ở giữa đường, làm cho anh giật mình đánh thót. (Người ngựa và ngựa người, tr.53)
Trong những ví dụ vừa dẫn, chủ tố và lược tố đều có cùng chức năng chủ ngữ.
Ở ví dụ (21), chủ tố và lược tố là nó và đều là chủ ngữ. Ở các ví dụ (22), (23), chủ tố và lược tố đều là anh và đều là chủ ngữ.
- Tỉnh lược chủ ngữ chuyển chức năng
Trong trường hợp này, chủ tố và lược tố không cùng chức năng. Ví dụ:
(24) (Con cắn cỏ cắn rác, lạy các ông các bà, con chừa rồi.) Ø Đừng bắt con bỏ
bóp. (Thế cho nó chừa, tr.245)
(25) (Tao chúa ghét loại thi sĩ như mày). Ø Chỉ biết sống mơ mộng (Cái tết của những đại văn hào, tr.569)
Trong câu (24) chủ tố là các ông, các bà (giữ chức bổ ngữ sau động từ lạy), còn lược tố giữ chức năng chủ ngữ (bên động từ - vị ngữ bắt). Như vậy,
Trong câu (25), chủ tố là loại thi sĩ như mày giữ chức năng bổ ngữ, còn
lược tố lại giữ chức năng chủ ngữ, tức là cũng có kiểu tỉnh lược chuyển chức năng (từ bổ ngữ sang chủ ngữ).
d) Tỉnh lược chủ ngữ đơn và tỉnh lược chủ ngữ phức
- Tỉnh lược chủ ngữ đơn
Ở kiểu tỉnh lược này, chỉ có một lược tố, tức là một chủ ngữ bị tỉnh lược. Ví dụ:
(26) (Sở mật thám đã phái người đi dò la.) Nhưng Ø tuyệt vẫn chưa thấy gì. (Ông chủ báo chẳng bằng lòng, tr.75)
(27) (Bạch Nhạn nó mặc tân thời lắm). Ø Thử cởi cái quần thâm ra xem nào. (Cô Kếu, gái tân thời, tr.148)
(28) (Khách đến dự tiệc, toàn là hạng ông nọ, ông kia, danh giá mà ông chủ nói là chỗ thân tình.) Cho nên Ø cố mời cho kì được. (Báo hiếu: trả nghĩa cha,
tr.118)
- Tỉnh lược chủ ngữ phức
Ở kiểu tỉnh lược này, có từ hai lược tố trở lên, tức là có ít nhất hai chủ ngữ bị tỉnh lược.
Ví dụ:
(29) (Bà ấy mệt quá.) Ø Không lê được một bước. Ø Không kêu được một
tiếng. Cơ chừng Ø tiếc của. Cơ chừng Ø hết sức. Cơ chừng Ø hết hơi. (Thắng
ăn cắp, tr.117)
(30) (Anh cứ hát.) Ø Hết sức hát. Gò ngực mà hát. Ø Hát như con cuốc kêu thương. (Anh Xẩm, tr.330-331)
Trong ví dụ (29), có năm câu tỉnh lược chủ ngữ liên tiếp (năm kết ngôn) và phù hợp với điều đó, có có năm lược tố hay có năm chủ ngữ (bà) bị tỉnh
lược. Kiểu tỉnh lược này được gọi là tỉnh lược phức.
Trong ví dụ (30), có có ba kết tố và ba lược tố, tức là ba chủ ngữ bị tỉnh lược. Trên đây là trường hợp tỉnh lược chủ ngữ phức .
2.2.4.2. Câu tỉnh lược vị ngữ
Hiện tượng tỉnh lược vị ngữ không phổ biến như hiện tượng tỉnh lược chủ ngữ (chỉ chiếm 6,6%). Lí do của điều này đã được chỉ ra ở mục trình bày về hiện tượng tỉnh lược chủ ngữ. Hiện tượng tỉnh lược vị ngữ cũng không phong phú, phức tạp về kiểu loại như hiện tượng tỉnh lược chủ ngữ. Sự khảo sát cho thấy sự tỉnh lược vị ngữ thường diễn ra trong các trường hợp sau:
1) Khi vị ngữ chỉ sự diễn tiến (trôi qua) của thời gian.
Ví du:
(31) (Nó vẫn ăn. Ngon quá.)
Năm phút… Ø
Mười phút… Ø (Thằng ăn cắp, tr.113-114)
(32) (Đường lên huyện không xa, chẳng rõ vì sao lại có sự chậm chạp thế này được.) Nhưng một giờ Ø. Lại hai giờ Ø. Rồi nửa tháng. Lại một tháng Ø. (Ngậm cười, tr.281 ).
(33) Rồi nữa, một tháng, hai tháng Ø. (Ngậm cười, tr.281).
Trong những câu (31), (32), (33) vị ngữ tỉnh lược cần được hiểu là (trôi qua).
2) Khi vị ngữ chỉ những hành động nối tiếp nhau nhưng thuộc về các chủ thể khác nhau:
Ví dụ:
(34) (Một người qua đường đuổi theo nó. Hai người qua đường đuổi theo nó.)
Rồi ba bốn người, sáu bảy người Ø (Thằng ăn cắp, tr.114)
Trong câu (34) vị ngữ tỉnh lược là “đuổi theo”.
3) Khi vị ngữ là động từ chỉ hoạt động sở hữu (vừa có ý nghĩa tồn tại), có tác
dụng miêu tả sự có mặt của một loạt sự vật, hiện tượng.
(35) (Nó thu một tay vào bọc, méo mồm, nhăn mặt gãi quai hàm, sai mắt đi do thám) Hàng nồi: Ø đất. Hàng lưỡi cày: Ø sắt. Hàng thợ cao treo cái gương tư
mã trên thân cây: Ø lách tách, tóc. Hàng thợ may, ông phó may máy “pho”: Ø giẻ. (Bữa no…đòn)
Trong câu (35) vị ngữ tỉnh lược cần được hiểu là “chỉ có”.
4) Khi vị ngữ chỉ hoạt động tiêu biến
Ví dụ (36) (Thằng ranh con ngày trước nó vừa lảng vảng ở đây.) Vụt một
cái bây giờ cả nó lẫn tấm bánh… Ø (Thằng ăn cắp) 2.2.4.3. Câu tỉnh lược bổ ngữ
Câu tỉnh lược bổ ngữ chiếm 4.67% trong số câu tỉnh lược thành phần bắt buộc.
Thường gặp là những kiểu tỉnh lược bổ ngữ sau:
1) Tỉnh lược bổ ngữ với văn cảnh gần và xa a) Tỉnh lược bổ ngữ với văn cảnh gần
Ở kiểu tỉnh lược này, chủ ngôn và chủ tố đứng gần kết ngôn và lược tố. Ví dụ:
(37) (Thằng ăn cắp.). Ai đuổi Ø hộ tôi! (Thằng ăn cắp, tr.114)
(38) (Bà ấy ném vào lòng nó một mảnh vỏ quýt). Nó đỡ được Ø, bỏ Ø vào mồm
nhai gau gáu. (Thằng ăn cắp, tr.113)
(39) (Nó nói với bà bán bún riêu):
- Bán bán cho cháu một bát Ø (Thằng ăn cắp, tr.113)
(40) (Dại gì mà tha thằng ăn cắp?) Họ càng ghét Ø túm lại đánh Ø như mưa.
(Thằng ăn cắp, tr.116)
(41) (Bà ấy vồ lấy nó, vả lấy, vả để.) Bà ấy đánh Ø cứ tưởng mạnh… (Thằng ăn cắp, tr.117)
b) Tỉnh lược bổ ngữ với văn cảnh xa
Ở kiểu tỉnh lược này, chủ ngôn và chủ tố ở cách xa kết ngôn và lược tố (bổ ngữ bị lược bỏ).
Ví dụ:
(42) (Đôi giày của cụ như thế nào hở cậu?
Hỏi xong, nhà chủ sai người đi tìm Ø khắp mọi nơi: sau nhà, bờ giậu, xó bếp, ngoài vườn, chuồng trâu, cũi chó ... Càng không thấy Ø, chủ nhà càng lo.
(Cụ Chánh Bá mất giày, tr.142)
Trong ví dụ (42), chủ tố (đôi giày) và câu chứa nó (chủ ngôn) đứng cách kết ngôn và lược tố một câu hoặc hai câu.
2) Tỉnh lược bổ ngữ đồng chức năng và chuyển chức năng a) Tỉnh lược bổ ngữ đồng chức năng
Ở kiểu tỉnh lược này, chủ tố và lược tố có chức năng giống nhau. Ví dụ:
(43) (Nó đưa phắt củ khoai lên mồm, ngoạm một miếng tướng đại...) Nó nuốt lấy nuốt để Ø. (Bữa no... đòn, tr.235)
Trong ví dụ (43), chủ tố (củ khoai) và lược tố (miếng khoai) có cùng chức năng bổ ngữ.
b) Tỉnh lược bổ ngữ chuyển chức năng
Ở kiểu tỉnh lược này, chủ tố và lược tố (bổ ngữ bị lược bỏ) không thuộc cùng một kiểu chức năng. Đây là kiểu tỉnh lược bổ ngữ khá phổ biến.
Ví dụ:
(44) (Miếng khoai trôi xuống, cổ nó phình ra.) Nó lại vội vàng ngoạn miếng Ø
nữa, nhai ngấu nghiến. (Bữa no... đòn, tr.235-236)
(45) (Một thằng chạy.) Mấy trăm người đuổi Ø. (Thằng ăn cắp, tr.114) (46) (Nó lạy! Nó van!) Nhưng ai tha Ø (Thằng ăn cắp, tr.116)
(47) (Cụ ngồi một mình giữa sập và xơi riêng một mâm rượu đầy tú ụ). Nhà chủ không dám ghép ai ngồi hầu Ø mà cũng chẳng ai dám ngồi hầu Ø. (Cụ
Chánh Bá mất giày, tr.tr.141)
(48) (Cho đáng kiếp. Nó giật đôi khuyên vàng của người ta!)
Họ lại đánh Ø túi bụi, không tiếc tay. (Thằng ăn cắp, tr.116)
Trong ví dụ (44) chủ tố (củ khoai) giữ chức năng chủ ngữ còn lược tố của động từ ngoạm (miếng khoai) lại giữ chức năng bổ ngữ. Trong ví dụ (45),
chủ tố (một thằng) giữ chức năng chủ ngữ (xét trong mối quan hệ với vị ngữ
chạy), còn lược tố (đứng sau động từ đuổi) lại giữ chức năng bổ ngữ. Như vậy,
ở các ví dụ (44), (45) đã có kiểu tỉnh lược bổ ngữ chuyển chức năng. Nếu tiếp tục phân tích các ví dụ (46), (47), ta thấy cũng có kiểu tỉnh lược bổ ngữ chuyển chức năng.
3) Tỉnh lược bổ ngữ đơn và tỉnh lược bổ ngữ phức a) Tỉnh lược bổ ngữ đơn
Ở kiểu tỉnh lược này, chỉ có một lược tố, tức là một bổ ngữ bị tỉnh lược lược tố
Ví dụ:
(49) (Nó bị đánh túi bụi). Nhưng nó chẳng quan tâm Ø. (Bữa no…đòn, tr.236) (50) (Người ta đến càng đông…) Người ta phang Ø cho sướng tay. (Bữa
no…đòn, tr.236)
(51) (Người ta móc mồm nó, gang họng nó). Nó cố ghì, nhất định không nhả Ø. (Bữa no…đòn, tr.236)
(52) (Bà ấy múc cho nó một bát đầy). Nó ăn Ø. (Thằng ăn cắp, tr.113)
Trong mỗi ví dụ trên đây đều chỉ có một lược tố (một bổ ngữ bị tỉnh lược).
b) Tỉnh lược bổ ngữ phức
Ở kiểu tỉnh lược này, có hai lược tố (bổ ngữ bị tỉnh lược) trở lên.
(53) (Nó mở mắt ra nhìn.) Họ lại uỵch Ø. Họ lại thụi Ø. Họ lại tát Ø. Họ lại đá. Ø (Thằng ăn cắp, tr.116)
Trong ví dụ (53), có bốn kết ngôn, đồng thời, cũng có bốn lược tố (bốn bổ ngữ bị tỉnh lược) sau các động từ ngoại động: uỵch, thụi, tát, đá.
2.2.4.4. Câu tỉnh lược chủ ngữ, vị ngữ
Kiểu tỉnh lược này không phổ biến (chỉ chiếm 6,96%) và cũng không phức tạp về kiểu loại như tỉnh lược chủ ngữ, bổ ngữ.
Ví dụ:
(54) (Thế nào ta cũng nài thêm bà ấy mở hàng cho một hào nữa là chín). Ø Ø
(55) Y hẹn... ). Ø Ø Không sai một phút (Thanh! Dạ!, tr.239)
(56) Bà nằm sấp, chân co, chân duỗi, úp mặt xuống, nhắm mắt sẵn, thỉnh thoảng giục;)
- Ø Ø Mạnh vào một tí. (Phành phạch, tr.379)
Trong ví dụ (54), chủ ngữ, vị ngữ bị tỉnh lược là “ta sẽ có” (Ta sẽ có chín hào.)
Trong ví dụ (55), chủ ngữ, vị ngữ bị tỉnh lược là “chúng tôi đến” (Chúng
tôi đến không sai một phút.)
Trong ví dụ (56), chủ ngữ, vị ngữ bị tỉnh lược là mày quạt (Mày quạt
mạnh vào một tí.).
5) Tỉnh lược chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ
Kiểu tỉnh lược này ít gặp (chỉ chiếm 4.76%). Ví dụ:
(57) (Nó mở mắt ra nhìn. Họ lại uỵch. Họ lại thụi. Họ lại tát. Họ lại đá.) Ø Ø Ø
Không tiếc tay (Thằng ăn cắp, tr.116)
Trong ví dụ này, có sự tỉnh lược cả chủ ngữ, vị ngữ lẫn bổ ngữ (Họ đánh
nó không tiếc tay.)
(58) Ø Ø Ø Vẫn cẳng chân. Ø Ø Ø Vẫn cẳng tay. Ø Ø Ø. Vẫn đòn càn. Ø Ø Ø
0 Vẫn đòn gánh. (Bữa no…đòn, tr.236)
Ở ví dụ (58), những câu tỉnh lược đều có dạng cấu tạo chỉ có thành phần trạng ngữ, còn chủ ngữ (họ), vị ngữ (đánh), bổ ngữ (nó) đều bị tỉnh lược (khôi phục: Họ vẫn đánh nó bằng cẳng chân. Họ vẫn đánh nó bằng cẳng tay. Họ vẫn
đánh nó bằng đòn càn. Họ vẫn đánh nó bằng cả đòn gánh nữa). 2.2.4.6. Câu tỉnh lược chủ ngữ, bổ ngữ
Kiểu tỉnh lược này (chiếm 5,95%). Ví dụ:
- Ø Trả Ø tao đây. ( Thằng ăn cắp, tr.117)
(60) (Anh này hiểu ý ra hiên đứng nhìn, rồi đến cạnh cụ, cúi xuống nhặt..) Rồi
Ø thu thu vào Ø trong bọc, rồi lén ra ngoài. Rồi Ø giơ thẳng cánh tay, ném đánh tõm Ø xuống nước. (Cụ Chánh Bá mất giày, tr.141)
(61) (Rồi biết thế nguy, nó không nhai, trợn mắt lên để nuốt chửng.) Rồi Ø lại hấp tấp ngốn luôn miếng Ø nữa. (Bữa no... đòn, tr.236)
Trong ví dụ (59, có sự tỉnh lược chủ ngữ (mày) và bổ ngữ (tiền) bên động từ - vị ngữ trả: Mày trả tiền tao đây. Ở ví dụ (60), có sự tỉnh lược chủ ngữ) (anh
ta) và bổ ngữ (đôi giày): Rồi anh ta thu đôi giày vào trong bọc, lén ra ngoài ao. Rồi anh ta giơ thẳng cánh tay ném đôi giày đánh tõm xuống nước.). Ở ví dụ (61),
có sự tỉnh lược chủ ngữ (nó) và bổ ngữ (khoai). Dạng đầy đủ của câu tỉnh lược chủ ngữ, bổ ngữ ở ví dụ (61) là: Rồi nó lại hấp tấp ngốn luôn miếng khoai nữa.
2.2.4.7. Câu tỉnh lược định ngữ của danh từ chỉ bộ phận bất khả li
Danh từ chỉ bộ phận bất khả li là các danh từ chỉ bộ phận của người hay động vật. Chúng gắn chặt với chỉnh thể (không tách rời khỏi chỉnh thể) như:
đầu, mình, mặt, mũi, tai, mắt, chân, tay... Do sự chuyển nghĩa, danh từ chỉ bộ
phận bất khả li cũng có thể chỉ bộ phận của đồ vật hay vật thể nói chung. (Ví dụ: đầu núi, đầu sông, mặt bàn, chân ghế).
Một trong những đặc điểm ngữ pháp của danh từ chỉ bộ phận bất khả li là thường đòi hỏi có yếu tố là định ngữ chỉ chỉnh thể đi kèm hoặc xuất hiện trong cùng câu hay ở gần đó.
Chẳng hạn, ở câu (62) Người ta móc mồm nó, gang họng nó.. (Bữa no...
đòn), sau các danh từ chỉ bộ phận bất bất khả li (mồm, họng) phải có định ngữ
nó thì câu mới rõ nghĩa. Như vậy, định ngữ của danh từ chỉ bộ phận bất khả li
được coi là thành phần bắt buộc của câu.